Các nước châu Á thờ ơ dù Saudi Arabia hạ giá bán dầu

Trong thời điểm tháng 1/2024, giá dầu của Saudi Arabia cao hơn khoảng 2 USD/thùng so với dầu thô các nước khác cung cấp, chính vì vậy trên thị trường giao ngay, nhiều nước lựa chọn giảm đặt mua dầu từ Saudi Arabia và tăng mua từ nhiều nước khác.

Các nước châu Á thờ ơ dù Saudi Arabia hạ giá bán dầu

Lượng dầu thô mà các doanh nghiệp lọc dầu Trung Quốc và một số nước châu Á đặt mua từ Saudi Arabia trong tháng 2/2024 tương đương với tháng 1/2024, theo một số nguồn tin. Trong động thái gây sốc thị trường gần đây nhất, Saudi Arabia đã hạ giá xuất khẩu dầu mạnh tay nhất trong 13 tháng.

Thông thường khi giá dầu giảm, nhu cầu của các bên mua sẽ tăng lên. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin, các doanh nghiệp lọc dầu đã hoàn tất ký kết các hợp đồng mua dầu của tháng 2/2024, chính vì vậy cũng không mua thêm dầu từ Saudi Arabia.

Công ty dầu nhà nước Saudi Aramco vào ngày Chủ Nhật đã hạ giá bán dầu chính thức (OSP) cho dầu Arab Light giao tháng 3/2024 sang châu Á khoảng 2 USD/thùng, còn với dầu Oman/Dubai, mức giá bán được điều chỉnh giảm 1,5 USD/thùng,

Các doanh nghiệp lọc dầu Trung Quốc đặt mua khoảng 38,5 triệu thùng dầu tương đương 1,33 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 2/2024, con số này cũng gần tương đương mức mua 40 triệu thùng dầu trong tháng 1/2024.

Indian Oil Corp đã từng có kế hoạch mua bổ sung 1 triệu thùng dầu thô của Saudi Arabia, tuy nhiên sau đó đã hủy kế hoạch này sau khi đón nhận phản hồi từ bộ phận lọc dầu.

Trong thời điểm tháng 1/2024, giá dầu của Saudi Arabia cao hơn khoảng 2 USD/thùng so với dầu thô các nước khác cung cấp, chính vì vậy trên thị trường giao ngay, nhiều nước lựa chọn giảm mua dầu từ Saudi Arabia và tăng mua từ nhiều nước khác.

Tập đoàn năng lượng nhà nước Saudi Arabia, Saudi Aramco, đã thông báo đến ít nhất 5 khách hàng Bắc Á về việc sẽ cung cấp đủ dầu theo khối lượng đã cam kết. Nước nắm quyền lực lớn nhất trong nhóm OPEC+ đã cam kết sẽ kéo dài việc cắt giảm sản lượng tự nguyện sang quý I/2024.

Quảng cáo

Đóng cửa phiên giao dịch gần nhất, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 61 cent tương đương 0,8% lên 77,41 USD/thùng trên thị trường London.

Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai tăng 65 cent tương đương 0,9% lên 72,02 USD/thùng.

Trước đó trong phiên, cả hai loại giá dầu đã có lúc tăng hơn 2 USD/thùng, tuy nhiên sau đó giảm đi bởi thông tin lạm phát Mỹ tăng cũng như đồn đoán về khả năng Trung Quốc giảm nhập khẩu dầu từ Saudi Arabia.

Tại khu vực Trung Đông mới đây, Iran đã tiến hành bắt giữ một tàu chở dầu thô của Iraq đang hướng đến Thổ Nhĩ Kỳ nhằm trả đũa cho hành động tương tự của phía Iraq vào năm ngoái.

Trong tuần gần đây, lực lượng Houthi đã gây ra vụ tấn công lớn chưa từng có vào các tàu chuyến đi lại trên Biển Đỏ.

Chính phủ Mỹ và Anh đã phát đi thông điệp họ sẽ hành động nếu các cuộc tấn công tiếp diễn. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu chấm dứt ngay các cuộc tấn công của Houthi.

Tính từ khi Trung Đông đương đầu với căng thẳng, thương mại toàn cầu sụt giảm khoảng 1,3% trong khoảng thời gian tháng 11 và tháng 12/2023.

Trong nghiên cứu mới được công bố, ngân hàng Barclays khẳng định: “Nhu cầu chững lại, bất ổn tại Trung Đông đã khiến cho nhiều nhà sản xuất, người tiêu dùng và các thành viên thị trường cảm thấy bi quan về triển vọng giá dầu”. Barclays hạ dự báo giá dầu năm 2024 xuống còn trung bình 85 USD/thùng, mức điều chỉnh giảm 8 USD/thùng so với dự báo gần nhất.

Giá dầu trong phiên gần nhất vẫn tăng dù rằng số liệu của Mỹ mới công bố cho thấy lạm phát tiêu dùng tháng 12/2023 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức 3,2% theo dự báo của các chuyên gia kinh tế.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"

Tham vọng soán ngôi thống trị của đồng USD, BRICS và xu hướng phi đô la hoá có thể đi xa đến đâu?

Nhiều chuyên gia và nhà phân tích cho rằng vị thế của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu vẫn vững như bàn thạch. Nhưng nhiều quốc gia bao gồm khối BRICS đang không ngừng tìm kiếm lựa chọn thay thế để thoát khỏi sự phụ thuộc này.

Đồng USD sẽ là “người chiến thắng” duy nhất trong cuộc chiến thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc Đồng USD suy yếu kéo dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào kim loại quý