7 lý do gây khó dự đoán triển vọng ngành thép thế giới năm 2024

Trong bối cảnh lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu, hãng khai thác mỏ ‘khổng lồ’ BHP đến nay vẫn chưa chắc chắn triển vọng ngành thép do yếu tố Trung Quốc - nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới.

7 lý do gây khó dự đoán triển vọng ngành thép thế giới năm 2024

Kết quả lợi nhuận của ngành thép Trung Quốc trong tài khóa 2023 không khả quan trong bối cảnh lĩnh vực bất động sản chưa thoát khỏi khủng hoảng, số nhà mới xây sụt giảm, lĩnh vực máy móc, thiết bị, dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng và nhiều lĩnh vực khác trì trệ.

Báo cáo mang tên ‘Triển vọng kinh tế và hàng hóa’ mới nhất của BHP, công bố ngày 20/2, cho thấy sản lượng thép toàn cầu năm tài chính 2023 chỉ tăng 0,1% lên 1,89 tỷ tấn, điều mà BHP gọi là “sự nối tiếp yếu kém” sau mức giảm 4% trong năm tài chính 2022. Trong báo cáo, hãng khai thác mỏ hàng đầu thế giới cho biết tốc độ sản xuất thép toàn cầu trong năm tài chính 2023, kết thúc vào tháng 6 năm 2023, phù hợp với hiệu quả hoạt động của ngành thép ở các khu vực phát triển, chứ không phải ở các thị trường mới nổi đông dân - dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ.

“(Trung Quốc đại lục và Ấn Độ), đúng như dự đoán, là 2 ‘nguồn ổn định’ chung cho nhu cầu hàng hóa toàn cầu trong niên lịch 2023 (năm bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 12), và chuỗi giá trị sản xuất thép chiếm vị trí trung tâm, nhưng sự mất kết nối đối với các nước đang phát triển xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, có thể là do cách thống kê.

BHP cho biết, một phương pháp thống kê thay thế về sản xuất của Trung Quốc, dựa trên các chỉ số vật lý về tiêu thụ nguyên liệu và dữ liệu khảo sát về việc sử dụng công suất, sẽ bổ sung thêm khoảng 30 triệu tấn vào số liệu chính thức, nâng tốc độ tăng trưởng thép thế giới lên khoảng 1,5%.

Dưới đây là 7 lý do chính khiến BHP chưa chắc chắn về triển vọng thị trường thép toàn cầu năm 2024:

1. Sản lượng và xuất khẩu thép Trung Quốc và Ấn Độ năm 2023 vẫn cao

Trung Quốc ghi nhận năm thứ 5 liên tiếp sản lượng thép thô đạt trên 1 tỷ tấn nhờ nhu cầu vững chắc từ các lĩnh vực phi nhà ở.

Ngành thép của nước này cũng chứng kiến sự gia tăng đáng kể về xuất khẩu ròng, với tổng kim ngạch đạt mức cao nhất trong 7 năm vào năm tài chính 2023. Xuất khẩu đã tăng lên 98 triệu tấn vào năm 2023, cao nhất kể từ 2016.

Ngành thép Ấn Độ cũng có năm 2023 mạnh mẽ với sản lượng thép thô đạt 140 triệu tấn, tăng 12% so với năm 2022 và tăng 40% kể từ năm 2020.

Thị trường Ấn Độ được xem là ngôi sao sáng duy nhất trên thị trường thép châu Á năm 2023 trong bối cảnh nhu cầu yếu và dư cung liên tục trong khu vực; với nhu cầu trong nước vẫn mạnh mẽ bất chấp những cơn gió ngược trên toàn cầu và lãi suất tăng.

Các thương gia ngành thép cho rằng khả năng phục hồi của thị trường Ấn Độ là nhờ đầu tư ổn định vào nước này trong bối cảnh Chính phủ Ấn Độ tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng trước cuộc tổng tuyển cử vào năm 2024, cùng với tốc độ tăng dân số nhanh chóng và xu hướng đô thị hóa ngày càng tăng ở nước này.

2. Tỷ lệ sử dụng lò cao mạnh mẽ ở Trung Quốc

Tỷ lệ sử dụng lò cao (BF) của Trung Quốc đạt mức trung bình cao 88% trong nửa đầu năm 2023 và 90% trong nửa cuối năm, đạt 89,1% trong cả năm, so với tỷ lệ 84% của năm tài chính 2022.

