Chủ tịch FED cảnh báo về những rủi ro lớn với hệ thống tài chính toàn cầu

Chi phí vay tiền tăng mạnh trên toàn cầu trong những tuần gần đây khi mà lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tất cả các kỳ hạn đã tăng chóng mặt.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Căng thẳng địa chính trị leo thang tiềm ẩn rủi ro với hệ thống tài chính toàn cầu trong bối cảnh mối nguy lạm phát và tăng trưởng kinh tế sụt giảm tăng cao, theo Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cảnh báo vào ngày thứ Sáu.

Trong báo cáo ổn định tài chính được công bố mỗi năm hai lần, FED nói đến hiệu ứng lan truyền đến các thị trường toàn cầu trong trường hợp xung đột Trung Đông và tại Nga – Ukraine làm cho căng thẳng tại nhiều nơi khác đồng thời leo thang.

“Việc xung đột leo thang hoặc căng thẳng địa chính trị tệ hại hơn sẽ có thể làm giảm các hoạt động kinh tế và làm gia tăng lạm phát trên toàn thế giới, đặc biệt trong trường hợp chuỗi cung ứng gián đoạn và hoạt động sản xuất bị cản trở”, báo cáo nhấn mạnh.

Cũng theo báo cáo, hệ thống tài chính toàn cầu có thể chịu ảnh hưởng khi tâm lý chuộng rủi ro giảm đi, giá tài sản sụt giảm, nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư có liên quan trực tiếp chịu tác động.

FED nhận xét hệ thống ngân hàng nhìn chung vẫn ổn, người tiêu dùng và doanh nghiệp cho đến nay vẫn mạnh tay chi tiêu trong bối cảnh lãi suất cao.

Vào ngày thứ Năm, Chủ tịch FED Jerome Powell cảnh báo căng thẳng địa chính trị tiềm ẩn nhiều rủi ro quan trọng với hoạt động kinh tế toàn cầu và có thể gây ra nhiều hiệu ứng bất ổn.

Báo cáo của FED được công bố sau khi chi phí lãi vay toàn cầu tăng cao, các thị trường tài chính đã nhanh chóng thích nghi nhằm phản ánh kỳ vọng rằng kinh tế Mỹ vững vàng nhiều khả năng sẽ khiến cho lãi suất cơ bản đồng USD của FED duy trì ở ngưỡng cao trong thời gian dài.

Vào ngày thứ Năm, ông Powell nói việc thị trường quan tâm đến gánh nặng nợ nần của Mỹ có thể là nguyên nhân. Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ công bố vào ngày thứ Sáu, thâm hụt liên bang đã tăng lên mức 1,7 nghìn tỷ USD từ mức 1,37 nghìn tỷ USD năm 2022.

Chi phí vay tiền đã tăng mạnh trên toàn cầu trong những tuần gần đây khi mà lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tất cả các kỳ hạn đã tăng chóng mặt. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm hiện đang ở sát mức 5% lần đầu tiên tính từ năm 2007, còn lợi suất trái phiếu thời hạn 2 năm ở ngưỡng cao nhất trong 17 năm.

Từ lần công bố báo cáo gần nhất vào tháng 5/2023, FED kết luận thanh khoản trên thị trường trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ nhìn chung vẫn ở dưới ngưỡng lịch sử, như vậy đây có thể coi như dấu hiệu cho thấy các thành viên thị trường hiện tại đang đặc biệt thận trọng. Dù rằng nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình đã dần dần chấp nhận lãi suất cao, FED nhấn mạnh rằng vẫn còn nhiều người vay tiền thuộc các đối tượng rủi ro đang cảm thấy áp lực.

Tốc độ và mức độ lãi suất tăng lên cao hơn trong thời gian gần đây đã khiến cho nhiều người lo ngại về rủi ro mất ổn định tài chính. Một quan chức cấp cao của IMF trong thời gian gần đây nói với IMF rằng hoàn toàn có rủi ro tác động lan tràn.

Trong trường hợp lạm phát duy trì ở ngưỡng cao dai dẳng buộc ngân hàng trung ương các nước nâng lãi suất lên cao hơn nữa, FED cảnh báo không chỉ biến động thị trường tăng lên mà rủi ro kinh tế chững lại cũng tăng cao.

Vào tuần trước, CEO của JP Morgan Chase – ông Jamie Dimon cảnh báo thời khắc hiện tại có thể là nguy hiểm nhất trong nhiều thập kỷ. “Địa chính trị, theo tôi, là vấn đề rất lớn mà chúng ta phải đương đầu”, ông Dimon nói.

Cho đến nay, các ngân hàng đã chịu nhiều ảnh hưởng khi mà tình trạng thua lỗ và vỡ nợ của nhiều doanh nghiệp tăng lên ngưỡng rất cao bởi FED nâng lãi suất mạnh tay trong cuộc chiến kiềm chế lạm phát.

