Chủ tịch Trần Hùng Huy và người có liên quan nắm 11,645% vốn tại ACB

Chủ tịch Trần Hùng Huy và người có liên quan nắm tổng cộng 11,645% vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB).

Chủ tịch HĐQT ACB Trần Hùng Huy là tâm điểm tại sự kiện kỷ niệm 30 năm thành lập ngân hàng khi đã có màn biểu diễn kết hợp đàn, hát và nhảy khi thể hiện 2 ca khúc là “Always Remember Us This Way” và “Cô đơn trên sofa”.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố thông tin cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của Ngân hàng theo quy định của khoản 5 Điều 49 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024.

Danh sách cổ đông cho thấy ACB có 2 cổ đông cá nhân và cũng là người nội bộ của Ngân hàng. Đó là ông Trần Hùng Huy – Chủ tịch HĐQT ACB và bà Đặng Thu Thủy -Thành viên HĐQT ACB. Bà Thủy cũng chính là mẹ ruột của Chủ tịch Trần Hùng Huy.

Cụ thể, cá nhân ông Huy đang sở hữu hơn 153 triệu cp ACB, chiếm hơn 3.4% vốn tại đây. Còn mẹ ruột ông Huy sở hữu hơn 53 triệu cp, tương đương tỷ lệ sở hữu vốn Ngân hàng gần 1.2%.

Bên cạnh đó, người có liên quan tới ông Huy nắm giữ hơn 367 triệu cp, tương đương sở hữu 8.22% vốn điều lệ.

Nguồn: ACB

Theo báo cáo quản trị bán niên năm 2024, các bên có liên quan đến gia đình Chủ tịch Trần Hùng Huy gồm 3 Công ty cùng 6 cá nhân.

Cụ thể, 3 Công ty liên quan đến ông Huy gồm: CTCP Đầu tư Thương mại Giang Sen (nắm 2.07% vốn), CTCP Đầu tư Thương mại Vân Môn (sở hữu 1.14% vốn), CTCP Đầu tư Thương mại Bách Thanh (nắm 1.44%).

Ngoài ra, 6 cá nhân liên quan đến ông Huy gồ: Bà Đặng Thu Hà – Phó Giám đốc ACB chi nhánh TP.HCM (sở hữu 1.19%), ông Đặng Phú Vinh – Giám đốc khối ACB (sở hữu 0.42%), bà Đặng Thị Thu Vân – Giám đốc PGD Gò Vấp (sở hữu 0.03%), ông Đặng Văn Phú (nắm 0.01%), bà Phạm Thị Hường (sở hữu 0.02%) và bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai sở hữu 320 cp ACB.

Như vậy, Chủ tịch Trần Hùng Huy cùng người có liên quan nắm tổng cộng gần 12% vốn tại Ngân hàng, thấp hơn tỷ lệ sở hữu vốn của cổ đông và người có liên quan theo quy định mới tối đa là 15%.

Với nhóm tổ chức, SMALLCAP World Fund, Inc (quỹ đầu tư đến từ Mỹ) nắm 2.51% cổ phần nhà băng. Boardwalk South Limited nắm hơn 1.84% và VOF PE Holding 5 Limted (thuộc VinaCapital) nắm gần 1.72%. Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam nắm gần 1.56% và người có liên quan doanh nghiệp bảo hiểm này nắm 0.008%.

Trước đó, Boardwalk South Limited là 1 trong 4 nhà đầu tư nước ngoài (Estes Investments Limited, Sather Gate Investments Limited, Whistler Investments Limited và Boardwalk South Limited) nhận chuyển nhượng hơn 154 triệu cp ACB từ ngân hàng Anh Quốc Standard Chartered vào cuối tháng 01/2018.

Quảng cáo

Standard Chartered Bank từng là cổ đông chiến lược của ACB từ tháng 07/2005. Thương vụ chuyển nhượng trên đã kết lại sự hiện diện 12 năm của Standard Chartered tại ACB.

Năm 2024 cũng ghi nhận sự biến động sở hữu cổ đông ngoại của ACB khi Whistler Investments Limited đã bán thỏa thuận 145 triệu cp ACB vào ngày 22/03, giá trị hơn 4,000 tỷ đồng, giảm sở hữu tại Ngân hàng từ 194 triệu cp (tỷ lệ 4.99%) xuống còn 49 triệu cp (tỷ lệ 1.26%).

Sau giao dịch của Whistler Investments, sở hữu của cả nhóm nhà đầu tư nước ngoài giảm còn gần 243 triệu cp ACB, chiếm 6.25% vốn của Ngân hàng. Được biết, quỹ đầu tư này có liên quan đến quỹ CVC Asia Pacific (Singapore), nơi ông Võ Văn Hiệp - Thành viên HĐQT ACB làm Giám đốc điều hành.

