Chủ tịch FED và ECB nói gì về lộ trình điều chỉnh lãi suất?

Đợt hạ lãi suất cơ bản sớm nhất có thể đến vào tháng 6/2024, theo khẳng định của người đứng đầu ECB và FED.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã phát đi thông điệp tháng 6/2024 là thời điểm sớm nhất để ECB cắt giảm lãi suất. ECB đồng thời hạ dự báo về lạm phát, ECB tin lạm phát sẽ chạm mức mục tiêu 2% trong năm sau.

ECB duy trì lãi suất tiền gửi ở mức 4%, cao chưa từng có trong cuộc họp vào ngày thứ Năm vừa rồi (ngày 7/3). Tuy nhiên, ECB hạ dự báo lạm phát năm 2024 xuống còn 2,3% từ mức 2,7% trước đó. ECB đồng thời hạ dự báo lạm phát năm 2025, đồng thời để ngỏ cửa cho việc hạ lãi suất trong những tháng tới.

“Chúng tôi đang có những thành công trong kiềm chế lạm phát, chúng tôi hiện tại đang tự tin hơn. Tuy nhiên chúng tôi vẫn cần phải có thêm bằng chứng và dữ liệu chứng minh cho xu thế sụt giảm của lạm phát. Đến tháng 6/2024, thời điểm đó, mọi chuyện đã rõ ràng rồi”, Chủ tịch ECB - bà Christine Lagarde khẳng định.

Bà Lagarde bác bỏ ý tưởng không cần phải vội hạ lãi suất. Thay vào đó, bà khẳng định Hội đồng quản lý chính sách của ECB đã bắt đầu tính đến việc điều chỉnh quan điểm chính sách tiền tệ dù rằng chắc chắn sẽ chưa hạ lãi suất trong cuộc họp lần tới.

Chuyên gia kinh tế tại tổ chức tài chính ING của Hà Lan, ông Carsten Brzeski, khẳng định: “Lần này, rõ ràng thông điệp từ bà Lagarde đã rõ ràng, các nhà hoạch định chính sách sẽ hạ lãi suất bắt đầu từ tháng 6/2204. Câu hỏi lớn nhất là họ sẽ điều chỉnh chính sách ở mức độ như thế nào tính từ thời điểm đó”.

ECB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu, ECB cho rằng GDP khu vực đồng tiền chung dự kiến sẽ chỉ tăng trưởng 0,6% trong năm nay, giảm đáng kể so với ước tính 0,8% theo ước tính trước đó.

Quảng cáo

Dù rằng kinh tế tăng trưởng chững lại, nhiều chuyên gia không khỏi lo ngại về việc tăng trưởng mức lương cao sẽ có thể khiến cho lạm phát vượt mức 2% theo tính toán của ECB, lạm phát tiền lương có thể sẽ đặc biệt cao trong những ngành thâm dụng lao động.

ECB đồng thời công bố dự báo về lạm phát lõi, tức không tính đến giá năng lượng và thực phẩm có nhiều biến động. Lạm phát lõi của năm 2024 được dự báo sẽ chỉ tăng 2,6%, thấp hơn so với ước tính 2,7% của trước đó.

Tại Mỹ, trong thông điệp chính sách gần nhất, người đứng đầu ngân hàng trung ương cũng không quá vội vàng với vẫn đề điều chỉnh lãi suất cơ bản đồng USD.

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell tái khẳng định rằng ông kỳ vọng lãi suất sẽ bắt đầu giảm trong năm nay, song vẫn chưa sẵn sàng tiết lộ thời điểm bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ.

Theo CNBC, trong bài phát biểu tại phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ ngày 6-7/3, ông Powell nói rằng các nhà hoạch định chính sách của FED vẫn lo ngại đến những rủi ro mà lạm phát gây ra và không muốn nới lỏng chính sách quá nhanh.

Người đứng đầu FED cho hay: "Khi xem xét bất kỳ điều chỉnh nào đối với chính sách lãi suất, chúng tôi sẽ đánh giá cẩn thận dữ liệu sắp tới, triển vọng có thể diễn ra và sự cân bằng rủi ro. Hiện tại, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang - cơ quan ấn định chính sách tiền tệ của FED - không nhận thấy việc giảm lãi suất trong phạm vi mục tiêu sẽ là phù hợp cho đến khi đảm bảo chắc chắn rằng lạm phát đang hướng tới mục tiêu 2% một cách bền vững".

Như vậy, Chủ tịch Powell không đưa ra điểm mới nào về chính sách tiền tệ hoặc triển vọng kinh tế của FED. Tuy nhiên, những tuyên bố mới nhất của ông Powell cho thấy rằng các quan chức FED sẽ đưa ra quyết định điều chỉnh lãi suất dựa trên dữ liệu sắp tới thay vì một lộ trình định sẵn.

Theo Financial Times,CNBC

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

VN-Index được dự báo hướng đến chinh phục vùng hơn 1.300 điểm

Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp là động lực để thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên, chinh phục những vùng giá cao hơn.

Cổ phiếu OCB bất ngờ tăng trần trong ngày thị trường chứng khoán “rực lửa” Khối ngoại và các công ty chứng khoán đẩy mạnh giao dịch trên thị trường phái sinh

Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Quý 3/2024 với những biến động mạnh mẽ trên các thị trường vừa kết thúc: Đồng yên tăng giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương nhanh chóng chuyển hướng sang nới lỏng tiền tệ, giá dầu lao dốc, giá vàng tỏa sáng và

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu Cuộc đua phi đô la hoá "nóng lên" trên toàn cầu: Nhân dân tệ, bảng Anh, euro - đâu sẽ là nhân tố "truất ngôi vương" của đồng bạc xanh?

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ, mức giảm lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh Ông trùm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chuẩn bị bơm lượng lớn dầu giá rẻ đến Trung Quốc, dầu Nga thêm áp lực

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"