CEO của Goldman Sachs – ông David Solomon cảnh báo trong vòng từ 2 đến 4 quý tới, ảnh hưởng của các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ trở nên rõ ràng hơn và tạo ra rủi ro suy giảm trong một số lĩnh vực.

Vào ngày thứ Năm, chủ tịch FED – ông Jerome Powell nói rằng lạm phát hiện ở ngưỡng quá cao và rằng việc đưa lạm phát về ngưỡng mục tiêu của Fed sẽ cần đến việc chấp nhận cho kinh tế và thị trường việc làm tăng trưởng chững lại.

Ông Powell nhấn mạnh lạm phát đã hạ nhiệt đáng kể so với một năm trước. Tuy nhiên ông phân tích kinh tế Mỹ hiện đang tăng trưởng nhanh hơn so với kỳ vọng của FED và sẽ có thể tiếp tục đẩy cao lạm phát.

“Chúng ta đã có một nền kinh tế vững vàng. Nhiều chuyên gia từng dự báo kinh tế Mỹ suy thoái trong năm nay, nhưng cuối cùng kịch bản đó đã không xảy ra và hiện tại kinh tế Mỹ tăng trưởng cao hơn cả mức trung bình trong suốt thời gian dài. Diễn biến đó thực sự đã khiến cho nhiều người ngạc nhiên”, ông Powell nói trong bài phát biểu mới đây tại New York.

Từ tháng 3/2022 đến nay, FED đã nâng lãi suất chủ chốt 11 lần lên mức 5,4%, cao nhất trong 22 năm. Dù rằng lạm phát hiện đã hạ nhiệt đáng kể từ ngưỡng đỉnh vào năm ngoái, sẽ còn mất khá nhiều thời gian lạm phát mới về ngưỡng mục tiêu 2% của FED. Để lạm phát hạ nhiệt sẽ phải cần đến kinh tế tăng trưởng chậm lại.

Theo AP,WSJ

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Cùng chuyên mục Thế giới

Tín dụng tháng 4 của Trung Quốc bất ngờ giảm

Tín dụng tháng 4 của Trung Quốc bất ngờ giảm

Tín dụng của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 4 do lượng trái phiếu chính phủ phát hành thành công chậm lại trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của các tập đoàn và hộ gia đình Trung Quốc tiếp tục yếu.

Trung Quốc vẫn 'đau đầu' với bài toán giảm phát Trung Quốc - Asian Beauty business Matching mở ra cơ hội hợp tác trong ngành công nghệ làm đẹp với doanh nghiệp Việt Nam
Vàng được coi là hàng rào chống lạm phát, vậy tương quan giá vàng và lạm phát ra sao trong những năm qua?

Vàng được coi là hàng rào chống lạm phát, vậy tương quan giá vàng và lạm phát ra sao trong những năm qua?

Biểu đồ này có thể khiến nhà đầu tư phải nhìn lại về vàng.

Từng mất giá thê thảm vào năm ngoái, đồng tiền của quốc gia “siêu lạm phát” vượt mặt hơn 140 đối thủ, bật tăng mạnh nhất so với đô la Mỹ Dow Jones lại mất gần 500 điểm, S&P 500 trải qua phiên thấp nhất kể từ tháng 1: Lo ngại về lạm phát và địa chính trị đè nặng lên TTCK Mỹ
IMF nâng dự báo tăng trưởng châu Á lên 4,5% trong năm 2024

IMF nâng dự báo tăng trưởng châu Á lên 4,5% trong năm 2024

Áp lực giá cả hạ nhiệt củng cố triển vọng tăng trưởng ở khu vực châu Á, song vẫn cần lưu ý đến một số rủi ro chính như khủng hoảng thị trường bất động sản Trung Quốc và sự phân mảnh địa kinh tế.

HSBC, WB, IMF nhận định thế nào về khả năng NHNN giảm lãi suất điều hành trong thời gian tới? IMF: Không có nhiều dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ
Ảnh: GettyImages

Chứng khoán Mỹ bật tăng trở lại nhờ kỳ vọng vào báo cáo việc làm Mỹ

Nhà đầu tư hiện đang rất quan tâm đến báo cáo thị trường việc làm phi nông nghiệp của Mỹ tháng 4/2024. Các chuyên gia kinh tế dự báo có 240.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng 4/2024...

Giá dầu tại thị trường Mỹ sụt mạnh, mất mốc 80 USD/thùng Chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều sau tuyên bố từ Chủ tịch FED
ADB: Châu Á – Thái Bình Dương cần gấp rút ứng phó với tình trạng già hóa dân số

ADB: Châu Á – Thái Bình Dương cần gấp rút ứng phó với tình trạng già hóa dân số

Khoảng 60% số người lớn tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương không đi khám hoặc được kiểm tra sức khỏe định kỳ, trong khi 31% cho biết có các triệu chứng trầm cảm do bệnh tật, cô lập với xã hội và bất an về kinh tế.

Hội thảo Khu vực AI Connect II lần đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh với các đối tác chính đến từ châu Á-Thái Bình Dương