Biến lớn tại Binance Mỹ: CEO từ chức, nhân sự mất việc hàng loạt, mọi hoạt động tê liệt

Trước sức ép từ phía giới chức, sàn giao dịch tiền số không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tạm dừng tham vọng.

Biến lớn tại Binance Mỹ: CEO từ chức, nhân sự mất việc hàng loạt, mọi hoạt động tê liệt

Theo đại diện phát ngôn của công ty, giám đốc điều hành Binance.US Brian Shroder vừa chính thức rời khỏi nền tảng giao dịch tiền số. Vị trí đang trống sẽ được thay thế tạm thời bởi giám đốc pháp lý Norman Reed.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh CEO Changpeng Zhao đang thực hiện chiến dịch sa thải khoảng 1/3 lực lượng lao động sau một loạt các quy định đàn áp gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của công ty.

“Để chuẩn bị cho chu kỳ tăng giá tiếp theo, rõ ràng chúng tôi cần tập trung vào mật độ nhân tài trong tổ chức để đảm bảo bộ máy hoạt động nhanh nhẹn và năng động”, đại diện phát ngôn tuyên bố.

Được biết, đây là đợt cắt giảm thứ hai trong năm tại công ty có trụ sở ở Miami trước rất nhiều các thách thức pháp lý căng thẳng.

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ trước đó đã cáo buộc Binance Holdings, Zhao và Binance.US xử lý sai quy định đối với tiền gửi của khách hàng, gây hiểu lầm cho nhà đầu tư, cơ quan quản lý cũng như vi phạm các quy tắc chứng khoán cơ bản. Phía Zhao sau đó phủ nhận mọi cáo buộc.

“Binance và ông Zhao đã làm giàu cho mình hàng tỷ USD trong khi khiến tài sản của các nhà đầu tư đứng trước rủi ro”, các nhà quản lý cho biết trong một vụ kiện dân sự đệ trình lên Tòa án Quận Liên bang ở Washington.

Vào tháng 3, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ cũng buộc tội Binance và Zhao “cố tình trốn tránh luật liên bang”. Theo Jacob Joseph, chuyên gia phân tích tại CCData, thị phần Binance.US trên thị trường toàn cầu đã giảm xuống còn khoảng 0,6% từ mức 2,39% hồi tháng 4. Khối lượng giao dịch hàng tháng cũng đã giảm xuống dưới mức đầu năm 2020.

“Hành động của SEC nhằm làm tê liệt ngành công nghiệp của chúng tôi đã gây ra nhiều hậu quả. Đây là một ví dụ đáng tiếc cho điều đó”, đại diện phát ngôn cho biết trong một tuyên bố.

Quảng cáo

Được biết, Binance Holdings cũng đã sa thải một số các giám đốc điều hành và nhân viên trong những tháng gần đây. Trong tháng này, 2 giám đốc điều hành giám sát khu vực Đông Âu và Nga đã rời đi. Lãnh đạo phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và cả giám đốc chiến lược cũng có động thái tương tự.

Trước đó, trong bối cảnh toàn ngành công nghệ thực hiện chiến dịch sa thải diện rộng, Binance lại tuyên bố muốn tuyển thêm người để cán mốc 8.000 nhân viên vào cuối năm 2022. Tính đến hết tháng 6/2022, số lượng nhân viên của Binance trên toàn cầu là 5.900 người và công ty đang tuyển dụng thêm 2.000 nhân viên cho các vị trí còn trống.

Tuy nhiên, trước sức ép từ phía giới chức, sàn giao dịch tiền số này không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tạm dừng tham vọng, thậm chí sa thải bớt nhân viên để giảm gánh nặng trả lương hàng tháng.

Trước đây, sự sụp đổ của FTX khiến Binance trở thành công ty dẫn đầu về tài sản kỹ thuật số, đồng thời kiểm soát hơn một nửa thị trường đang vượt dốc đi lên vào cuối năm 2022. Nếu có thể vượt qua các quy định ngặt nghèo hậu FTX, Binance chắc chắn sẽ trở thành nơi lý tưởng để các nhà đầu tư giao dịch. Zhao cũng có thể tự khẳng định mình là “gương mặt đại diện” của tiền số - danh xưng mà bất cứ ‘ông trùm’ nào cũng khao khát.

“Trước đây, nhiều người coi Sam Bankman-Fried là người đi đầu, song kể từ khi sàn của y sụp đổ, Zhao trở thành vị cứu tinh tiềm năng trong tương lai toàn ngành”, Charley Cooper, cựu giám đốc Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai, cho biết.

Tuy nhiên, quy mô quá lớn đồng nghĩa với việc công ty này sẽ lọt tầm ngắm của giới chức - những người muốn đảm bảo thị trường tài chính rộng lớn không phải chịu thêm bất kỳ cú sốc lớn nào.

Vấn đề không chỉ đơn thuần nằm ở quy mô của Binance. Người ta lo ngại rằng công ty này sẽ tác động một lực lớn lên toàn ngành công nghiệp ủng hộ tài chính phi tập trung - nơi không có một cá nhân hoặc tổ chức nào có thể siết chặt quản lý.

“Những khó khăn của Binance cho thấy thách thức mà ngành công nghiệp tiền số phải đối mặt”, Charles Storry, người đứng đầu bộ phận phát triển dự án DeFi, nói.

Đại diện Binance cho rằng những sự “cạnh tranh lành mạnh” là tốt cho ngành và bản thân công ty cũng đang tập trung phát triển “tổng thể”. Tuy nhiên, không ai biết liệu tiền số có thể trở thành một phần của lĩnh vực tài chính truyền thống hay không, hay chỉ đơn thuần là đồng coin được yêu thích bởi những người muốn tách ra khỏi bộ máy nhà nước.

“Khi một thứ gì đó trong hệ thống tài chính đang phát triển nhanh và không được kiểm soát, các cơ quan quản lý cần phải cần đặc biệt chú ý”, Jon Cunliffe, quan chức thuộc Ngân hàng Trung ương Anh, nói.

Theo: SCMP, FT

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

VN-Index được dự báo hướng đến chinh phục vùng hơn 1.300 điểm

Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp là động lực để thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên, chinh phục những vùng giá cao hơn.

Cổ phiếu OCB bất ngờ tăng trần trong ngày thị trường chứng khoán “rực lửa” Khối ngoại và các công ty chứng khoán đẩy mạnh giao dịch trên thị trường phái sinh

Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Quý 3/2024 với những biến động mạnh mẽ trên các thị trường vừa kết thúc: Đồng yên tăng giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương nhanh chóng chuyển hướng sang nới lỏng tiền tệ, giá dầu lao dốc, giá vàng tỏa sáng và

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu Cuộc đua phi đô la hoá "nóng lên" trên toàn cầu: Nhân dân tệ, bảng Anh, euro - đâu sẽ là nhân tố "truất ngôi vương" của đồng bạc xanh?

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ, mức giảm lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh Ông trùm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chuẩn bị bơm lượng lớn dầu giá rẻ đến Trung Quốc, dầu Nga thêm áp lực

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"