Bà Trương Mỹ Lan 'thỏa thuận miệng' với Chủ tịch Bitexco bán dự án The Spirit of Saigon trên 'đất vàng' quận 1 với giá 22.000 tỷ đồng

Trong phiên tòa hôm 10/10, luật sư bảo vệ quyền lợi cho Công ty Bitexco đề nghị HĐXX không thu hồi hơn 15.712 tỷ đồng mà tập đoàn đã nhận từ bà Trương Mỹ Lan.

Ngày 10/10, phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Vạn Thịnh Phát, và 33 bị cáo tiếp tục với phần tranh luận của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và bị hại. Tại đây, liên quan đến dự án The Spirit of Saigon, bị cáo Trương Mỹ Lan khai "có thỏa thuận miệng với Chủ tịch của Bitexco" là sẽ tìm đối tác chuyển nhượng dự án với giá 22.000 tỷ đồng.

Trước đó, kết quả điều tra xác định, năm 2018, bà Lan và Tập đoàn Bitexco thỏa thuận chuyển nhượng Dự án khu Tứ giác Bến Thành (The Spirit of Sài Gòn) cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát với giá 22.000 tỷ đồng. Đến nay, bà Lan đã chuyển cho Bitexco 15.712 tỷ, hai bên chưa thực hiện thủ tục chuyển giao công ty. Do đó, cơ quan điều tra kiến nghị tòa xem xét thu hồi số tiền này.

Quá trình điều tra, Bộ Công an đã phong tỏa, ngăn chặn nhiều tài khoản của Bitexco và công ty trong hệ sinh thái.

Trong phiên tòa hôm 10/10, luật sư bảo vệ quyền lợi cho Công ty Bitexco đề nghị HĐXX không thu hồi hơn 15.712 tỷ đồng mà tập đoàn đã nhận từ bà Lan. Vị luật sư này cho biết nhắc lại quan điểm đã trình bày trước đó, thỏa thuận của hai bên là giao dịch dân sự hợp pháp.

Bitexco nhận tiền một cách hợp pháp và không biết có liên quan đến vụ án hay không. Số tiền 15.712 tỷ đồng đã hòa chung vào tiền của tập đoàn, không thể tách rời và doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế.

Phía Bitexco cũng cho rằng đã tìm hiểu và xác định "nguồn gốc số tiền trên không liên quan tới SCB cũng như phát hành trái phiếu". Việc bà Lan bị bắt trong quá trình thực hiện hợp tác chuyển nhượng đã khiến công ty đang phải gánh chịu thiệt hại hơn 12.000 tỷ đồng.

Từ đó, luật sư của Bitexco đề nghị tòa giải tỏa các lệnh phong tỏa, ngăn chặn nhiều tài khoản... để các công ty có điều kiện tiếp tục hoạt động, phát triển

Quảng cáo

The Spirit of Saigon là phức hợp rộng 8.600 m2 tại khu tứ giác Bến Thành, đối diện chợ Bến Thành (quận 1, TP HCM). Đây là một trong những vị trí đắc địa nhất Sài Gòn khi sở hữu 4 mặt tiền đường Phạm Ngũ Lão - Calmette - Lê Thị Hồng Gấm - Phó Đức Chính.

Dự án gồm hai tòa tháp 46 tầng và 55 tầng, 214 căn hộ ở đã được cấp phép mở bán và 250 phòng khách sạn 6 sao. Chủ đầu tư của dự án kể trên là công ty TNHH Saigon Glory.

Sau khi xây dựng phần hầm giai đoạn 2012-2013, dự án ngừng thi công. Đến giữa năm 2020, The Spirit of Saigon được khởi động lại và xây các tầng tháp. Đây cũng là thời điểm Saigon Glory liên tục huy động vốn qua kênh trái phiếu.

Giai đoạn 2021 đến tháng 11/2022, dự án lần lượt qua tay nhiều nhà các nhà phát triển địa ốc lớn tại Việt Nam. Sau đó, dự án đổi tên thành One Central HCM và Pearl nhưng vẫn "đắp chiếu" cho đến nay.

Trong một thông báo vào cuối tháng 9/2024, tập đoàn Bitexco muốn chuyển nhượng chuyển nhượng 100% vốn góp tại Saigon Glory. Bên nhận chuyển nhượng là Công ty TNHH Bất động sản Phương Đông Hà Nội.

Trước đây, Bitexco đã thế chấp toàn bộ vốn góp tại Saigon Glory cho Techcombank để làm tài sản đảm bảo của 10 lô trái phiếu trị giá 10.000 tỷ đồng do Saigon Glory phát hành. Các lô trái phiếu này sẽ đáo hạn từ tháng 6/2025 đến tháng 11/2026.

Cũng trong thông báo của Bitexco, việc chuyển nhượng này không làm ảnh hưởng hay thay đổi bất lợi nào đến người sở hữu trái phiếu của Saigon Glory.

Với thương vụ thoái vốn trên, Bitexco cam kết tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thanh toán gốc và lãi của 10 lô trái phiếu Saigon Glory từ 1/9/2024 đến hết kỳ ngày 12/6/2025 và số tiền lãi của kỳ 18/6/2025.

Còn bên nhận chuyển nhượng là Công ty Phương Đông Hà Nội sẽ tiếp tục thanh toán số tiền gốc của kỳ thanh toán ngày 18/6/2025, cũng như nghĩa vụ trả gốc và lãi của 10 lô trái phiếu sau mốc thời gian trên.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

MWG, F88 khởi xướng cuộc đua biến cửa hàng, điểm giao dịch thành cây ATM

Để đưa hàng nghìn cửa hàng, điểm giao dịch trên toàn quốc thành các điểm giao dịch tài chính hoạt động như cây ATM, Thế Giới Di Động đã hợp tác với Ngân hàng VPBank, trong khi F88 bắt tay với Ngân hàng Quân đội.

Lãnh đạo cấp cao tại Thế giới Di động hoàn tất bán ra cổ phiếu MWG, thu về hàng chục tỷ đồng “Đem tiền” đầu tư lượng lớn cổ phiếu MWG, HPG, FRT, một doanh nghiệp tạm lãi gần 200 tỷ đồng

KBC của Chủ tịch Đặng Thành Tâm thế chấp toàn bộ 12.681 tỷ đồng vốn góp tại một công ty con

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HOSE: KBC) vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc sử dụng toàn bộ phần vốn góp đang sở hữu tại Công ty TNHH MTV Phát triển Đô thị Tràng Cát để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp này

KBC trở lại nhóm vốn hóa tỷ USD sau 6 tháng vắng mặt Đô thị Kinh Bắc (KBC) muốn thực hiện dự án KCN Quế Võ mở rộng, cứ điểm sản xuất của Canon, Foxconn, Goertek… tại Việt Nam

Cổ phiếu giảm sâu nhất nhóm chứng khoán vừa được bơm vốn 500 tỷ đồng

Công ty chứng khoán Phú Hưng (PHS) đã nhận được công văn chấp thuận kết quả phát hành riêng lẻ tăng vốn điều lệ lên hơn 2.000 tỷ đồng. Đáng chú ý từ đầu năm 2024, cổ phiếu PHS ghi nhận mức giảm sâu nhất trong nhóm cổ phiếu chứng khoán.

Con gái Chủ tịch PNJ đăng ký mua 4 triệu cổ phiếu Phiên 13/12: Khối ngoại giảm bán ròng, "rót" gần trăm tỷ gom cổ phiếu "ông trùm" ngành hàng không