7 lý do gây khó dự đoán triển vọng ngành thép thế giới năm 2024

Trong bối cảnh lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu, hãng khai thác mỏ ‘khổng lồ’ BHP đến nay vẫn chưa chắc chắn triển vọng ngành thép do yếu tố Trung Quốc - nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
7 lý do gây khó dự đoán triển vọng ngành thép thế giới năm 2024

Kết quả lợi nhuận của ngành thép Trung Quốc trong tài khóa 2023 không khả quan trong bối cảnh lĩnh vực bất động sản chưa thoát khỏi khủng hoảng, số nhà mới xây sụt giảm, lĩnh vực máy móc, thiết bị, dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng và nhiều lĩnh vực khác trì trệ.

Báo cáo mang tên ‘Triển vọng kinh tế và hàng hóa’ mới nhất của BHP, công bố ngày 20/2, cho thấy sản lượng thép toàn cầu năm tài chính 2023 chỉ tăng 0,1% lên 1,89 tỷ tấn, điều mà BHP gọi là “sự nối tiếp yếu kém” sau mức giảm 4% trong năm tài chính 2022. Trong báo cáo, hãng khai thác mỏ hàng đầu thế giới cho biết tốc độ sản xuất thép toàn cầu trong năm tài chính 2023, kết thúc vào tháng 6 năm 2023, phù hợp với hiệu quả hoạt động của ngành thép ở các khu vực phát triển, chứ không phải ở các thị trường mới nổi đông dân - dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ.

“(Trung Quốc đại lục và Ấn Độ), đúng như dự đoán, là 2 ‘nguồn ổn định’ chung cho nhu cầu hàng hóa toàn cầu trong niên lịch 2023 (năm bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 12), và chuỗi giá trị sản xuất thép chiếm vị trí trung tâm, nhưng sự mất kết nối đối với các nước đang phát triển xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, có thể là do cách thống kê.

BHP cho biết, một phương pháp thống kê thay thế về sản xuất của Trung Quốc, dựa trên các chỉ số vật lý về tiêu thụ nguyên liệu và dữ liệu khảo sát về việc sử dụng công suất, sẽ bổ sung thêm khoảng 30 triệu tấn vào số liệu chính thức, nâng tốc độ tăng trưởng thép thế giới lên khoảng 1,5%.

Dưới đây là 7 lý do chính khiến BHP chưa chắc chắn về triển vọng thị trường thép toàn cầu năm 2024:

1. Sản lượng và xuất khẩu thép Trung Quốc và Ấn Độ năm 2023 vẫn cao

Trung Quốc ghi nhận năm thứ 5 liên tiếp sản lượng thép thô đạt trên 1 tỷ tấn nhờ nhu cầu vững chắc từ các lĩnh vực phi nhà ở.

Ngành thép của nước này cũng chứng kiến sự gia tăng đáng kể về xuất khẩu ròng, với tổng kim ngạch đạt mức cao nhất trong 7 năm vào năm tài chính 2023. Xuất khẩu đã tăng lên 98 triệu tấn vào năm 2023, cao nhất kể từ 2016.

Ngành thép Ấn Độ cũng có năm 2023 mạnh mẽ với sản lượng thép thô đạt 140 triệu tấn, tăng 12% so với năm 2022 và tăng 40% kể từ năm 2020.

Thị trường Ấn Độ được xem là ngôi sao sáng duy nhất trên thị trường thép châu Á năm 2023 trong bối cảnh nhu cầu yếu và dư cung liên tục trong khu vực; với nhu cầu trong nước vẫn mạnh mẽ bất chấp những cơn gió ngược trên toàn cầu và lãi suất tăng.

Các thương gia ngành thép cho rằng khả năng phục hồi của thị trường Ấn Độ là nhờ đầu tư ổn định vào nước này trong bối cảnh Chính phủ Ấn Độ tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng trước cuộc tổng tuyển cử vào năm 2024, cùng với tốc độ tăng dân số nhanh chóng và xu hướng đô thị hóa ngày càng tăng ở nước này.

2. Tỷ lệ sử dụng lò cao mạnh mẽ ở Trung Quốc

Tỷ lệ sử dụng lò cao (BF) của Trung Quốc đạt mức trung bình cao 88% trong nửa đầu năm 2023 và 90% trong nửa cuối năm, đạt 89,1% trong cả năm, so với tỷ lệ 84% của năm tài chính 2022.

BHP cho biết BF có thể chạy ở tốc độ cao v: (1) hoạt động sản xuất tại các lò hồ quang điện (EAF) bị hạn chế do thiếu khả năng cạnh tranh, nhu cầu thép xây dựng yếu, phế liệu sẵn có giảm và mất lợi nhuận; (2) nguồn cung thép dồi dào trên thị trường xuất khẩu toàn cầu và (3) hoạt động của ngành thép dẹt năm 2023 tương đối ổn định, với nhu cầu tăng 2% so với năm 2022, trong đó riêng nửa cuối năm 2023 tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước.

