Chủ tịch FiinGroup: Hoạt động phát hành trái phiếu để tái cấu trúc nợ là bình thường

Theo Chủ tịch FiinGroup, diễn biến phát hành trái phiếu để tái cấu trúc nợ vẫn sẽ còn tiếp diễn vì vẫn còn lượng lớn trái phiếu bất động sản sắp đáo hạn...

Tại hội thảo Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ngày 21/9, thông tin về tình hình thị trường TPDN, ông Lê Hồng Khang, Giám đốc Xếp hạng tín nhiệm của FiinRatings cho biết, tính từ đầu năm đến nay, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt hơn 140 nghìn tỷ đồng và chủ yếu là hình thức phát hành riêng lẻ.

Ông Khang cho rằng, sự trầm lắng của thị trường trái phiếu năm 2023 là điều khá dễ hiểu khi đặt trong bối cảnh nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức và khẩu vị của nhà đầu tư đã có sự thay đổi. Bên cạnh đó, nhu cầu vốn, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp cũng đã suy giảm so với trước đây. Song nhìn chung, 140 nghìn tỷ đồng vẫn là một con số đáng khích lệ và cho thấy phần nào sự phục hồi của thị trường.

Hoạt động phát hành trái phiếu để tái cấu trúc nợ sẽ còn tiếp diễn

Mặc dù vậy, sự hồi phục của thị trường trái phiếu hiện nay cũng đặt ra câu hỏi, liệu sự hồi phục này có chất lượng, có lành mạnh hay không. Đặc biệt, việc mua lại trái phiếu, phát hành trái phiếu đảo nợ có ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường?

Làm rõ vấn đề này, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup, Tổng Giám đốc FiinRatings cho biết, hiện nay có một thực tế là ngân hàng đang thừa tiền, còn nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu không xin giãn hoãn được nợ, nên phần lớn tổ chức mua trái phiếu thời gian qua là ngân hàng.

Theo ông Thuân, sau khi Nghị định 08 được ban hành cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu được giãn hoãn nợ 24 tháng, doanh nghiệp nào giãn hoãn được đã giãn hoãn rồi, còn doanh nghiệp nào nhà đầu tư không cho giãn hoãn thì một số tổ chức khác là ngân hàng hoặc phi ngân hàng mua lại. Chính vì thế dẫn đến hai hiện tượng. Một là các ngân hàng trước đó tư vấn trái phiếu rất nhiều vừa rồi tăng trưởng tín dụng rất mạnh, có ngân hàng tăng trưởng 10% trong vòng một quý. Thứ hai, là ngân hàng hoặc các tổ chức khác thay thế trái chủ cũ.

Ông cho biết, thực tế không nên quá kỳ vọng doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy động vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Vì thực tế, trong số 140 nghìn tỷ đồng trái phiếu phát hành trong 8 tháng đầu năm có một lượng lớn là trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản phát hành để tái cấu trúc nợ. Cho nên, hoạt động phát hành trái phiếu để tái cấu trúc khoản nợ cũng là điều hết sức bình thường.

“Thị trường này phải có thanh khoản, phải có tái cấu trúc, sang tay,… và nên chấp nhận đó là chức năng của thị trường”, ông Thuân nói và nhấn mạnh đây cũng là một trong những giải pháp giúp “hạ cánh mềm” cho doanh nghiệp.

690c62b7b201675f3e10-5746.jpg
Các chuyên gia chia sẻ tại hội thảo Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ngày 21/9

Còn về việc thị trường trái phiếu có bền vững hay không, theo ông Thuân, nếu nhìn ở góc độ khối lượng phát hành thì đặc thù giai đoạn vừa qua nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu để tái cấu trúc nợ nên tình trạng này vẫn sẽ còn tiếp diễn, nhất là khi vẫn còn khoảng 350 nghìn tỷ đồng trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản và không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng trả nợ đúng hạn.

