19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước có “chuyển mình” sau 5 năm về “siêu ủy ban”?

Sau 5 năm chuyển về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, quy mô tổng tài sản của 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, 19 “ông lớn” này vẫn chưa phát huy hết hiệu quả nguồn lực vốn, tài sản được Nhà nước giao.

Tại tọa đàm “Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: Nhìn lại và hướng tới" do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp với Báo Đầu tư tổ chức ngày 26/9, ông Phạm Văn Sơn, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá, sau 5 năm chuyển về "siêu ủy ban", 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã có những thay đổi đáng kể song bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.

Chưa phát huy hết hiệu quả nguồn lực vốn, tài sản được Nhà nước giao

Ông Sơn cho biết, so với năm 2018 (thời điểm chuyển về Ủy ban), đến cuối năm 2022, tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã tăng từ 1.055.618 tỷ đồng lên 1.154.600 tỷ đồng.

Tổng tài sản hợp nhất cũng tăng từ 2.359.693 tỷ đồng lên 2.490.832 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ khoảng 63% tổng vốn chủ sở hữu và 65% tổng tài sản của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong cả nước.

Tính riêng năm 2022, tổng doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty đạt 1.871.050 tỷ đồng, chiếm 20% GDP cả nước (tăng 0,6% so với năm 2018). Đáng chú ý, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã đạt doanh thu kỷ lục kể từ khi thành lập đến nay; tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 103.309 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước hợp nhất đạt 227.990 tỷ đồng.

Ông Sơn cho biết thêm, sau 5 năm chuyển về Ủy ban quản lý, 19 tập đoàn, tổng công ty này đã phê duyệt/triển khai thực hiện/hoàn thành đầu tư 185 dự án nhóm A, 455 dự án nhóm B. Cũng trong giai đoạn 2018-2023, Ủy ban đã chỉ đạo, phối hợp với các tập đoàn, tổng công ty thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển với tổng giá trị đầu tư ước đạt gần 769.969 tỷ đồng.

z4727788721557-293001668408d59a049936498e7c8356-4017.jpg
Ông Phạm Văn Sơn, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Sau 5 năm nhìn lại, bên cạnh những kết quả bước đầu, Vụ trưởng Vụ tổng hợp cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như các tập đoàn, tổng công ty chưa phát huy hết hiệu quả nguồn lực vốn, tài sản được Nhà nước giao trong việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, kiểm soát chất lượng thông qua lựa chọn và kiểm soát nhà thầu, xử lý phát sinh trong quá trình thực hiện, đặc biệt là các dự án lớn, quan trọng.

Cùng với đó, các tập đoàn, tổng công ty cũng phân bổ nguồn vốn đầu tư chưa tập trung vào các ngành, lĩnh vực có tính dẫn dắt, tạo động lực. Chưa có các sản phẩm, dịch vụ trong các ngành công nghệ cao, công nghệ lõi, có tính chất lan tỏa hoặc có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng doanh nghiệp.

Hoạt động đầu tư chủ yếu vẫn mang tính đơn lẻ, chưa có sự phối hợp, liên kết, tận dụng thế mạnh của hệ thống các DNNN trong các lĩnh vực để thực hiện các dự án lớn, trọng điểm, đặc biệt là vấn đề thu xếp vốn cho dự án.

Ngoài ra, một số dự án đầu tư ra nước ngoài có vốn đầu tư lớn nhưng không thành công, rủi ro cao như dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, khai thác khoáng sản hoặc các dự án đầu tư tại các quốc gia bất ổn về chính trị,… dẫn đến thua lỗ trong nhiều năm, tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý.

Quảng cáo

Doanh nghiệp Nhà nước chậm chuyển mình

Cũng tại tọa đàm, nhìn nhận về những hạn chế nói chung của DNNN, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho rằng, các DNNN đang chậm chuyển mình trong thời đại, bối cảnh mới; vai trò dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác chưa được phát huy rõ nét.

“DNNN có hiệu quả hoạt động tốt nhưng chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, đặc biệt là khối tổng tài sản lên tới hơn 3,7 triệu tỷ đồng của đất nước. Chất lượng, hiệu quả của DNNN chủ yếu xuất phát từ những DNNN quy mô lớn, hoạt động hiệu quả ở các ngành, lĩnh vực có lợi thế tự nhiên như khai thác khoáng sản, dầu khí hoặc thống lĩnh thị trường do lịch sử để lại như viễn thông, tài chính tín dụng mà chưa dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và năng lực đổi mới sáng tạo”, ông Trung đánh giá.

img-1695694843738-1695695064866-0.jpg
Ông Đỗ Thành Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới và tiếp tục triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với DNNN, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung đề xuất, cần đánh giá lại vị thế, vai trò của DNNN từ đó làm rõ mục tiêu sắp xếp, cải cách khu vực DNNN phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam.