Bên cạnh Whistler Investments Limited thoái vốn, Dragon Capital cũng báo cáo không còn là cổ đông lớn của ACB sau khi bán hơn 2 triệu cp ACB vào ngày 02/04, giảm tỷ lệ sở hữu của cả nhóm xuống còn 4.96%, tương ứng 192.8 triệu cp.

Bức tranh tài chính của ACB

Về tình hình kinh doanh, trong quý 2/2024, nguồn thu chính của ngân hàng ACB là lãi thuần ghi nhận đạt 7.111 tỷ đồng, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước. Một số khoản thu ngoài lãi cũng ghi nhận kết quả tích cực với lãi thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 877 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước; lãi thuần từ hoạt động khác đạt 415 tỷ đồng, cao gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, ACB lỗ từ mua bán chứng khoán kinh doanh ở mức 41,231 tỷ đồng (cùng kỳ lãi hơn 71,566 tỷ đồng) và lỗ từ chứng khoán đầu tư hơn 14,005 tỷ đồng (cùng kỳ lãi hơn 407,802 tỷ đồng).

Kết quả, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tại ngân hàng này đạt 6.186 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, cùng với việc giảm chi phí dự phòng rủi ro xuống còn hơn 588 tỷ đồng. Như vậy, trong quý 2 ngân hàng ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 5.600 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt hơn 10.490 tỷ đồng, tăng 5,5% so với 6 tháng năm ngoái. Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024, ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 22.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước. Như vậy sau 6 tháng, ngân hàng này đã hoàn thành được 48% kế hoạch lợi nhuận năm.

Tính đến ngày 30/6/2024, tổng tài sản của ACB ghi nhận đạt 769.678 tỷ đồng, mở rộng 7% so với hồi đầu năm. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm 15% còn 15.724 tỷ đồng; tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác cũng ghi nhận giảm 8% xuống còn 105.419 tỷ đồng.

Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm của ngân hàng ở mức 12,8%, đạt 550.000 tỷ đồng, cao hơn mức trung bình toàn hệ thống là 6%. Trong đó, mảng khách hàng cá nhân tăng 12,3%, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tăng 7,2% và doanh nghiệp tăng 37,6%.

Tại thời điểm cuối tháng 6/2024, tổng nợ xấu của ACB tăng lên 8.121 tỷ đồng, trong đó khoản nợ có khả năng mất vốn tăng tới 41% so với hồi đầu năm, lên 5.525 tỷ đồng. Kéo theo tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vay tại ACB tăng từ 1,22% hồi đầu năm lên 1,5%.

Trong đó, tỷ lệ nợ xấu mảng bán lẻ là 1,31% (tăng 0,27 điểm %). Tỷ lệ nợ xấu của mảng doanh nghiệp là 1,47% (tăng 0,29 điểm % so với năm 2023). Tỷ lệ nợ xấu mảng cho vay bất động sản là 1,79% (tăng 0,4 điểm % so với năm 2023).

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

MWG, F88 khởi xướng cuộc đua biến cửa hàng, điểm giao dịch thành cây ATM

Để đưa hàng nghìn cửa hàng, điểm giao dịch trên toàn quốc thành các điểm giao dịch tài chính hoạt động như cây ATM, Thế Giới Di Động đã hợp tác với Ngân hàng VPBank, trong khi F88 bắt tay với Ngân hàng Quân đội.

Lãnh đạo cấp cao tại Thế giới Di động hoàn tất bán ra cổ phiếu MWG, thu về hàng chục tỷ đồng “Đem tiền” đầu tư lượng lớn cổ phiếu MWG, HPG, FRT, một doanh nghiệp tạm lãi gần 200 tỷ đồng

KBC của Chủ tịch Đặng Thành Tâm thế chấp toàn bộ 12.681 tỷ đồng vốn góp tại một công ty con

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HOSE: KBC) vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc sử dụng toàn bộ phần vốn góp đang sở hữu tại Công ty TNHH MTV Phát triển Đô thị Tràng Cát để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp này

KBC trở lại nhóm vốn hóa tỷ USD sau 6 tháng vắng mặt Đô thị Kinh Bắc (KBC) muốn thực hiện dự án KCN Quế Võ mở rộng, cứ điểm sản xuất của Canon, Foxconn, Goertek… tại Việt Nam

Cổ phiếu giảm sâu nhất nhóm chứng khoán vừa được bơm vốn 500 tỷ đồng

Công ty chứng khoán Phú Hưng (PHS) đã nhận được công văn chấp thuận kết quả phát hành riêng lẻ tăng vốn điều lệ lên hơn 2.000 tỷ đồng. Đáng chú ý từ đầu năm 2024, cổ phiếu PHS ghi nhận mức giảm sâu nhất trong nhóm cổ phiếu chứng khoán.

Con gái Chủ tịch PNJ đăng ký mua 4 triệu cổ phiếu Phiên 13/12: Khối ngoại giảm bán ròng, "rót" gần trăm tỷ gom cổ phiếu "ông trùm" ngành hàng không