Chủ tịch FiinGroup cho rằng, cần nhìn nhận đây là diễn biến bình thường, vấn đề là doanh nghiệp minh bạch thông tin ra sao, quá trình đàm phán diễn ra như thế nào. Dù vậy, đây vẫn là phát hành riêng lẻ nên không nhất thiết phải công bố rộng rãi. Còn nếu kỳ vọng việc phát hành bền vững theo hướng phát hành trái phiếu để sản xuất kinh doanh thì có lẽ là chưa, điều này cần nhiều thời gian và giải pháp hơn nữa, không chỉ ở phía cung là theo các quy chuẩn của Nghị định 65 mà còn phải khai thông cơ sở nhà đầu tư.

Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp 12-15% có bất thường?

Cũng tại hội thảo, làm rõ một vấn đề đang rất được quan tâm trên thị trường trái phiếu hiện nay là lãi suất phát hành của nhiều lô trái phiếu lên tới 12-15% liệu có phải là điều bất thường hay không, bà Trịnh Quỳnh Giao, Tổng Giám đốc Công ty CP Quản lý Quỹ PVI (PVIAM) cho biết, trong đầu tư có câu “rủi ro cao, lợi nhuận cao”. Lãi suất trái phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm thông tin về tổ chức phát hành, rủi ro về sức khoẻ tài chính của tổ chức phát hành, thanh khoản,…

Quảng cáo

“Có thể tại thời điểm phát hành trái phiếu, doanh nghiệp hoàn toàn không có vấn đề gì, chỉ là họ cần khoản tiền đó cho một dự án, thì lãi suất phát hành hoàn toàn phụ thuộc vào thương thảo của tổ chức phát hành và trái chủ. Ngoài đánh giá tổ chức phát hành thì còn có yếu tố tài sản bảo đảm, bảo lãnh thanh toán từ ngân hàng,… tất cả những yếu tố đó mới hình thành nên lãi suất trái phiếu như thế nào. Nếu chỉ nhìn vào con số lãi suất thì chưa thể đánh giá được”, bà Giao phân tích.

Còn về câu hỏi con số 12-15% có cao hay không, theo Tổng Giám đốc PVIAM phụ thuộc vào năng lực của doanh nghiệp. Bà lấy ví dụ giả sử tại thời điểm phát hành doanh nghiệp bất động sản huy động trái phiếu với lãi suất 15% nhưng có khả năng kiếm ra 30-40% thì việc huy động lãi suất như vậy là không cao, thậm chí có doanh nghiệp huy động với lãi suất 20% cũng hoàn toàn bình thường”.

Còn đối với các ngân hàng, lãi suất huy động thường ở mức thấp hơn bởi các ngân hàng là định chế tài chính hết sức đặc biệt, khả năng mất vốn khi đầu tư vào trái phiếu ngân hàng là thấp, rủi ro thấp nên lãi suất có thể ở mức 5-7%.

“Thị trường rất thông minh và dòng tiền cũng rất thông minh nên có định giá theo logic riêng của nó”, bà Giao nhìn nhận.

“Với thị trường trái phiếu, chúng ta phải chấp nhận đường cong lãi suất tùy theo chất lượng tín dụng của tổ chức phát hành. Đó là nguyên tắc của một thị trường vốn vận hành chuẩn, chứ không thể tất cả các khoản trái phiếu huy động hay tất cả các khoản huy động tín dụng đều dưới 10%. Đó là điều sẽ không tốt cho thị trường. Bởi vì nhà đầu tư đưa ra và thống nhất lãi suất dựa trên mức độ rủi ro, rủi ro cao lãi suất cao, rủi ro thấp lãi suất thấp. Đây là thực tế của thị trường, không nên đánh đồng việc lãi suất cao là tốt hay không tốt”, ông Thuân bổ sung thêm.

Cũng theo chuyên gia này, trong kinh doanh, ai cũng muốn lãi suất rẻ. Tuy nhiên một số ngành, một số dự án, một số doanh nghiệp không nhất thiết phải có lãi suất rẻ, họ vẫn chấp nhận đầu tư và có lãi.

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, ông Lê Hồng Khang cho rằng, lâu nay khi nhắc đến trái phiếu và lãi suất trái phiếu, nhà đầu tư thường quan tâm chủ yếu đến tổ chức phát hành trong khi yếu tố quan trọng không kém là mục đích phát hành.

