Điện có thể sắp tăng giá để bù khoản lỗ 17.000 tỷ đồng của EVN

Bộ Công Thương đề xuất tăng giá điện trong năm 2024 để EVN có nguồn thanh toán cho các nhà máy điện và phản ánh đúng biến động của chi phí đầu vào.

Giá bán điện hiện thấp hơn giá thành (Ảnh minh hoạ)
Giá bán điện hiện thấp hơn giá thành (Ảnh minh hoạ)

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo giá đầu tuần này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng kiến nghị xem xét điều chỉnh giá điện để đảm bảo phản ánh biến động của các thông số đầu vào của giá điện, đồng thời để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có nguồn thanh toán cho chủ đầu tư các nhà máy điện.

“Bộ Công Thương sẽ hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều hành phương án giá điện theo đúng quy định”, đại diện Bộ Công Thương cho biết.

Về lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu, bao gồm cả giá điện, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động chuẩn bị tốt phương án điều hành theo lộ trình thị trường.

“Việc tính toán, sớm chuẩn bị các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động trong triển khai chính sách. Đồng thời, thời điểm điều chỉnh cần tính toán phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Khả năng điều chỉnh giá điện cũng được nhắc tới tại cuộc họp đầu năm nay của EVN. Theo Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước Nguyễn Hoàng Anh, nếu không tăng giá điện sẽ không giải quyết được khoản lỗ 17.000 tỷ đồng của Tập đoàn này.

Quảng cáo

Trong năm 2023, giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh tăng 2 lần nhưng không đủ bù đắp được chi phí sản xuất điện. EVN tiếp tục bị lỗ sản xuất, kinh doanh điện năm thứ 2 liên tiếp.

Theo văn bản EVN gửi Bộ Công thương, tính đến hết năm 2023, tập đoàn này ghi nhận lỗ trước thuế hợp nhất khoảng 17.000 tỷ đồng, giảm 9.000 tỷ đồng so với năm 2022.

Tổng giám đốc EVN cho rằng số lỗ trên chủ yếu do giá bán ra của EVN vẫn thấp hơn giá thành. Theo tính toán của EVN, tổng chi phí bình quân các khâu phát điện, truyền tải và phân phối là 2.092,78 đồng/kWh nhưng giá bán điện bình quân là 1.950,32 đồng/kWh. Theo đó, cứ mỗi kWh bán ra, EVN đang chịu lỗ 142,5 đồng.

Nhận định việc tăng giá điện sẽ không ảnh hưởng quá lớn tới mục tiêu đảm bảo chỉ số CPI dưới 4% của Chính phủ, nhưng TS Nguyễn Đức Độ cũng thừa nhận việc tăng giá này sẽ khiến một số doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều điện và một bộ phận người dân sẽ gặp khó khăn.

Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Đức Độ, nếu kiềm giá điện quá lâu, việc kinh doanh thua lỗ cũng ảnh hưởng tới hoạt động của ngành điện. “Do đó, nhà nước phải tính toán liều lượng và thời điểm điều chỉnh phù hợp để cân bằng lợi ích cả ba bên gồm: doanh nghiệp, người dân và Nhà nước”, ông Độ nói.

Đồng quan điểm, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) lưu ý EVN cần phải công khai, minh bạch trong giá mua, bán điện cũng như tình hình kinh doanh để không ảnh hưởng tới tâm lý người dân. “Nếu thấy giá điện chỉ tăng không giảm, người dân sẽ đặt câu hỏi. Đó là vấn đề phải truyền thông để người dân hiểu”, chuyên gia góp ý.

Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng cho rằng, giá điện cần tiến tới được điều hành theo cơ chế thị trường, có tăng, có giảm. “Giá xăng dầu, giá than tăng thì điện tăng nhưng khi giảm thì giá điện phải giảm. Từ đó, người dân sẽ thấy tăng giảm cũng bình thường, mỗi lần điều chỉnh sẽ không gây xáo trộn lớn”, ông Thịnh nói.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Eximbank đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 gần 5.200 tỷ đồng, tăng trên 23%

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, với nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó, nhắm đích lợi nhuận 5.188 tỷ đồng, tăng 23,8% so với 2024.

Trước ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội vào ngày 28/11, Eximbank hoàn tất tăng vốn lên gần 18.700 tỷ đồng Eximbank tiếp tục họp cổ đông bất thường, muốn sửa đổi Điều lệ ngân hàng

Chứng khoán TCBS muốn dành 3.000 tỷ đồng tự doanh trên các sàn thế giới

Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities - TCBS) đã đưa ra nhiều nội dung, đáng chú ý nhất là tham vọng đầu tư tại thị trường chứng khoán nước ngoài.

Mirae Asset rời khỏi vị trí công ty chứng khoán cho vay margin lớn nhất, TCBS vươn lên đứng đầu TCBS có kế hoạch tăng vốn lên gần 20.000 tỷ đồng

Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng trong năm 2025

Từ ngày 01/04/2025, theo Nghị quyết số 170/2024/QH15 của Quốc hội, những vướng mắc liên quan đến tiền sử dụng đất tại dự án Lakeview City sẽ chính thức được giải quyết dứt điểm. Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng

Novaland chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD thành cổ phần với giá cao ngất ngưởng Cổ phiếu Novaland (NVL) được “gom” đột biến, tăng trần trong ngày VN-Index vượt mốc 1.290 điểm

MBS ước tính KQKD quý 1/2025 của 56 doanh nghiệp "hot": VHM, KBC, FRT, HAH, DBC dự báo lãi tăng đột biến, nhiều đại gia đầu ngành có thể "đi lùi"

MBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể ghi nhận mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ trong quý đầu năm. Mức tăng này được tính toán trên mức nền đang cao dần hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và sản xuất tiêu dùng tiếp tục phục hồi.

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành bia dần cải thiện Doanh nghiệp nhiệt điện trong hệ sinh thái Geleximco lỗ nặng nhưng báo thành lãi gần 122 tỷ đồng

Quan điểm của PYN Elite Fund sau khi chốt lời FPT, CMG có gây tranh cãi?

Trong thế giới đầu tư, việc chốt lời là một phần không thể thiếu của chiến lược quản lý danh mục. Tuy nhiên, một hiện tượng đáng chú ý đã xuất hiện: một số nhà đầu tư lớn và quỹ đầu tư, sau khi thoái vốn khỏi các cổ phiếu, lại công khai đưa ra những bình

“Cá mập” Pyn Elite Fund gom hàng triệu cổ phiếu DBC và HAX Quỹ ngoại Pyn Elite Fund giảm sở hữu tại Dabaco xuống dưới 6%