Bị xử phạt công bố thông tin, doanh nghiệp "ngăn" cổ đông tiếp cận báo cáo tài chính

Cổ đông CTCP công nghiệp Ngũ Kim Fortress (Ngũ Kim Fortress) bày tỏ mong muốn lãnh đạo doanh nghiệp nhanh chóng công bố thông tin xoay quanh những chất vấn về BCTC 2022 đã kiểm toán, về hàng tồn kho.

Ngũ Kim Fortress vừa bị phạt 85 triệu đồng do không công bố thông tin.
Ngũ Kim Fortress vừa bị phạt 85 triệu đồng do không công bố thông tin.

Chia sẻ với chúng tôi, cổ đông Ngũ Kim Fortress cho biết, đến nay đã bước sang quý 4/2023, lời hứa của lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện, cổ đông vẫn chờ “dài cổ”, chưa tiếp cận được báo cáo tài chính 2022 đã kiểm toán.

Được biết, ngày 26/6, công ty này cũng đã nhận quyết định xử phạt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước liên quan vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.

Cụ thể, công ty bị phạt 85 triệu đồng do không công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của công ty và hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các tài liệu gồm Báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán riêng và hợp nhất năm 2022, Báo cáo thường niên năm 2022.

Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 của Ngũ Kim Fortress hồi cuối tháng 8, dữ liệu báo cáo tài chính 2022 tiếp tục là nội dung được các cổ đông chất vấn lãnh đạo doanh nghiệp.

Cụ thể, theo biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 của Ngũ Kim Fortress tổ chức hồi cuối tháng 8 vừa qua có 36 cổ đông, đại diện hơn 22 triệu cổ phần, chiếm 82,31% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (26,8 triệu cổ phần). Trong đó có 3 cổ đông tổ chức gồm Probus Opportunities(nắm 9,33% vốn); VN Alpha Limited (nắm 7,37% vốn) và đại diện theo ủy quyền của Công ty TNHH Chim Cánh Cụt. Đây cũng là các cổ đông nêu nhiều chất vấn nhất với ban lãnh đạo doanh nghiệp xoay quanh việc chưa cung cấp BCTC kiểm toán năm 2022, các con số cụ thể về chênh lệch giá trị tồn kho thực tế và giá trị sổ sách.

Biên bản cuộc họp ĐHĐCĐ đề cập, đại diện Công ty TNHH Chim Cánh Cụt đặt câu hỏi, trước đây, tại sao công ty kiểm kê 100% hàng tồn kho, việc thực hiện kiểm kê 100% là đúng hay sai? Số liệu chênh lệch hàng tồn kho thì công ty đã có thông báo cũng như có biện pháp để giải quyết việc này hay chưa?

Đại diện theo ủy quyền của cổ đông Probus Opportunities và VN Alpha Limited nêu, với số liệu chênh lệch tồn kho, có phải ban điều hành công ty đã thực hiện kiểm kê hàng tồn kho chưa đáp ứng quy định của pháp luật. Chênh lệch hiện nay là bao nhiêu? Chênh lệch giữa giá trị hàng tồn kho thực tế và giá trị sổ sách là bao nhiêu?

Trả lời thắc mắc của các cổ đông, đại diện chủ tọa đoàn công ty cho biết, trước đây, công ty chọn mẫu và kiểm tra. Pháp luật không quy định kiểm kê bao nhiêu phần trăm. Hiện tại, do phát hiện ra các vấn đề về hàng tồn kho nên ban điều hành hiện tại đã cho tiến hành kiểm kê 100%. Ban điều hành hiện tại thực hiện kiểm kê 100% là đúng, ban điều hành cũ cần kiểm tra lại. Hiện tại, con số chênh lệch chưa chính xác, công ty đang trong quá trình tìm hiểu, xác định thời điểm, nguyên nhân, xác định trách nhiệm, phối hợp cùng kiểm toán và các bộ phận để kiểm tra làm rõ, sẽ có thông báo chính thức cho cổ đông sau.

Quảng cáo

Theo đó, các cổ đông Ngũ Kim Fortress đề nghị Ban điều hành cần công bố thông tin ngay về chênh lệch hàng tồn kho vì đây là vấn đề trọng yếu; làm rõ trách nhiệm của đội ngũ ban điều hành. Ngoài ra, các cổ đông yêu cầu được cung cấp dự thảo Báo cáo tài chính Kiểm toán 2022.

Đoàn chủ tọa giải trình, sau khi kết thúc quá trình kiểm tra, làm rõ số liệu, công ty sẽ có hành động phù hợp với quy định pháp luật. Về dự thảo Báo cáo tài chính kiểm toán 2022, công ty sẽ gửi tới cổ đông.

Các cổ đông cho rằng, cần xem xét trách nhiệm của Hội đồng quản trị (HĐQT), Tổng giám đốc, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng và hai thành viên HĐQT độc lập không có mặt tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên cần xem xét thay đổi.

Chia sẻ thêm, đại diện Công ty TNHH Chim Cánh Cụt cho biết, hàng tồn kho của công ty là “Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu” do vậy việc thiếu hàng tồn kho có thể dẫn đến các vi phạm pháp luật về thuế và hải quan. Theo đó, cổ đông đề nghị HĐQT, Ban giám đốc, Kế toán trưởng và Ban kiểm soát cần hành động một cách kịp thời, tuân thủ các quy định của pháp luật.

