Đèo Cả "mắc kẹt" phương án tài chính tại dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn

Đến thời điểm hiện tại, cao tốc 12.188 tỷ đồng BOT Bắc Giang đang mắc kẹt về phương án tài chính vì thu không đủ vận hành và trả lãi ngân hàng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn mắc kẹt với phương án tài chính vốn
Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn mắc kẹt với phương án tài chính vốn

"Vỡ" hợp đồng cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn

Được biết Dự án BOT đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn kết hợp tăng cường Quốc lộ 1 có tổng mức đầu tư 12.188 tỷ đồng, gồm 2 hợp phần, hợp phần Quốc lộ 1 dài 110 km thu phí từ tháng 6/2018 và hợp phần cao tốc dài 64km thu phí từ tháng 2/2020.

Trong đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) là đơn vị tài trợ nguồn vốn chủ yếu cho các dự án hạ tầng của Tập đoàn Đèo Cả.

Hiện các tài sản đảm bảo của dự án, bao gồm các quyền thu phí và toàn bộ nguồn thu từ các trạm thu phí, quyền tiếp nhận máy móc thiết bị, các động sản,… thuộc dự án đều được thế chấp tại Vietinbank. Thế nhưng, đáng tiếc là dự án không được triển khai như kỳ vọng dẫn đến vỡ phương án tài chính.

Cụ thể, tại hợp phần 1 tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km1+800 - Km106+500 đã được đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 6/2018. Dù dự án đã triển khai đúng tiến độ và lý ra được thu phí theo đúng hợp đồng đã ký.

Tuy nhiên, việc bỏ trạm thu phí Quốc lộ 1 tại Km24+800, khiến doanh nghiệp không được thu phí theo hợp đồng dự án ban đầu dẫn đến giảm nguồn thu khoảng 6.907 tỷ đồng trong cả vòng đời dự án.

Để bù đắp cho nhà đầu tư, tỉnh Lạng Sơn cam kết sẽ bố trí 2.000 tỷ đồng vốn ngân sách để hỗ trợ dự án nhưng đến nay khoản tiền này vẫn chưa được thực hiện.

Về hợp phần xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn Km45+100 - Km108+500, Tập đoàn Đèo Cả đã đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 2/2020.

Phía chủ đầu tư cho biết, dù được thu phí, nhưng để hỗ trợ cho người dân trong địa phương xung quanh trạm thu phí Km93+160, nên đã áp dụng vé tháng, vé quý và xe miễn giảm cho hơn 4.200 phương tiện dẫn đến sụt giảm doanh thu thu phí khoảng 46,4% (84 tỷ đồng/năm). Trong 3 năm qua, nhà thầu sụt giảm ước chừng 250 tỷ đồng.

Để tháo gỡ những khó khăn này, doanh nghiệp dự án (Công ty cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn) kiến nghị Chính phủ, Quốc hội và Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo UBND tỉnh Lạng Sơn làm việc với Ngân hàng VietinBank điều chỉnh cơ cấu nợ của dự án trong năm 2023 trên cơ sở nguồn thu thực tế hiện nay.

Đồng thời, tiếp tục giải ngân phần tín dụng còn lại không để dự án bị ách tắc; xem xét giảm lãi suất, giãn nợ để phù hợp với các khó khăn mà dự án đang gặp phải.

Chính những khó khăn tại dự án này khiến bức tranh tài chính của Tập đoàn Đèo Cả "đảo chiều" dù Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (mã cổ phiếu HHV - sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2023 với doanh thu thuần đạt 674 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều sai sót

Trước đó, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra nhiều sai sót tại dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn do Tập đoàn Đèo Cả làm chủ đầu tư như tình trạng giải ngân vốn vay và vốn góp chủ sở hữu chậm so với dự kiến, chưa cập nhật vào phương án tài chính thu nhập từ lãi tiền gửi phát sinh...

Cơ quan kiểm toán cho rằng, ngoài các hạn chế, sai sót chung trong quá trình đầu tư, cơ quan kiểm toán còn chỉ ra nhiều bất cập trong công tác quản lý các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT.

Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2020 do Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh ký gửi Quốc hội chỉ rõ, Hợp đồng BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm ứng cho nhà đầu tư bằng 40%, tương ứng với giá trị phần vốn nhà nước do nhà đầu tư tổ chức thực hiện không đúng quy định.

Một số yếu tố trong phương án tài chính đã thay đổi trong quá trình thực hiện dự án, song nhà đầu tư và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa điều chỉnh hợp đồng BOT.

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều sai sót tại BOT cao tốc - Bắc Giang - Lạng Sơn của Tập đoàn Đèo Cả

Tại dự án này, chi phí sửa chữa thường xuyên cũng chưa phù hợp định mức, chi phí trung tu và đại tu chưa phù hợp. Kiểm toán chỉ rõ, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn chi phí thường xuyên tăng 0,34 tỷ đồng; chi phí trung tu tăng 41 tỷ đồng; chi phí đại tu tăng 77,9 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, còn tình trạng giải ngân vốn vay và vốn góp chủ sở hữu chậm so với dự kiến trong phương án tài chính; chưa cập nhật vào phương án tài chính thu nhập từ lãi tiền gửi phát sinh. Đơn cử, dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, năm 2019 và 2020 là 10,9 tỷ đồng.

Kiểm toán cho biết thêm, khi dự án xuất hiện nhiều yếu tố thay đổi, ảnh hưởng đến tính khả thi dự án, các bên chưa xem xét, kịp thời trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh. Dù đã đưa dự án vào vận hành, nhưng các bên chưa thỏa thuận dự toán chi phí quản lý thu phí làm cơ sở thực hiện, chậm lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng.

Theo Nhịp sống thị trường

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Hơn 15.300 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4/2024, vốn đăng ký mới tăng mạnh

Hơn 15.300 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4/2024, vốn đăng ký mới tăng mạnh

Tính chung bốn tháng đầu năm 2024, cả nước có 51.551 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, hơn 29.700 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhưng cũng có tới trên 86.400 doanh nghiệp rời thị trường.

Doanh nghiệp thành lập mới tháng 11/2023 giảm về lượng, tăng về vốn Hơn 15.400 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 10/2023
Quý 1/2024, doanh thu FPT Retail đạt 9.042 tỷ đồng

Quý 1/2024, doanh thu FPT Retail đạt 9.042 tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế của FRT trong quý I/2024 đạt 89 tỷ đồng, gấp 43 lần so với cùng kỳ, hoàn thành 71% kế hoạch năm 2024. Với mức lợi nhuận đạt 89 tỷ đồng, FRT ghi nhận con số lợi nhuận trước thuế cao nhất trong 5 quý gần đây.

Dragon Capital bán ròng gần 17,4 triệu cổ phiếu VCG, nâng sở hữu FRT lên hơn 7% Nhóm Dragon Capital tiếp tục gom cổ phiếu FPT Retail (FRT), tỷ lệ sở hữu vượt 11%
Khải Hoàn Land (KHG) lùi đáo hạn thành công lần thứ 2 cho lô trái phiếu KHGH2123001.

Lần thứ 2 Khải Hoàn Land "khất" kỳ hạn đáo hạn lô trái phiếu 300 tỷ đồng

Khải Hoàn Land (KHG) đã được chủ sở hữu lô trái phiếu KHGH2123001 cho "khất" kỳ hạn đáo hạn thêm 1 năm. Đây là lần thứ 2 liên tiếp doanh nghiệp địa ốc này lùi thời hạn đáo hạn lô trái phiếu này.

92 doanh nghiệp BĐS có trái phiếu đáo hạn trong năm 2024 Áp lực trả nợ trái phiếu của các doanh nghiệp giảm, CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Nam nhiều lần được gọi tên chậm trả lãi trái phiếu trong năm 2023
92 doanh nghiệp BĐS có trái phiếu đáo hạn trong năm 2024

92 doanh nghiệp BĐS có trái phiếu đáo hạn trong năm 2024

Bộ Tài chính vừa đưa ra danh sách 182 doanh nghiệp bất động sản còn dư nợ trái phiếu tính tới cuối năm 2023, tổng số dư 351.390 tỷ đồng.