3. Lợi nhuận thực tế của các nhà sản xuất thép Trung Quốc thấp

Tỷ suất lợi nhuận thực hiện của các nhà sản xuất thép Trung Quốc trong suốt năm tài chính 2023 ở mức rất thấp. BHP ước tính rằng tỷ suất lợi nhuận của các lò BF-BOF (lò cao-lò oxy cơ bản) trung bình là khoảng 7 USD/tấn trong niên lịch 2022, nhưng đã giảm xuống mức âm 6 USD/tấn trong năm tài chính 2023.

4. Dự đoán sản lượng thép của Trung Quốc năm 2024 ổn định

Ước tính sơ bộ của BHP về sản lượng thép thô của Trung Quốc vào năm 2024 nằm trong khoảng từ 1 đến 1,1 tỷ tấn – kéo dài chuỗi 5 năm liên tiếp ổn định (2019-2023) lên thành 6 năm.

BHP cho biết số liệu thống kê chính thức thậm chí có thể chỉ ra kết quả không thay đổi so với 1,019 tỷ tấn công bố về năm 2023.

BHP lưu ý rằng sản xuất có thể bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm sản lượng bắt buộc có thể xảy ra ở Trung Quốc, song cho biết thêm: “hàng năm, quy mô, thời gian và mức độ nghiêm trọng của bất kỳ đợt cắt giảm tiềm năng nào đều không chắc chắn”. Nhìn chung, BHP đến thời điểm hiện tại chưa thể chắc chắn về triển vọng sản lượng thép thô Trung Quốc trong năm tài chính 2024.

5. Xuất khẩu thép của Trung Quốc năm 2024 sẽ giảm

BHP dự đoán xuất khẩu thép ròng của Trung Quốc vào năm 2024 sẽ giảm so với năm 2023, ở mức hơn 87 triệu tấn, do Bắc Kinh nỗ lực hạn chế sản xuất thép, nhưng mức giảm sẽ không nhiều và khó có thể xuống dưới dưới mức 54 triệu tấn của năm 2022 do lợi thế về giá cả của thép Trung Quốc so với các xuất xứ khác trên thị trường quốc tế.

Tính toán của Fastmarkets về chỉ số giá thép HRC thép xuất khẩu hàng ngày, FOB cảng chính Trung Quốc (đạt trung bình 574,51 USD/tấn vào năm 2023)

6. Nhu cầu của lĩnh vực sử dụng đầu cuối ở Trung Quốc sẽ không đồng đều vào năm 2024

BHP đang rất cân nhắc khi đánh giá triển vọng nhu cầu của các lĩnh vực tiêu dùng đầu cuối đối với thép ở Trung Quốc trong năm 2024, bao gồm tốc độ, quy mô và cơ cấu của quá trình phục hồi xây dựng nhà ở cũng như tỷ lệ sử dụng thép trên cùng một đơn vị GDP. Hiện BHP vẫn không chắc chắn về triển vọng nền kinh tế Trung Quốc năm 2024, và hiện cho rằng GDP thực tế sẽ tăng từ 4,5% đến 5%, sau mức tăng trưởng 5,2% vào năm 2023, và sẽ tiếp tục sự yếu kém rõ rệt trong lĩnh vực khởi công nhà ở, cơ sở hạ tầng, sản xuất máy móc, thiết bị… trong khi chưa chắc chắn về các lĩnh vực ô tô, đóng tàu, hàng tiêu dùng…

7.Trung Quốc sẽ tăng lượng thép dự trữ vào giữa thế kỷ này

Về lâu dài, BHP tin rằng Trung Quốc sẽ tăng lượng thép tồn kho tích lũy (hiện khoảng 9 tấn bình quân đầu người) thêm từ 1,5 đến 1,75 lần khi tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 80%. Hãng cũng dự kiến nước này sẽ cải thiện mức sống tương tự như các quốc gia hiện đang ở rìa khung thu nhập cao vào giữa thế kỷ này.

“Tồn trữ hiện tại của Trung Quốc vẫn thấp hơn nhiều so với mức hiện tại của Mỹ là khoảng 12 tấn bình quân đầu người. Đức, Hàn Quốc và Nhật Bản, đều có những điểm chung với Trung Quốc về chiến lược phát triển, cơ cấu ngành, địa lý kinh tế và nhân khẩu học, thậm chí còn có lượng tồn kho cao hơn Mỹ”, BHP cho biết.

Nguồn: Fastmarkets

Theo markettimes.vn

Cùng chuyên mục Thế giới

Từng mất giá thê thảm vào năm ngoái, đồng tiền của quốc gia “siêu lạm phát” vượt mặt hơn 140 đối thủ, bật tăng mạnh nhất so với đô la Mỹ

Từng mất giá thê thảm vào năm ngoái, đồng tiền của quốc gia “siêu lạm phát” vượt mặt hơn 140 đối thủ, bật tăng mạnh nhất so với đô la Mỹ

Đồng peso tăng vọt nhờ các biện pháp kiềm chế lạm phát và thắt lưng buộc bụng của Tổng thống Argentina Javier Milei.

