Có thêm nguồn dầu thô giá rẻ, quốc gia tiêu thụ dầu thứ 3 thế giới bất ngờ 'quay xe' với dầu Nga, tiết lộ tương lai 'rất khó nói'

Nhập khẩu dầu Nga của quốc gia này đã giảm xuống mức thấp nhất trong một năm qua.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Nikkei Asia, nhập khẩu dầu thô Nga của Ấn Độ trong tháng 1 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng một năm, mức giảm gần 35% so với mức đỉnh năm ngoái. Nguyên nhân là bởi New Delhi đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung.

Bộ trưởng dầu mỏ Ấn Độ Hardeep Singh Puri cho biết sự sụt giảm này đến từ nỗ lực cung cấp năng lượng ở mức giá rẻ nhất cho công chúng, khiến giá cả trở thành mục tiêu ưu tiên của quốc gia này.

Ấn Độ tăng cường mua dầu của Nga sau xung đột tại Ukraine năm 2022 của Moscow, tận dụng việc giảm giá mạnh do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Dữ liệu từ công ty nghiên cứu Vortexa cho thấy nhập khẩu của nước này đã tăng từ con số 0 vào tháng 1 năm 2022 lên 1,27 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 1 năm 2023.

Nga là nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Ấn Độ vào năm 2023, chiếm khoảng 30% lượng nhập khẩu. Số liệu hàng tháng đạt đỉnh 1,99 triệu thùng vào tháng 7.

screenshot-2024-02-20-233812-1011.png
Sản lượng nhập khẩu dầu từ Nga của Ấn Độ đang trên đà giảm mạnh

Nhưng lượng mua này đã giảm gần đây, xuống còn khoảng 1,29 triệu thùng/ngày vào tháng trước. Ấn Độ hiện mua nhiều hơn từ các nhà cung cấp khác như Iraq, vượt qua mức kỷ lục của tháng 7 - thời điểm nhập khẩu dầu Nga lập đỉnh.

Quảng cáo

Khi được hỏi về thị phần dự kiến của Nga trong nhập khẩu dầu của Ấn Độ trong năm nay, Bộ trưởng Dầu khí trả lời rằng “rất khó nói”.

“Có thể các nước khác sẽ giảm giá cho chúng tôi nhiều hơn”, ông nói.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo nhu cầu dầu của Ấn Độ sẽ tăng khoảng 20% từ năm 2023 đến năm 2030 lên 6,6 triệu thùng mỗi ngày. Ông Puri cho biết thêm: "Ấn Độ là một trong số ít thị trường đang phát triển nhanh. Các nhà cung cấp đều quan tâm đến việc cung cấp nhiều hơn cho Ấn Độ."

Một số nhà quan sát coi việc Ấn Độ giảm nhập khẩu từ Nga là dấu hiệu cho thấy nỗ lực của Mỹ và các đối tác nhằm thắt chặt các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow đang bắt đầu có hiệu lực.

Châu Âu vào tháng 12 năm 2022 đã áp đặt mức trần giá 60 USD/thùng đối với dầu của Nga, được thực thi bằng cách chặn quyền tiếp cận bảo hiểm đối với các lô hàng được bán trên ngưỡng đó. Washington vào tháng 10 năm ngoái đã trừng phạt hai tàu thuộc sở hữu của các công ty ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm biện pháp này. Ngược lại, Moscow được cho là đã sử dụng một "hạm đội bóng tối" gồm các tàu chở dầu cũ kỹ để trốn tránh các hạn chế vận chuyển.

Với việc Nga cũng đang bị trừng phạt tài chính, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ vào năm 2022 đã thiết lập một hệ thống cho phép thanh toán thương mại bằng đồng rupee. Tuy nhiên, theo truyền thông địa phương, việc sử dụng khuôn khổ này đã bị hạn chế do rủi ro giao dịch và tỷ giá hối đoái. Ấn Độ được cho là đã trả tiền mua dầu thô của Nga phần lớn bằng đồng USD hoặc đồng dirham của UAE.

Các biện pháp trừng phạt đã thúc đẩy Nga chuyển hướng từ phương Tây sang châu Á với tư cách là khách hàng chính cho dầu mỏ của nước này. Bộ Tài chính Nga cho biết doanh thu từ dầu khí đã tăng 59% trong tháng 1 lên khoảng 680 tỷ rúp (7,41 tỷ USD).

Theo Nikkei Asia

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Kỳ vọng lạm phát tăng cao ảnh hưởng thế nào đến con đường cắt giảm lãi suất của FED?

Các gia đình Mỹ đang ngày càng kém lạc quan hơn về triển vọng kinh tế, nhưng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể không muốn phản ứng mạnh mẽ với nền kinh tế yếu đi trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng rằng chính sách thương mại của chính quyền Tổ

Vàng bị bán ồ ạt sau cuộc họp của FED, giá mất mốc 2.600 USD/ounce Giá vàng giảm đột ngột sau thông tin về lãi suất của Fed

Mỹ siết chặt chính sách thuế quan, dòng tiền phân hoá trên thị trường hàng hoá

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục với những diễn biến giằng co trong phiên giao dịch ngày hôm qua (4/3). Đáng chú ý, toàn bộ thị trường nông sản tiếp tục chìm sâu trong sắc đỏ. Trong khi đó, diễn

Bitexco hoàn tất chuyển nhượng The Spirit of Saigon trước khi hồ sơ của dự án được chuyển qua C03 tiếp tục điều tra sau phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan Bất ổn xung quanh bầu cử tại Mỹ và căng thẳng leo thang ở Trung Đông đẩy giá bạc leo đỉnh 12 năm

Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu

Ngày 10/2/2025, Tổng thống Donald Trump đã công bố mức thuế mới 25% đối với tất cả mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu, một động thái có thể làm gia tăng căng thẳng với các đối tác thương mại của Mỹ và gây ra một đợt lạm phát mới ở trong nước.

Áp thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam có thể tăng nguồn thu ngân sách và hạn chế hiện tượng trốn thuế Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài khi áp thuế suất tối thiểu toàn cầu

Fed giữ nguyên lãi suất sau 3 đợt cắt giảm liên tiếp, lo ngại về việc lạm phát vẫn 'nóng' lên

Kết thúc cuộc họp chính sách 2 ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất, đảo ngược động thái nới lỏng mạnh tay trong bối cảnh các quan chức cần cân nhắc về các vấn đề chính trị và kinh tế.

Vàng đứng giá 85,1 triệu đồng/ lượng chờ tín hiệu của Fed Vàng bị bán ồ ạt sau cuộc họp của FED, giá mất mốc 2.600 USD/ounce

Hội đồng Vàng Thế giới: Giá vàng sẽ tăng trưởng 'khiêm tốn hơn nhiều' trong năm 2025

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, sau khi liên tục phá những mức cao kỷ lục trong năm nay và có được mức tăng giá tốt nhất hàng năm trong một thập kỷ qua, giá vàng sẽ tăng trưởng chậm lại vào năm tới.

Vàng miếng SJC tiếp tục neo ở mốc 87,1 triệu đồng mỗi lượng Giá vàng SJC, giá vàng nhẫn đồng loạt giảm mạnh tới 1 triệu đồng/lượng