Áp lực trả nợ trái phiếu của các doanh nghiệp giảm, CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Nam nhiều lần được gọi tên chậm trả lãi trái phiếu trong năm 2023 Số lượng trái phiếu chậm trả gốc/lãi sẽ tiếp tục thu hẹp trong năm 2024
Bà con tham quan cảnh xuất hàng tại cảng

Gần 2.500 nông dân trải nghiệm tại nhà máy sản xuất phân bón Đạm Cà Mau

Phân bón Cà Mau được đánh giá cao khi tiên phong tổ chức đưa bà con nông dân tham quan nhà máy để nắm bắt quy trình sản xuất, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là công nghệ NPK Cà Mau polyphosphate được sản xuất trên nền Urea hóa lỏng và dây chuyền hiện đại.

Phân bón Cà Mau: Hành trình tạo dựng một thương hiệu lớn Phân bón Cà Mau tài trợ 5 tỷ đồng xây dựng 8 phòng học tại Trường THCS Hà Linh
Dự báo thiên thời địa lợi hội tụ, PVD vẫn lên kế hoạch lợi nhuận 2024 đi lùi 30%

Dự báo thiên thời địa lợi hội tụ, PVD vẫn lên kế hoạch lợi nhuận 2024 đi lùi 30%

Năm 2024, PV Drilling đặt kế hoạch tổng doanh thu 6.200 tỷ đồng, tăng nhẹ so với thực hiện năm 2023 nhưng kế hoạch lợi nhuận sau thuế 380 tỷ đồng, giảm 30% so với năm 2023.

PVD với mô hình "cốc tay cầm" dang dở Doanh nghiệp Việt Nam bán cà phê đầu tiên vào châu Âu với hồ sơ không phá rừng và được đánh giá tốt
Trường Sơn Land (Him Lam Land) bất ngờ gửi HNX báo cáo tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2021. Ảnh chụp màn hình

Him Lam Land bất ngờ báo cáo HNX tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2021 sau khi đổi tên thành Trường Sơn Land

Ngày 16/4/2024, HNX công bố báo cáo tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2021 của Công ty CP Kinh doanh địa ốc Him Lam (đã đổi tên thành Công ty Cổ phần Bất động sản Trường Sơn).

Sau Địa ốc Him Lam, đến lượt SSI rời ghế cổ đông lớn tại Phục vụ Mặt đất Sài Gòn Giá bất động sản vùng ven “nhảy múa”, nhà đầu tư cần tránh lao theo cơn sốt
CONINCO kỷ niệm 45 năm thành lập

CONINCO kỷ niệm 45 năm thành lập

CONINCO đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trên khắp mọi miền của mảnh đất hình chữ S với các công trình mang tầm quốc gia trong tất cả các lĩnh vực từ thủy điện, thuỷ lợi, nông nghiệp cho tới công nghiệp dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải, năng lượng.

Áp lực trả nợ trái phiếu của các doanh nghiệp giảm, CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Nam nhiều lần được gọi tên chậm trả lãi trái phiếu trong năm 2023 Một doanh nghiệp xây dựng bất ngờ báo lãi lớn, gấp gần 3 lần cùng kỳ
Lãnh đạo Bách Hóa Xanh tự tin 2-3 năm tới có thể đạt lợi nhuận 4 chữ số, hé lộ kế hoạch lên sàn

Lãnh đạo Bách Hóa Xanh tự tin 2-3 năm tới có thể đạt lợi nhuận 4 chữ số, hé lộ kế hoạch lên sàn

"Bách Hóa Xanh đã qua giai đoạn phải bù lỗ. Không cần phải gọi thêm vốn, mà chỉ tập trung phát triển đến quy mô đủ lớn, lãi vài nghìn tỷ đồng thì sẽ niêm yết theo cam kết với nhà đầu tư", Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài cho biết.

Bách Hóa Xanh sẽ chào bán riêng lẻ tối đa 10% cổ phần trong đầu năm 2024 "Gánh" tăng trưởng của MWG 5 năm tới, Bách Hóa Xanh đang đi đúng hướng hậu tái cấu trúc?