Loạt doanh nghiệp phải nộp lại hàng nghìn tỷ đồng để đảm bảo thi hành nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Trương Mỹ Lan

Công ty CP T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc nộp lại số tiền 6.095 tỷ đồng, Quốc Cường Gia Lai hoàn trả lại hơn 2.882 tỷ đồng, Công ty Hồng Phát nộp lại số tiền 2.355 tỷ đồng, ...

Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam
Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Trong vụ án Vạn Thịnh Phát, TAND TP.HCM khi xét xử sơ thẩm đã tuyên buộc Công ty Quốc Cường Gia Lai hoàn trả lại hơn 2.882 tỷ đồng đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan để đảm bảo thi hành nghĩa vụ bồi hoàn cho bị cáo Lan; buộc Công ty Hồng Phát nộp lại số tiền 2.355 tỷ đồng; Công ty Phú An, bà Phan Thị Phương Thảo nộp lại số tiền 145,26 tỷ đồng và 1.000 lượng vàng SJC; buộc Công ty CP T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc nộp lại số tiền 6.095 tỷ đồng với lý do tương tự; ...

Quốc Cường Gia Lai kháng cáo

Đối với Quốc Cường Gia Lai, HĐXX cũng thống nhất tiếp tục kê biên 475 bất động sản liên quan đến Công ty Quốc Cường Gia Lai, gồm: 301 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 21 hợp đồng công chứng, 147 thỏa thuận bồi thường các thửa đất tại xã Phước Kiển (H.Nhà Bè), thuộc dự án khu dân cư Bắc Phước Kiển; 6 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Phong Phú, H.Bình Chánh.

Được biết, tháng 3/2017, dù chưa hoàn tất giải phóng mặt bằng nhưng Quốc Cường Gia Lai đã ký hợp đồng hứa mua, hứa bán dự án với CTCP Đầu tư Sunny Island - doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát. Giá trị chuyển nhượng dự án là 4.800 tỷ đồng. Theo thoả thuận, chậm nhất ngày 10/9/2017, Sunny Island phải thanh toán toàn bộ số tiền này cho Quốc Cường Gia Lai. Đổi lại, Sunny Island giữ các giấy tờ đất đai tổng diện tích 65 ha của dự án mà chủ đầu tư đã đền bù xong.

Đến tháng 3/2018, Quốc Cường Gia Lai thông báo chấm dứt hợp đồng, đề nghị giao trả hồ sơ đất đai do cho rằng Sunny Island vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Tuy nhiên, yêu cầu này không được phía Sunny Island đáp ứng. Tháng 12/2020, Quốc Cường Gia Lai đã khởi kiện Sunny Island ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).

Khi Quốc Cường Gia Lai đang chờ VIAC phân xử, Sunny Island gửi đơn tố cáo đến Công an TP.HCM về việc Quốc Cường Gia Lai bán dự án khi chưa hoàn tất đền bù. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết yêu cầu của Sunny Island, TAND TP.HCM được Bộ Công an cho biết, toàn bộ hồ sơ đền bù 65 ha của dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển là tài liệu chứng cứ của vụ án xảy ra tại Vạn Thịnh Phát.

photo-1714967078572-1714967078839430842197-1714.png
Ảnh: Dự án Phước Kiển

Theo BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023 của Quốc Cường Gia Lai, khoản phải trả Sunny Island số tiền 2.882,8 tỷ đồng đang được hạch toán trong mục "Phải trả ngắn hạn khác". Số tiền này tương đương khoảng 30% tổng tài sản của Quốc Cường Gia Lai tính đến cuối năm 2023.

Quảng cáo

Gần đây, Quốc Cường Gia Lai kháng cáo, cho rằng, công ty phải trả hơn 1.441 tỷ đồng cho bị cáo Trương Mỹ Lan, số tiền còn lại xin được cấn trừ vào những khoản tiền trước đó đã đưa cho công ty của bị cáo Trương Mỹ Lan.

2 công ty của "chúa đảo" Tuần Châu phải nộp hơn 6.000 tỷ

Công ty cổ phần T&H Hạ Long và Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh cũng kháng cáo về phần tiền phải trả cho Trương Mỹ Lan. Cả hai doanh nghiệp trên đều liên quan hai cha con ông Đào Hồng Tuyển - chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu.

