HoREA: Các ngân hàng không hạ chuẩn nhưng nên “nới một chút” điều kiện vay vốn bất động sản

HoREA cho rằng rất cần thiết phải đổi mới cách hiểu và vận dụng thực hiện của các ngân hàng thương mại theo hướng không hạ chuẩn nhưng cần nới một chút các điều kiện vay vốn để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà ở thương mại,

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ý kiến được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề cập trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng về tình hình thị trường bất động sản 10 tháng đầu năm 2023 và các giải pháp đề xuất về tín dụng liên quan thị trường này.

Theo đó, hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét hướng dẫn các ngân hàng thương mại về cách hiểu và có thể vận dụng, “nới một chút” các điều kiện vay vốn để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà ở thương mại, người mua nhà, nhà đầu tư được tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn trong tình hình thị trường bất động sản vẫn còn đang rất khó khăn hiện nay.

Cụ thể, HoREA nêu, Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN các điều kiện vay vốn quy định “Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: 1. Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; 2. Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp; 3. Có phương án sử dụng vốn khả thi; 4. Có khả năng tài chính để trả nợ”.

Hiệp hội nhận thấy, trong 5 điều kiện vay vốn của Điều 7 Thông tư 39 thì đến nay giảm còn 4 điều kiện vay vốn do Thông tư 06/2023/TT-NHNN đã bãi bỏ điều kiện vay vốn tại khoản 5 Điều 7 Thông tư 39 đã cho thấy tính hợp lý và ổn định của quy phạm pháp luật này.

Nhưng HoREA cho rằng, trên thực tế, cách hiểu và thực hiện của các ngân hàng thương mại lại khác nhau về việc áp dụng các điều kiện vay vốn, đặc biệt là điều kiện nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp, có phương án sử dụng vốn khả thi và có khả năng tài chính để trả nợ.

“Rất cần thiết phải đổi mới cách hiểu và vận dụng thực hiện của các ngân hàng thương mại theo hướng không hạ chuẩn nhưng cần nới một chút các điều kiện vay vốn để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà ở thương mại, người mua nhà, nhà đầu tư được tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn trong tình hình thị trường bất động sản vẫn còn đang rất khó khăn hiện nay”, HoREA nêu.

Về cách hiểu và thực hiện điều kiện nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp, các ngân hàng thương mại thường yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các văn bản để chứng minh tính hợp pháp của dự án bất động sản, nhà ở thương mại gồm: quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư; quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án; quyết định giao đất, cho thuê đất cho chủ đầu tư dự án; Giấy phép xây dựng của dự án; văn bản thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án cấp cho chủ đầu tư.

Theo hiệp hội, yêu cầu phải có văn bản thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở là không cần thiết, trừ trường hợp chủ đầu tư tự mình cung cấp để chứng minh thêm về pháp lý của dự án và năng lực của chủ đầu tư.

Hiệp hội cũng cho rằng, yêu cầu phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án cấp cho chủ đầu tư là không bắt buộc, bởi lẽ nếu đã có Giấy chứng nhận thì chủ đầu tư đã dùng để chứng minh về pháp lý và năng lực tài chính hoặc có thể được dùng làm tài sản thế chấp cho khoản vay tín dụng.

Quảng cáo

Theo đó, trong tình hình thị trường bất động sản vẫn còn rất khó khăn hiện nay, Hiệp hội đề xuất NHNN xem xét hướng dẫn các tổ chức tín dụng xem xét có thể thực hiện một số giải pháp.

Đối với dự án đã có Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, Hiệp hội đề nghị ngân hàng thương mại có thể cho chủ đầu tư được vay tín dụng để bù đắp tài chính với khoản vay không vượt quá 30% tổng mức đầu tư của dự án.

Đối với dự án đã có Giấy phép xây dựng và đã khởi công xây dựng thì Hiệp hội đề nghị ngân hàng thương mại có thể xem xét cho chủ đầu tư được vay tín dụng để thanh toán, chi trả chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh với khoản vay không vượt quá 50% tổng mức đầu tư của dự án.

Hiệp hội đề nghị ngân hàng thương mại không yêu cầu chủ đầu tư phải cung cấp Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án, trừ trường hợp chủ đầu tư tự mình cung cấp để chứng minh năng lực.