Biên bản ĐHĐCĐ của Ngũ Kim Fortress thể hiện, đại hội không thông qua các nội dung về báo cáo kết quả hoạt động năm 2022 và kế hoạch hoạt động năm 2023; báo cáo HĐQT về kết quả hoạt động năm 202 của HĐQT và từng thành viên HĐQT; báo cáo hoạt động của Ban Kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty năm 2022, kết quả hoạt động năm 2022 của HĐQT, Tổng giám đốc; báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động năm 2022 của Ban kiểm soát và kiểm soát viên.

Đại hội cũng không tiến hành biểu quyết thông qua các tờ trình Dự thảo Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022; tờ trình phương án phân chia lợi nhuận năm 2022 và kế hoạch phân chia lợi nhuận năm 2023; tờ trình về việc ủy quyền thông qua giao dịch các bên liên quan; tờ trình về việc sửa đổi điều lệ, quy chế nội bộ về quản trị công ty và quy chế hoạt động công ty.

Đại hội chỉ thông qua tờ trình về mức chi thù lao thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; thông qua tờ trình về lựa chọn đơn vị kiểm toán độc lập BCTC năm 2024 là Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam.

Ngũ Kim Fortress thành lập năm 2006, là công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (doanh nghiệp FDI). Theo giới thiệu trên website của công ty, Ngũ Kim Fortress là nhà sản xuất dụng cụ làm vườn với 90% sản phẩm xuất khẩu sang châu Âu và Bắc Mỹ. Hiện Công ty có 2 nhà máy đặt tại tỉnh Thái Bình.

Công ty từng có kế hoạch đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM với giá chào sàn 35.000 đồng/cổ phiếu, tuy nhiên tới nay, tiến trình này của doanh nghiệp vẫn chưa được tiến hành.

Theo tìm hiểu, Ngũ Kim Fortress hiện có cả cổ đông trong nước và cổ đông nước ngoài, đều không thể tiếp cận thông tin tài chính của doanh nghiệp năm 2022. Sau khi bị xử phạt về công bố thông tin, công ty chưa có hướng khắc phục. Các cổ đông đang nóng lòng chờ công bố thông tin của doanh nghiệp về vấn đề này.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Lợi nhuận trước thuế 19 doanh nghiệp Nhà nước vượt 20% mục tiêu đặt ra, ước đạt 50.360 tỷ đồng

Thống kê trong 9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ của 19 tập đoàn và Tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ước đạt 50.360 tỷ đồng, vượt 20% mục tiêu năm đặt ra.

Yếu tố quan trọng giúp Hòa Phát giữ biên lợi nhuận dù giá thép thế giới giảm mạnh Lợi nhuận toàn thị trường quý III/2024 dự báo tăng 19,5%, điểm sáng là bán lẻ và năng lượng

VietinBank bổ nhiệm tân tổng giám đốc sinh năm 1983

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024. Trong đó, Đại hội đã thông qua nội dung quan trọng bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị VietinBank nhiệm kỳ 2024-2029.

Cổ phiếu "họ" Vingroup đồng loạt tăng bốc, vốn hóa Vinhomes chạm ngưỡng 190.000 tỷ đồng, vượt Vietinbank, Hòa Phát, Vinamilk Dự báo lợi nhuận quý III của các ngân hàng: Eximbank, HDBank, LPBank, VietinBank, VPBank, TPBank sẽ tăng trưởng mạnh nhất

Bắc có Winmart, Nam có Bách Hoá Xanh, cuộc đấu ngành bán lẻ ngày càng gay cấn

Để khái quát cuộc cạnh tranh giữa WinCommerce và Bách Hóa Xanh, lãnh đạo Masan từng cho rằng trong mọi thị trường thương mại hiện đại, thường có hai người dẫn đầu cùng tham gia.

Cổ phiếu Thế giới Di động (MWG) sẽ quay lại rổ "kim cương" ngay trong tháng 10? Khối ngoại “xả” gần 500 tỷ đồng cổ phiếu VPB và MWG trong ngày VN-Index tăng gần 10 điểm

Hai “gà đẻ trứng vàng” của Masan

Mảng hàng tiêu dùng (Masan Consumer) và bán lẻ (WinCommerce) hiện là hai lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, chiếm gần 80% doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Masan. Đây cũng là hai động lực tăng trưởng lớn nhất của Masan trong giai đoạn sắp tới.

Đạt doanh thu hơn 78.000 tỷ đồng năm 2023, Masan đặt mục tiêu lãi gấp đôi trong năm 2024 Vét hết 19.000 tỷ ra chia: Masan Consumer muốn trả thêm cổ tức bằng tiền tỷ lệ 168% sau khi đã chia cổ tức tỷ lệ 100%

Viconship trở thành cổ đông lớn của Vinaship, TTC Agris muốn mua 40% vốn Betrimex

Viconship vừa trở thành cổ đông lớn thứ hai của Vinaship sau khi nhận chuyển nhượng hơn 12,76 triệu cổ phiếu VNA, nâng sở hữu lên hơn 13,6 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 40,01% vốn tại Vinaship.

Viconship sắp nâng vốn lên gần 2.900 tỷ đồng, tăng vay nợ để thực hiện M&A Xử phạt 1,2 tỷ đồng với CTCP Đầu tư Mavico - cổ đông của Kosy vì giao dịch cổ phiếu không báo cáo

Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân lên 2.103 đồng/kWh từ ngày 11/10/2024

Từ ngày 11/10/2024, giá bán lẻ điện bình quân là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Điểm danh dự án điện tái tạo Bộ Công an vừa yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ EVN có lãi gộp hơn 8.500 tỷ trong quý 2/2024, lỗ lũy kế đã vượt 52.000 tỷ đồng