Đồng Yên Nhật gặp 2 vấn đề quan trọng vào năm 2024

Niềm tin vào chủ nợ lớn nhất thế giới có khả năng suy giảm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Đồng Yên Nhật gặp 2 vấn đề quan trọng vào năm 2024

Trong bài phát biểu tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Nhật Bản vào cuối tháng 11, cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Eisuke Sakakibara nói: “Đồng Yên mạnh là lợi ích quốc gia của chúng ta”.

Cựu Thứ trưởng Sakakibara được gọi là "Mr. Yen" vào nửa cuối thập niên 1990, vì những nỗ lực của ông trong việc tác động tới tỷ giá hối đoái của đất nước. Phát biểu của ông gián tiếp dẫn lời Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Robert Rubin rằng: “Một đồng đô la mạnh là lợi ích quốc gia của chúng ta”.

Không còn nghi ngờ gì, tiền tệ là tấm gương phản ánh uy tín tín dụng của quốc gia sử dụng nó. Đồng Yên Nhật sẽ bước vào giai đoạn quan trọng trong năm tới, khi hai rào cản tiềm tàng đang chờ đợi.

Vấn đề đầu tiên là Nhật Bản có thể mất đi vị thế chủ nợ lớn nhất thế giới. Tài sản ròng ở nước ngoài của Nhật Bản đạt tổng cộng 3.100 tỷ USD vào cuối năm 2022, đứng sau là 2.900 tỷ USD của Đức. Về lý thuyết, sự thay đổi trong cán cân tài khoản vãng lai gần như được phản ánh chính xác trong tài sản ròng ở nước ngoài.

Theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tài sản ròng bên ngoài Nhật Bản dự kiến đạt 3.300 tỷ USD và 3.400 tỷ USD vào cuối năm 2023 và 2024. Trong khi đó, con số của Đức dự kiến lần lượt là 3.200 tỷ USD và 3.500 tỷ USD. Nghĩa là nước này có khả năng soán ngôi Nhật Bản.

Khi sức mạnh nguồn thu từ xuất khẩu giảm sút, Nhật Bản phải dựa vào lợi nhuận từ đầu tư nước ngoài để hỗ trợ thặng dư tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, ngay cả nguồn lợi này cũng có dấu hiệu cho thấy sự thay đổi lớn.

Vào ngày 24/11, trên thị trường ngoại hối Thượng Hải, đồng Yên mất giá trượt xuống mức 4,7749 nhân dân tệ đổi 100 yên, mức thấp nhất kể từ năm 2005. Mặc dù sự suy yếu của đồng Yên một phần là do sự mất giá so với đồng bạc xanh, nhưng cũng không thể bỏ qua sự thay đổi trong cơ cấu cán cân tài khoản vãng lai của Nhật Bản với Trung Quốc.

Cán cân này vẫn thâm hụt kể từ quý 1 năm 2022 và tổng thâm hụt kể từ đó đến quý 2 năm 2023 đạt khoảng 4.500 tỷ yên (30 tỷ USD). Điều đó có nghĩa là thâm hụt với Trung Quốc chiếm tương đương 20% thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản với Mỹ trong cùng giai đoạn.

Thâm hụt thương mại gia tăng chủ yếu do xuất khẩu của Nhật Bản giảm, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến chất bán dẫn. Ngoài ra còn có sự suy giảm doanh thu đầu tư, chẳng hạn như cổ tức từ các công ty con ở nước ngoài.

Tháp Tokyo và núi Phú Sĩ. Ảnh: Getty Images
Tháp Tokyo và núi Phú Sĩ. Ảnh: Getty Images

Theo thống kê của Ngân hàng Nhật Bản, dòng vốn ròng chảy ra nước ngoài từ quỹ ủy thác đầu tư chứng khoán, tức khoản chênh lệch giữa số tiền đầu tư và số tiền thu được, đạt tổng cộng 105 nghìn tỷ yên trong giai đoạn từ tháng 1/2000 đến tháng 6/2023.

Số liệu thống kê cho thấy dòng tiền có xu hướng chảy ra ngoài trong các chu kỳ đồng yên yếu đi, ví dụ như giai đoạn từ năm 2005 - 2007, năm 2013 - 2015 và từ năm 2020 đến nay. Một chương trình miễn thuế mới đối với các khoản đầu tư nhỏ, được gọi là NISA, sẽ được triển khai vào tháng 1. Chương trình này có khả năng biến dòng tiền cá nhân này thành một dòng sông. Và đây sẽ là vấn đề thứ hai của đồng Yên trong năm 2024.

Trong thời đại toàn cầu hoá, không nên xem nhẹ niềm tin vào đồng Yên, thứ là nền tảng thu hút tiền cho các công ty Nhật Bản. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu Nhật Bản ngay cả khi đồng Yên yếu đi nhờ niềm tin vào vị thế chủ nợ lớn nhất thế giới của nước này. Một khi niềm tin suy yếu, họ sẽ bắt đầu xem xét doanh thu và giá cổ phiếu của các công ty Nhật Bản dựa trên cơ sở đồng đô la. Nếu điều này xảy ra, tác dụng thúc đẩy nguồn lợi của đồng Yên sẽ không còn hiệu quả.

