Bloomberg: Trung Quốc sắp tung biện pháp "chưa từng có" để giải cứu ngành bất động sản, Country Garden cùng hàng loạt "ông lớn" sẽ thoát cảnh vỡ nợ?

Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết, giới chức Trung Quốc có thể lần đầu tiên cho phép các ngân hàng cung cấp những khoản vay ngắn hạn không đảm bảo cho các nhà phát triển với đủ điều kiện.

Bloomberg: Trung Quốc sắp tung biện pháp "chưa từng có" để giải cứu ngành bất động sản, Country Garden cùng hàng loạt "ông lớn" sẽ thoát cảnh vỡ nợ?

Đây sẽ là động lực lớn nhằm xoa dịu những căng thẳng của lĩnh vực bất động sản ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Nằm trong gói các biện pháp mới nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản, các cơ quan quản lý nước này đang xem xét việc cho phép các ngân hàng phát hành các khoản vay vốn lưu động đối với một số nhà phát triển.

Bloomberg cho hay, không như các khoản vay khác của ngành này thường yêu cầu sử dụng đất đai hay tài sản để thế chấp, khoản vay mới sẽ không cần tài sản đảm bảo và được cung cấp phục vụ mục đích hoạt động hàng ngày, giải ngân để thanh toán nợ.

Nguồn tin cũng cho hay, các quan chức nước này đang cân nhắc một cơ chế cho phép người cho vay sẽ chỉ đạo việc hỗ trợ cụ thể một công ty xây dựng đang gặp khó khăn, bằng cách phối hợp với các chủ nợ khác về việc lập kế hoạch tài chính.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý cũng sẽ miễn trách nhiệm cho các ngân hàng đối với những khoản nợ xấu có thể có do rủi ro liên quan. Tuy nhiên, cuộc thảo luận đang diễn ra và cũng có thể sẽ thay đổi.

Nếu các biện pháp hỗ trợ này được thông qua, đây sẽ là nỗ lực mạnh mẽ nhất của Trung Quốc nhằm bù đắp khoản vốn thiếu hụt lên đến 446 tỷ USD - vốn cần thiết để ổn định ngành này và giúp hoàn thiện hàng triệu ngôi nhà còn dang dở. Trong bối cảnh hiện tại, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đang đưa ra những biện pháp hỗ trợ nhiều hơn cho cả nền kinh tế.

Quảng cáo

Niu Chunbao, giám đốc quản lý quỹ tại Shanghai Wanji Asset Management, cho biết đây là cơ hội để xoa dịu nỗ lo của người mua nhà. Ông kỳ vọng sau khi nhận được sự hỗ trợ của chính phủ, doanh số bán nhà tại Trung Quốc sẽ hồi phục sau 3 tháng.

Trước đó, các biện pháp hỗ trợ của Bắc Kinh vẫn chưa phát huy hiệu quả trong việc ngăn chặn đà lao dốc của thị trường bất động sản. Những biện pháp hỗ trợ được đưa ra chỉ ở mức “nhỏ giọt”, bao gồm nới lỏng điều kiện thế chấp cho người mua, giảm khoản tiền đặt cọc và cam kết khoản vay 200 tỷ NDT (28 tỷ USD) để đảm bảo việc bàn giao nhà.

Theo Bloomberg, các nhà chức trách Trung Quốc đang hoàn thiện một danh sách dự thảo gồm 50 nhà phát triển đủ điều kiện nhận hỗ trợ tài chính, trong đó có Country Garden và Sino-Ocean Group. Trong khi đó, cơ quan lập pháp hàng đầu nước này mới đây thông báo các ngân hàng nên tăng nguồn vốn cho các nhà phát triển, để giảm nguy cơ xảy ra thêm các vụ vỡ nợ và đảm bảo các dự án nhà ở được hoàn thiện.

Việc cung cấp các khoản vay vốn lưu động có thể giúp giảm bớt những thách thức về nguồn vốn ngắn hạn của ngành này. Song, hiện vẫn chưa rõ động thái này sẽ tác động như thế nào để khả năng thanh toán nợ của các nhà phát triển, đặc biệt là với các chủ nợ ở nước ngoài. Việc các bên cho vay có thêm gánh nặng cũng đi kèm với rủi ro.

Ngành ngân hàng trị giá 57 nghìn tỷ USD của Trung Quốc đang gặp khó khăn với tình trạng tỷ suất lợi nhuận sụt giảm và các khoản cho vay giảm kỷ lục, trong bối cảnh chịu áp lực lớn để vực dậy nền kinh tế cũng như ngành bất động sản. Biên lãi ròng (NIM) của các ngân hàng thương mại Trung Quốc đã giảm xuống mức kỷ lục 1,73% vào cuối tháng 9, thấp hơn ngưỡng 1,8% mà ngành này coi là cần thiết để duy trì tỷ suất sinh lời hợp lý.

Hơn nữa, dư nợ cho vay bất động sản vào cuối tháng 9 lần đầu tiêu giảm so với cùng kỳ năm trước. Điều này cũng cho thấy các ngân hàng đang thận trọng.

Tại cuộc họp với cơ quan quản lý vào tuần trước, các ngân hàng, công ty môi giới và quản lý nợ xấu lớn nhất nước này đã được yêu cầu phải đáp ứng mọi nhu cầu cung cấp vốn “hợp lý” từ các công ty bất động sản.

Tham khảo Bloomberg

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

VN-Index được dự báo hướng đến chinh phục vùng hơn 1.300 điểm

Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp là động lực để thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên, chinh phục những vùng giá cao hơn.

Cổ phiếu OCB bất ngờ tăng trần trong ngày thị trường chứng khoán “rực lửa” Khối ngoại và các công ty chứng khoán đẩy mạnh giao dịch trên thị trường phái sinh

Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Quý 3/2024 với những biến động mạnh mẽ trên các thị trường vừa kết thúc: Đồng yên tăng giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương nhanh chóng chuyển hướng sang nới lỏng tiền tệ, giá dầu lao dốc, giá vàng tỏa sáng và

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu Cuộc đua phi đô la hoá "nóng lên" trên toàn cầu: Nhân dân tệ, bảng Anh, euro - đâu sẽ là nhân tố "truất ngôi vương" của đồng bạc xanh?

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ, mức giảm lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh Ông trùm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chuẩn bị bơm lượng lớn dầu giá rẻ đến Trung Quốc, dầu Nga thêm áp lực

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"