Việt Nam – Trung Quốc: Mở rộng hợp tác và phát triển nguồn nguyên liệu mỹ phẩm từ thiên nhiên Cổ phiếu bị bán mạnh trên thị trường chứng khoán Mỹ
Xuất hiện dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc 'hụt hơi'

Xuất hiện dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc 'hụt hơi'

Giá bán các sản phẩm sản xuất giảm đã làm giảm đáng kể biên lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp. Các doanh nghiệp này buộc phải tìm cách xuất khẩu nhiều hàng hóa ra thị trường nước ngoài, tuy nhiên bối cảnh thế giới đang có những yếu tố không thuận.

Người Trung Quốc vẫn mua mạnh vàng bất chấp giá cao Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc gây bất ngờ
Giá vàng có tuần hạ mạnh nhất trong nhiều tháng

Giá vàng có tuần hạ mạnh nhất trong nhiều tháng

3 tháng liên tiếp, các số liệu lạm phát Mỹ cao hơn kỳ vọng cho thấy diễn biến của lạm phát về mức mục tiêu 2% theo tính toán của Ngân hàng Trung ương Mỹ đã chững lại. Nhiều khả năng quyết định hạ lãi suất sẽ bị lùi thời gian hơn nữa.

Bất ngờ với diễn biến giá vàng thế giới Đây là lí do các doanh nghiệp không "mặn mà" tham gia đấu thầu vàng
Kỳ vọng lớn hơn về khả năng FED hạ lãi suất đẩy giá dầu tăng mạnh

Kỳ vọng lớn hơn về khả năng FED hạ lãi suất đẩy giá dầu tăng mạnh

Thông tin sản xuất tại Mỹ suy giảm đang khiến nhiều người tin FED sẽ buộc phải hạ lãi suất cơ bản đồng USD để cứu kinh tế, qua đó đẩy giá dầu tăng mạnh.

Giá dầu thế giới hạ mạnh khi căng thẳng Trung Đông tạm lắng dịu Sau dầu thô và khí đốt, Nga bất ngờ đón thêm lệnh trừng phạt với mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2, láng giềng Việt Nam chuẩn bị hưởng lợi lớn
Ảnh: BullionVault

Giá vàng thế giới bất ngờ sụt giảm mạnh

Một số chuyên gia về thị trường vàng cảnh báo rằng giá vàng sẽ giảm thêm khi thị trường chuyển sự chú ý trở lại sang chính sách tiền tệ của Mỹ và kỳ vọng rằng FED sẽ duy trì chính sách tiền tệ tích cực lâu hơn dự kiến.

Giá vàng SJC giảm mạnh sau thông báo hủy đấu thầu của Ngân hàng Nhà nước Không đủ doanh nghiệp đăng ký dự thầu, NHNN hủy phiên đấu thầu vàng miếng sáng nay
Các ngân hàng trung ương “đau đầu” trước khả năng FED trì hoãn cắt giảm lãi suất

Các ngân hàng trung ương “đau đầu” trước khả năng FED trì hoãn cắt giảm lãi suất

Quan chức các ngân hàng trung ương trên thế giới đang nỗ lực để bắt kịp với việc các động thái thay đổi liên tục từ phía Ngân Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). FED gần đây đã thiết lập lại kỳ vọng cắt giảm lãi suất khi dữ liệu lạm phát của Mỹ khiến thị trường tài chính toàn cầu biến động.

Thước đo lạm phát yêu thích của FED tăng khớp dự báo, NHTW dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất vào thời điểm nào? Giá vàng thế giới lập kỷ lục mới khi FED lần đầu tiên nói về 3 lần hạ lãi suất
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc gây bất ngờ

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc gây bất ngờ

Chuyên gia tại Oxford Economics, ông Louis Loo, nhận xét số liệu công bố mới đây phản ánh cho sự phục hồi trên diện rộng của hoạt động sản xuất tiêu dùng người dân cũng như ảnh hưởng dẫn truyền từ việc nới lỏng chính sách giúp cho đầu tư tăng trưởng.

Ảnh minh hoạ

Sau dầu thô và khí đốt, Nga bất ngờ đón thêm lệnh trừng phạt với mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2, láng giềng Việt Nam chuẩn bị hưởng lợi lớn

Nga vừa đón nhận thêm lệnh trừng phạt từ Mỹ và Anh đối với một ngành hàng xuất khẩu lớn thứ 2.

Giới nhà giàu Trung Quốc và Nga mua mạnh các bất động sản tại Đông Nam Á Có thêm nguồn dầu thô giá rẻ, quốc gia tiêu thụ dầu thứ 3 thế giới bất ngờ 'quay xe' với dầu Nga, tiết lộ tương lai 'rất khó nói'