Theo Báo Tuổi trẻ, hợp tác giữa phía bà Lan và doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Tuần Châu chủ yếu liên quan tới hơn 18 triệu cổ phần, tương ứng 71% vốn tại T&H Hạ Long và một phần dự án khu biệt thự Morning Star và khu biệt thự Hoàng Long.

Cụ thể, theo bản án hình sự sơ thẩm vụ án bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm, ông Đào Anh Tuấn (con trai ông Đào Hồng Tuyển), T&H Hạ Long và Âu Lạc Quảng Ninh đã nhận tổng cộng 6.095 tỉ đồng từ bà Trương Mỹ Lan.

Trong đó, có một khoản 3.179 tỉ đồng ông Đào Anh Tuấn nhận được từ cuối năm 2021 thông qua thỏa thuận khung được đưa ra giữa hai bên.

Theo thỏa thuận, 70,59% cổ phần của T&H Hạ Long tương ứng 1.411 tỉ đồng được "sang tên" cho phía bà Trương Mỹ Lan.

Còn lại 1.768 tỉ đồng mà bên bà Lan đã chuyển (trong tổng số 3.179 tỉ đồng nêu trên), các bên tiến hành bàn bạc để đối trừ vào các khoản mà bên bà Trương Mỹ Lan có nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận khung.

Với khoản tiền 2.916 tỉ đồng còn lại (trong tổng số 6.095 tỉ đồng), theo bản án sơ thẩm, Âu Lạc Quảng Ninh và T&H Hạ Long đã nhận được từ phía bà Lan thông qua 5 thỏa thuận khung hợp tác, chuyển giao tài sản và đặt cọc chuyển nhượng một phần dự án khu biệt thự Morning Star và khu biệt thự Hoàng Long (243 căn nhà liền kề có tổng diện tích hơn 38.800m2), giá trị xác định tương ứng khoảng 5.068 tỉ đồng.

Tòa tuyên buộc thu hồi số tiền nêu trên về cho SCB để đảm bảo khắc phục vụ án.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Viconship gia tăng ảnh hưởng tại Hải An

Hai lãnh đạo cấp cao của Viconship – ông Nguyễn Xuân Dũng và ông Tạ Công Thông – vừa được đề cử tham gia Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cho nhiệm kỳ 2023–2028.

Viconship dự chi gần 320 tỷ đồng mua 37,55% vốn tại Vinaship, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn PVD Viconship trở thành cổ đông lớn của Vinaship, TTC Agris muốn mua 40% vốn Betrimex

Nestlé Việt Nam bị phạt vì vi phạm quy định trong hoạt động quảng cáo

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa bị Công an tỉnh Đồng Nai xử phạt hành chính 80 triệu đồng do vi phạm các quy định trong hoạt động quảng cáo sản phẩm thực phẩm bổ sung sữa lúa mạch Nestlé Milo.

Vi phạm về phòng cháy chữa cháy, loạt cơ sở tại 2 dự án lớn của GP Invest bị Công an Cầu Giấy “nhắc tên” Bộ trưởng Tài chính nhắc vi phạm của E&Y, Deloitte,… tại SCB

Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại Nam Long

4 quỹ thành viên thuộc Dragon Capital đã bán ra tổng cộng 1,1 triệu cổ phiếu NLG, hạ tổng sở hữu của cả nhóm từ 20,05 triệu đơn vị, chiếm tỷ lệ 5,2% vốn điều lệ xuống còn 18,95 triệu đơn vị chiếm 4,92% vốn điều lệ Nam Long.

Doanh số bán hàng của Vinhomes, Khang Điền, Nam Long dẫn đầu ngành bất động sản nhờ các dự án mới ra mắt ở Hà Nội và TP.HCM Cổ đông lớn đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu NLG của Nam Long

Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mục tiêu lọt top 3 doanh nghiệp lớn nhất sau 5 năm

Trong chiến lược dài hạn, Hòa Phát dự kiến dành 20% công suất ván sàn phục vụ mảng container, 80% hướng tới các sản phẩm ván chịu lực cao cấp phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Hòa Phát đặt mục tiêu lãi sau thuế 15.000 tỷ đồng năm 2025, chia cổ tức tỷ lệ 20% Cổ phiếu tăng gần 20% từ đáy, Hòa Phát công bố lượng tiêu thụ thép quý 1 tăng 29% lên 2,38 triệu