Về cách hiểu và thực hiện điều kiện có phương án sử dụng vốn khả thi, HoREA nêu, hiện nay, bất cập lớn nhất là hầu như các ngân hàng thương mại đều chưa thực hiện được công tác thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư, nhất là dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà ở thương mại để thực hiện điều kiện người vay vốn tín dụng có phương án sử dụng vốn khả thi, mà hầu như các ngân hàng thương mại đều cho vay tín dụng có tài sản bảo đảm, mà nếu không thẩm định được tính khả thi của dự án đầu tư thì sẽ có những dự án khởi nghiệp có tính khả thi có thể không tiếp cận được nguồn vốn vay tín dụng.

Do vậy, hiệp hội cho rằng, bên cạnh quy định Tổ chức tín dụng phải tổ chức xét duyệt cấp tín dụng theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng tại khoản 2 Điều 94 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và tại khoản 4 Điều 101 dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) thì rất cần thiết bổ sung quy định khách hàng thỏa thuận với tổ chức tín dụng thuê đơn vị tư vấn độc lập thực hiện thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư; chi phí thẩm định do khách hàng thanh toán, để làm cơ sở cho tổ chức tín dụng xét duyệt cấp tín dụng. Cơ chế này rất phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu, có năng lực tài chính và có dự án đầu tư quy mô lớn.

Về cách hiểu và thực hiện điều kiện có khả năng tài chính để trả nợ, HoREA nêu, hiện nay, bất cập lớn nhất là hầu như các ngân hàng thương mại đều chưa thực sự quan tâm đầy đủ đến việc đánh giá khả năng tạo ra dòng tiền của dự án bất động sản, nhà ở thương mại để chứng minh điều kiện khách hàng vay tín dụng có khả năng tài chính để trả nợ, mà hầu như các ngân hàng thương mại đều chỉ quan tâm nhiều đến tài sản thế chấp cho khoản vay, mà theo số liệu thống kê thì có khoảng trên dưới 70% tài sản thế chấp cho các khoản vay tín dụng là bất động sản, nhà, đất tiềm ẩn rủi ro cho các tổ chức tín dụng và cho cả doanh nghiệp làm ăn chân chính.

HoREA nêu ví dụ, doanh nghiệp A có bất động sản B có giá trị 100 tỷ đồng là tài sản bảo đảm của khoản vay tín dụng. Trong điều kiện thị trường bình thường thì bất động sản B được ngân hàng thương mại đánh giá tối đa bằng 60-70% là 60-70 tỷ đồng và được cho vay tối đa bằng 60-70% của giá trị tài sản bảo đảm với khoản cho vay là 42-49 tỷ đồng. Trong điều kiện thị trường bị suy thoái, khủng hoảng thì bất động sản B có thể chỉ được ngân hàng thương mại đánh giá tối đa bằng 50-60% là 50-60 tỷ đồng (hoặc thấp hơn) và chỉ được cho vay tối đa bằng khoảng 35-42 tỷ đồng. Nếu doanh nghiệp A mất khả năng trả nợ thì có thể chỉ thu hồi được một phần nhỏ (hoặc thậm chí không thu hồi được phần nào) của tài sản thế chấp.

Ngược lại, nếu không kiểm soát được tình trạng doanh nghiệp thân hữu, sân sau thì lại có thể xảy ra tình trạng thông đồng giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp này để “đánh vống” giá trị tài sản bảo đảm lên rất cao để vay tín dụng “rút ruột” ngân hàng, mà khi khoản vay này trở thành nợ xấu thì khả năng thu hồi vốn của ngân hàng rất thấp.

Do vậy, tương tự như trường hợp thực hiện điều kiện có phương án sử dụng vốn khả thi, Hiệp hội đề nghị bên cạnh quy định Tổ chức tín dụng phải tổ chức xét duyệt cấp tín dụng theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng thì rất cần thiết bổ sung quy định khách hàng thỏa thuận với tổ chức tín dụng thuê đơn vị tư vấn độc lập thực hiện thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư, trong đó có thẩm định về dòng tiền của dự án; chi phí thẩm định do khách hàng thanh toán, để làm cơ sở cho tổ chức tín dụng xét duyệt cấp tín dụng. Cơ chế này có thể rất thích hợp và đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp lớn có uy tín thương hiệu, có năng lực tài chính và có dự án đầu tư quy mô lớn.