Nếu ai đó muốn khẳng định rằng việc thoát khỏi nền kinh tế giảm phát hoặc duy trì đồng yên mạnh hơn là vì lợi ích quốc gia thì phải để người dân Nhật Bản cảm nhận được thực tế này. Bằng không, nó sẽ mãi chỉ là điều viển vông. Và nền kinh tế Nhật Bản đang tiến gần đến một ngã rẽ lịch sử.

Theo Nikkei Asia

Theo markettimes.vn

Cùng chuyên mục Thế giới

Vượt xa vàng, giá của kim loại quý này đã tăng gần 40% từ đầu năm - đạt mức cao nhất hơn 10 năm

Vượt xa vàng, giá của kim loại quý này đã tăng gần 40% từ đầu năm - đạt mức cao nhất hơn 10 năm

Giá bạc đột ngột gây sự chú ý khi tăng vọt lên trên 30 USD/ounce, đạt mức cao nhất hơn 10 năm.

Kỳ vọng FED hạ lãi suất, dòng tiền chảy mạnh vào nhóm kim loại quý Trung Quốc bất ngờ bùng cơn khát kim loại 'xanh', tăng 8% vượt dự báo nhằm âm thầm phát triển một lĩnh vực mạnh nhất thế giới
Chuyên gia tin giá vàng có thể chạm hoặc vượt ngưỡng chưa từng thấy, nhà đầu tư cá nhân thận trọng hơn

Chuyên gia tin giá vàng có thể chạm hoặc vượt ngưỡng chưa từng thấy, nhà đầu tư cá nhân thận trọng hơn

Phần đông các chuyên gia tin rằng giá vàng sẽ có thể chạm hoặc vượt ngưỡng cao chưa từng thấy, tuy nhiên trên thị trường đầu tư, các nhà đầu tư cá nhân có quan điểm thận trọng hơn.

Giá vàng thế giới vượt đỉnh cũ và có thể sớm chạm ngưỡng 2.500 USD/ounce Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ thanh tra hoạt động kinh doanh vàng
Elon Musk sắp có chuyến thăm đầu tiên tới Đông Nam Á: Quốc gia nào sẽ là điểm dừng chân và mục đích là gì?

Elon Musk sắp có chuyến thăm đầu tiên tới Đông Nam Á: Quốc gia nào sẽ là điểm dừng chân và mục đích là gì?

Tỷ phú Elon Musk được cho là sẽ thăm Indonesia vào Chủ nhật tuần này để ra mắt dịch vụ vệ tinh Starlink.

Xếp cao hơn cả Elon Musk, ông Phạm Nhật Vượng lọt top 50 người có tầm ảnh hưởng đến ngành ô tô toàn cầu năm 2024 Elon Musk vừa đánh rơi danh hiệu người giàu nhất thế giới, bị "cựu thù" soán ngôi
Loạt yếu tố hỗ trợ giá vàng

Loạt yếu tố hỗ trợ giá vàng

Chuyên gia phân tích tại Quỹ Marex, ông Edward Meir, nhận xét: “Đồng USD hạ giá đang hỗ trợ nhất định cho giá vàng. Việc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) không phát tín hiệu về nâng lãi suất có thể coi như một yếu tố tích cực, giá vàng có thể sẽ tăng”.

Trung Quốc sẽ phát hành lô đầu tiên trong 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ trái phiếu để hỗ trợ kinh tế trong tuần này Tín dụng tháng 4 của Trung Quốc bất ngờ giảm
Trung Quốc sẽ phát hành lô đầu tiên trong 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ trái phiếu để hỗ trợ kinh tế trong tuần này

Trung Quốc sẽ phát hành lô đầu tiên trong 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ trái phiếu để hỗ trợ kinh tế trong tuần này

Giới chức Trung Quốc đã thông báo về việc sẽ bán trái phiếu nhằm tăng cường đầu tư trong nhiều lĩnh vực quan trọng, đồng thời củng cố nền móng cho kinh tế tăng trưởng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản chưa chấm dứt.

Tín dụng tháng 4 của Trung Quốc bất ngờ giảm Trung Quốc vẫn 'đau đầu' với bài toán giảm phát
Tín dụng tháng 4 của Trung Quốc bất ngờ giảm

Tín dụng tháng 4 của Trung Quốc bất ngờ giảm

Tín dụng của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 4 do lượng trái phiếu chính phủ phát hành thành công chậm lại trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của các tập đoàn và hộ gia đình Trung Quốc tiếp tục yếu.

Trung Quốc vẫn 'đau đầu' với bài toán giảm phát Trung Quốc - Asean Beauty business Matching mở ra cơ hội hợp tác trong ngành công nghệ làm đẹp với doanh nghiệp Việt Nam