BHP cho biết BF có thể chạy ở tốc độ cao v: (1) hoạt động sản xuất tại các lò hồ quang điện (EAF) bị hạn chế do thiếu khả năng cạnh tranh, nhu cầu thép xây dựng yếu, phế liệu sẵn có giảm và mất lợi nhuận; (2) nguồn cung thép dồi dào trên thị trường xuất khẩu toàn cầu và (3) hoạt động của ngành thép dẹt năm 2023 tương đối ổn định, với nhu cầu tăng 2% so với năm 2022, trong đó riêng nửa cuối năm 2023 tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước.

Quảng cáo

3. Lợi nhuận thực tế của các nhà sản xuất thép Trung Quốc thấp

Tỷ suất lợi nhuận thực hiện của các nhà sản xuất thép Trung Quốc trong suốt năm tài chính 2023 ở mức rất thấp. BHP ước tính rằng tỷ suất lợi nhuận của các lò BF-BOF (lò cao-lò oxy cơ bản) trung bình là khoảng 7 USD/tấn trong niên lịch 2022, nhưng đã giảm xuống mức âm 6 USD/tấn trong năm tài chính 2023.

4. Dự đoán sản lượng thép của Trung Quốc năm 2024 ổn định

Ước tính sơ bộ của BHP về sản lượng thép thô của Trung Quốc vào năm 2024 nằm trong khoảng từ 1 đến 1,1 tỷ tấn – kéo dài chuỗi 5 năm liên tiếp ổn định (2019-2023) lên thành 6 năm.

BHP cho biết số liệu thống kê chính thức thậm chí có thể chỉ ra kết quả không thay đổi so với 1,019 tỷ tấn công bố về năm 2023.

BHP lưu ý rằng sản xuất có thể bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm sản lượng bắt buộc có thể xảy ra ở Trung Quốc, song cho biết thêm: “hàng năm, quy mô, thời gian và mức độ nghiêm trọng của bất kỳ đợt cắt giảm tiềm năng nào đều không chắc chắn”. Nhìn chung, BHP đến thời điểm hiện tại chưa thể chắc chắn về triển vọng sản lượng thép thô Trung Quốc trong năm tài chính 2024.

5. Xuất khẩu thép của Trung Quốc năm 2024 sẽ giảm

BHP dự đoán xuất khẩu thép ròng của Trung Quốc vào năm 2024 sẽ giảm so với năm 2023, ở mức hơn 87 triệu tấn, do Bắc Kinh nỗ lực hạn chế sản xuất thép, nhưng mức giảm sẽ không nhiều và khó có thể xuống dưới dưới mức 54 triệu tấn của năm 2022 do lợi thế về giá cả của thép Trung Quốc so với các xuất xứ khác trên thị trường quốc tế.

202402280531321-7468.gif

Tính toán của Fastmarkets về chỉ số giá thép HRC thép xuất khẩu hàng ngày, FOB cảng chính Trung Quốc (đạt trung bình 574,51 USD/tấn vào năm 2023)

6. Nhu cầu của lĩnh vực sử dụng đầu cuối ở Trung Quốc sẽ không đồng đều vào năm 2024

BHP đang rất cân nhắc khi đánh giá triển vọng nhu cầu của các lĩnh vực tiêu dùng đầu cuối đối với thép ở Trung Quốc trong năm 2024, bao gồm tốc độ, quy mô và cơ cấu của quá trình phục hồi xây dựng nhà ở cũng như tỷ lệ sử dụng thép trên cùng một đơn vị GDP. Hiện BHP vẫn không chắc chắn về triển vọng nền kinh tế Trung Quốc năm 2024, và hiện cho rằng GDP thực tế sẽ tăng từ 4,5% đến 5%, sau mức tăng trưởng 5,2% vào năm 2023, và sẽ tiếp tục sự yếu kém rõ rệt trong lĩnh vực khởi công nhà ở, cơ sở hạ tầng, sản xuất máy móc, thiết bị… trong khi chưa chắc chắn về các lĩnh vực ô tô, đóng tàu, hàng tiêu dùng…

7.Trung Quốc sẽ tăng lượng thép dự trữ vào giữa thế kỷ này

Về lâu dài, BHP tin rằng Trung Quốc sẽ tăng lượng thép tồn kho tích lũy (hiện khoảng 9 tấn bình quân đầu người) thêm từ 1,5 đến 1,75 lần khi tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 80%. Hãng cũng dự kiến nước này sẽ cải thiện mức sống tương tự như các quốc gia hiện đang ở rìa khung thu nhập cao vào giữa thế kỷ này.