HoREA cũng đề nghị xem xét áp dụng điều kiện khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch cho tất cả khách hàng vay tín dụng, chứ không chỉ áp dụng cho 5 đối tượng ưu tiên.

Theo Tạp chí Thời Đại Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

70% căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội có giá trên 4 tỷ đồng

9 tháng đầu năm 2024, các căn hộ trên 4 tỷ đồng chiếm 70% số lượng căn bán được, tăng mạnh từ mức 2% trong năm 2020. Các căn hộ từ 2 - 4 tỷ đồng chiếm 29% thị phần và chỉ 1% số căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng.

Lưu ý khi "bỏ tiền" mua chung cư Chuyên gia khuyên gì khi chung cư tăng giá cao nhất từ trước đến nay?

Thị trường ngày 04/10: Dầu tăng vọt, vàng ổn định, gạo lao dốc

Chốt phiên giao dịch ngày 03/10/2024, giá dầu tăng vọt hơn 3 USD/thùng khi xung đột Trung Đông làm dấy lên lo ngại về nguồn cung. Vàng giữ ổn định khi nhu cầu trú ẩn an toàn chống lại đồng đô la mạnh hơn.

“Thị trường chứng khoán khả năng sẽ lình xình trong 3-6 tháng tới, chưa thể có uptrend thế kỷ ngay” Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Lợi nhuận toàn thị trường quý III/2024 dự báo tăng 19,5%, điểm sáng là bán lẻ và năng lượng

Trong khi lợi nhuận quý III/2024 của nhóm bán lẻ và năng lượng được dự báo duy trì tăng trưởng trên 300% so với cùng kỳ thì nhóm bất động sản và dầu khí có thể chứng kiến lợi nhuận "đi lùi" lần lượt là -3% và -11%.

Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản mạnh nhất kể từ đầu năm 2023 HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5%

HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5%

Với niềm tin những khả năng tích cực tiềm tàng có thể bù đắp cho tổn thất kinh tế tạm thời do siêu bão Yagi gây ra, HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam cho cả năm 2024 và 2025 ở mức 6,5%.

GDP(PPP) Việt Nam được dự báo sắp vượt Úc, Ba Lan… tiến vào top 20 lớn nhất thế giới thì GDP bình quân (PPP) lọt top mấy? Bão Yagi làm thiệt hại hơn 40.000 tỷ đồng, vì sao một CTCK vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP?

Định giá đất là "nút thắt" lớn nhất để gỡ vướng cho các dự án BT

Những vướng mắc trong công tác định giá đất được đánh giá là vấn đề đặt ra lớn nhất khi Bộ KHĐT đề xuất tái khởi động các dự án đầu tư mới theo hình thức BT

Bộ Tài chính: Bảng giá đất hiện tại được tiếp tục áp dụng đến hết 2025 Chuyên gia nói gì về bảng giá đất của Tp.HCM, ai là người “chịu trận”?

Tác động của các tuyến Metro đã vận hành lên giá bất động sản tại Hà Nội như thế nào?

Chuyên gia Savills đánh giá, tuyến metro sẽ góp phần làm tăng giá trị của bất động sản dọc lộ trình của nó; quan trọng hơn, hệ thống metro giúp nâng cao đáng kể đời sống xã hội của người dân Thủ đô.

Nhà trong ngõ Hà Nội hình thành mặt bằng giá mới, căn nhà 5,5 tỷ đã tăng lên 6,5 tỷ đồng

Chuyên gia HSBC: Cùng với Ấn Độ, Việt Nam đang củng cố vị thế là nguồn lực sản xuất bổ sung thay Trung Quốc

Mexico, Việt Nam và Ấn Độ đang củng cố vị thế như những nguồn lực sản xuất bổ sung thay thế cho Trung Quốc, đặc biệt là sản xuất hàng hóa. Họ đang chứng kiến nhiều công ty chuyển phân khúc chuỗi cung ứng sang thị trường của mình, theo chuyên gia từ HSBC.

Chuyên gia HSBC chỉ ra những rủi ro không thể ngó lơ khi lập kế hoạch nghỉ hưu HSBC và Leader Energy công bố khoản vay 593 tỷ đồng hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng tái tạo