Đồng thời, ông cho rằng phải đưa ra các định hướng đổi mới phương thức quản lý phần vốn nhà nước của doanh nghiệp theo hướng tiếp tục đẩy mạnh phân công, phân cấp việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong bối cảnh mới, đặc biệt là giải pháp nào nâng cao vai trò của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

“Với việc quản lý 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước lớn, nắm giữ 1,1 triệu tỷ đồng trong tổng số 3,7 triệu tỷ đồng tài sản của toàn bộ khối DNNN, Ủy ban cần thực hiện vai trò của người nhạc trưởng trong việc điều phối, huy động nguồn lực của 19 doanh nghiệp phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội”, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung nhấn mạnh.

Ngoài ra, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị cần đánh giá rõ hơn về tình hình thực hiện đầu tư và hiệu quả đầu tư của DNNN trong thời gian qua để từ đó xác định được những vướng mắc, khó khăn cần tháo gỡ.

Cũng như, cần xác định rõ những ngành, lĩnh vực ưu tiên đầu tư của DNNN trong giai đoạn tới và phát triển các DNNN quy mô lớn thực hiện vai trò tiên phong, dẫn dắt trong bối cảnh mới với phương châm “lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, ngoại lực là quan trọng và đột phá”.

“DNNN cần làm những việc lớn, việc khó, việc mới để tạo lực cho phát triển kinh tế, nhường dư địa phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ở những lĩnh vực khác. Các lĩnh vực như điện gió ngoài khơi, hydrogen xanh hay công nghiệp bán dẫn… là những lĩnh vực đòi hỏi sự tham gia của các DNNN, đặc biệt là DNNN quy mô lớn”, ông Trung nói.

Trong khi đó, đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, ông Phạm Văn Sơn cho rằng, cần phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn nữa cho Ủy ban.

“Cần sớm sửa Luật số 69/2014/QH13 và Nghị định số 131/2018/NĐ-CP để Ủy ban được phân quyền, phân cấp mạnh hơn. Đặc biệt, là quyền điều phối nguồn vốn của các doanh nghiệp vì có những doanh nghiệp có nguồn vốn dư thừa nhưng hiện nay chưa sử dụng được, trong khi có những doanh nghiệp đang cần nhưng Ủy ban không được phân quyền vì luật không cho phép điều phối. Đây là mấu chốt quan trọng nhất”, ông Sơn nêu kiến nghị.

19 tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp làm đại diện chủ sở hữu Nhà nước, bao gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Viễn thông MobiFone (Mobifone), Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe), Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1), Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Thế Giới Di Động sẽ hưởng lợi lớn từ việc truy thu thuế kinh doanh online?

DSC cho rằng, việc truy thu thuế từ hoạt động kinh doanh online sẽ tạo sân chơi công bằng hơn, khi Thế Giới Di Động sẽ không phải đối mặt với áp lực cạnh tranh không công bằng từ các đối thủ kinh doanh online.

Lãnh đạo cấp cao tại Thế giới Di động hoàn tất bán ra cổ phiếu MWG, thu về hàng chục tỷ đồng “Đem tiền” đầu tư lượng lớn cổ phiếu MWG, HPG, FRT, một doanh nghiệp tạm lãi gần 200 tỷ đồng

BacABank (BAB) báo lãi 650,6 tỷ đồng 9 tháng đầu năm, nợ xấu tăng hơn 50%

BacABank (BAB) báo lãi 650,6 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Đáng chú ý, nợ xấu nội bảng của nhà băng này tăng 50% so với đầu năm lên hơn 1.375 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm hơn 58,6%, …

BAC A BANK giành giải "Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2023" Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) khai trương Chi nhánh Cà Mau

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Vinhomes tách công ty quy mô 18.500 tỷ đồng chuyên quản lý khu công nghiệp thành 3 công ty con 100 triệu cổ phiếu đầu tiên "về túi" Vinhomes trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp buôn thực phẩm mua 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Chủ tịch Digiworld không còn là cổ đông lớn Viettel Construction

Công ty CP Đầu tư Phát triển Quang Kim báo cáo đã mua vào 17,2 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam vào ngày 11/11, nâng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên 0,577%.

Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023 Viettel Construction báo lãi kỷ lục năm 2023