“Tồn trữ hiện tại của Trung Quốc vẫn thấp hơn nhiều so với mức hiện tại của Mỹ là khoảng 12 tấn bình quân đầu người. Đức, Hàn Quốc và Nhật Bản, đều có những điểm chung với Trung Quốc về chiến lược phát triển, cơ cấu ngành, địa lý kinh tế và nhân khẩu học, thậm chí còn có lượng tồn kho cao hơn Mỹ”, BHP cho biết.

Nguồn: Fastmarkets

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Mỹ áp thuế 104% lên hàng hóa Trung Quốc, thuế đối ứng với 185 nền kinh tế bắt đầu hiệu lực hôm nay, ngày 9/4

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang thực hiện lời đe dọa áp thêm thuế 50% lên hàng hóa Trung Quốc, ngoài mức thuế đối ứng 34%, nâng tổng mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc lên 104%. Mức thuế mới cao này đối với Trung Quốc và 184 đối tác thương mại

Các ngành hàng nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp nếu Việt Nam bị áp thuế đối ứng từ Mỹ? GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ?

Nhà đầu tư tìm đến yên Nhật giữa căng thẳng thuế quan

Giữa lúc căng thẳng thuế quan toàn cầu ngày càng leo thang, giới đầu tư đang có xu hướng rút khỏi các tài sản rủi ro để tìm đến những "nơi trú ẩn an toàn". Trong số đó, đồng yên Nhật nổi lên như một lựa chọn đáng tin cậy.

Đồng Yên Nhật gặp 2 vấn đề quan trọng vào năm 2024 Đồng yên Nhật tiếp tục đà rớt giá, chạm mức thấp nhất trong gần 40 năm so với USD

Tổng thống Mỹ Donald Trump gián tiếp đẩy giá vàng lên các mức cao kỷ lục

Các nhà đầu tư đang đổ xô vào vàng như “nơi trú ẩn an toàn” trong bối cảnh biến động chính trị và kinh tế liên quan đến các chính sách của chính phủ mới của Mỹ, tạo thêm động lực thúc đẩy giá vàng liên tiếp lập những kỷ lục mới.

Giá vàng SJC tăng 'sốc' 1,5 triệu đồng mỗi lượng Giá vàng tạo đỉnh lên tới 101,5 triệu đồng/lượng vàng SJC trước ngày chính sách thuế của Mỹ có hiệu lực

Kỳ vọng lạm phát tăng cao ảnh hưởng thế nào đến con đường cắt giảm lãi suất của FED?

Các gia đình Mỹ đang ngày càng kém lạc quan hơn về triển vọng kinh tế, nhưng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể không muốn phản ứng mạnh mẽ với nền kinh tế yếu đi trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng rằng chính sách thương mại của chính quyền Tổ

Vàng bị bán ồ ạt sau cuộc họp của FED, giá mất mốc 2.600 USD/ounce Giá vàng giảm đột ngột sau thông tin về lãi suất của Fed

Mỹ siết chặt chính sách thuế quan, dòng tiền phân hoá trên thị trường hàng hoá

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục với những diễn biến giằng co trong phiên giao dịch ngày hôm qua (4/3). Đáng chú ý, toàn bộ thị trường nông sản tiếp tục chìm sâu trong sắc đỏ. Trong khi đó, diễn

Bitexco hoàn tất chuyển nhượng The Spirit of Saigon trước khi hồ sơ của dự án được chuyển qua C03 tiếp tục điều tra sau phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan Bất ổn xung quanh bầu cử tại Mỹ và căng thẳng leo thang ở Trung Đông đẩy giá bạc leo đỉnh 12 năm

Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu

Ngày 10/2/2025, Tổng thống Donald Trump đã công bố mức thuế mới 25% đối với tất cả mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu, một động thái có thể làm gia tăng căng thẳng với các đối tác thương mại của Mỹ và gây ra một đợt lạm phát mới ở trong nước.

Áp thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam có thể tăng nguồn thu ngân sách và hạn chế hiện tượng trốn thuế Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài khi áp thuế suất tối thiểu toàn cầu

Fed giữ nguyên lãi suất sau 3 đợt cắt giảm liên tiếp, lo ngại về việc lạm phát vẫn 'nóng' lên

Kết thúc cuộc họp chính sách 2 ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất, đảo ngược động thái nới lỏng mạnh tay trong bối cảnh các quan chức cần cân nhắc về các vấn đề chính trị và kinh tế.

Vàng đứng giá 85,1 triệu đồng/ lượng chờ tín hiệu của Fed Vàng bị bán ồ ạt sau cuộc họp của FED, giá mất mốc 2.600 USD/ounce