“Nhiều khi doanh nghiệp làm ngành này nhưng phát hành trái phiếu để làm dự án cho ngành khác, không phải chuyên môn của họ thì lúc đó nhà đầu tư đòi hỏi lãi suất cao là bình thường, 15% hoặc thậm chí cao hơn cũng không có gì bất thường”, ông Khang nêu quan điểm.

Đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư khi chọn mua trái phiếu, bà Nguyễn Quỳnh Giao cho rằng với các nhà đầu tư tổ chức thường đã có đội ngũ phân tích chuyên nghiệp hoặc thông qua các đơn vị xếp hạng tín nhiệm để đánh giá được trái phiếu nào tốt và có chiến lược đầu tư.

Còn với nhà đầu tư cá nhân để đánh giá được đầu tư vào một trái phiếu có an toàn hay không thì khó hơn. Nên nếu không có đủ kiến thức thì cần ủy thác cho các cố vấn tài chính hoặc các quỹ đầu tư chuyên nghiệp. Còn nếu đã có những kiến thức nhất định thì cần tìm hiểu thêm thông tin cho đầy đủ, tham khảo các xếp hạng tín nhiệm để đưa ra quyết định đầu tư, đồng thời cần theo dõi sau đầu tư định mức tín nhiệm của tổ chức phát hành có thay đổi hay không và các diễn biến tại doanh nghiệp này.

Trong khuôn khổ Hội thảo, Công ty CP FiinRatings (FiinRatings) và Công ty CP Quản lý quỹ PVI (PVIAM) đã tổ chức lễ ký kết hợp tác về việc áp dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm của FiinRatings trong công tác quản trị đầu tư của PVIAM.

Theo đó, hai bên sẽ triển khai hợp tác trong một số hoạt động. Cụ thể, FiinRatings cung cấp dịch vụ phân tích và đánh giá về ngành ngân hàng nhằm hỗ trợ PVIAM tham khảo cho công tác quản trị đầu tư và phân bổ tài sản cũng như hoạt động đầu tư vào các công cụ nợ do các tổ chức tín dụng phát hành.

PVIAM sử dụng các kết quả xếp hạng tín nhiệm hoặc đánh giá tín dụng của FiinRatings về các doanh nghiệp là tổ chức phát hành trong đó có trái phiếu doanh nghiệp nhằm phục vụ công tác quản trị đầu tư và quản lý rủi ro của PVIAM.

Hai bên tăng cường công tác chia sẻ thông tin thị trường và hợp tác trong việc áp dụng những thông lệ tốt trong quản trị rủi ro đầu tư, xây dựng đường cong lãi suất trái phiếu doanh nghiệp, định giá trái phiếu và các chia sẻ các giải pháp nhằm hỗ trợ và hướng tới sự phát triển bền vững của thị trường TPDN Việt Nam.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

BacABank (BAB) báo lãi 650,6 tỷ đồng 9 tháng đầu năm, nợ xấu tăng hơn 50%

BacABank (BAB) báo lãi 650,6 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Đáng chú ý, nợ xấu nội bảng của nhà băng này tăng 50% so với đầu năm lên hơn 1.375 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm hơn 58,6%, …

BAC A BANK giành giải "Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2023" Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) khai trương Chi nhánh Cà Mau

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Vinhomes tách công ty quy mô 18.500 tỷ đồng chuyên quản lý khu công nghiệp thành 3 công ty con 100 triệu cổ phiếu đầu tiên "về túi" Vinhomes trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp buôn thực phẩm mua 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Chủ tịch Digiworld không còn là cổ đông lớn Viettel Construction

Công ty CP Đầu tư Phát triển Quang Kim báo cáo đã mua vào 17,2 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam vào ngày 11/11, nâng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên 0,577%.

Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023 Viettel Construction báo lãi kỷ lục năm 2023

Nhiều động thái mới tại Tập đoàn FLC

FLC đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát; khởi động lại hàng loạt dự án trọng điểm, tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý và tài chính cho các dự án.

FLC sau 2 năm tái cấu trúc: Đã cắt giảm 60% nhân sự, trả 4.400 tỷ đồng nợ vay Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