Fitch Ratings lần đầu xếp hạng tín nhiệm Sacombank với triển vọng ổn định

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (Fitch) vừa công bố xếp hạng nhà phát hành (Issuer Default Rating – IDR) dài hạn cho Sacombank ở bậc ‘BB-’ cùng triển vọng ổn định, IDR ngắn hạn là ‘B’ và sức mạnh độc lập (Viability – VR) là ‘b+’.

Đây là năm đầu tiên Fitch thực hiện đánh giá Sacombank và kết quả đã thể hiện những cải thiện liên tục của ngân hàng trong quá trình tái cơ cấu và không ngừng khẳng định vị thế trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

sanh-giao-dich-sacombank.jpg
Quảng cáo

Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 6,4% trong nửa đầu năm 2024, sau khi đạt mức tích cực 5,1% vào năm 2023. Sự phục hồi của kinh tế thế giới và các giải pháp hữu hiệu cho thị trường bất động sản trong nước sẽ tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam mà Fitch dự đoán sẽ dao động quanh mức 7% trong trung hạn. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và Sacombank nói riêng.

Theo Fitch, điểm chất lượng tài sản của Sacombank được đánh giá là ‘b+’/ổn định. Điểm huy động và thanh khoản là ‘bb-’/ổn định. Cơ cấu danh mục cho vay được mở rộng về phục vụ sản xuất kinh doanh và kích thích tiêu dùng nên điểm số cho danh mục rủi ro là ‘b+’/ổn định. Vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời của Sacombank sẽ được cải thiện đáng kể trong những năm tới khi Ngân hàng hoàn tất tái cơ cấu và gia tăng các hoạt động kinh doanh lõi.

Sau hơn 7 năm triển khai Đề án tái cơ cấu, Sacombank đã xử lý dứt điểm phần lớn các vấn đề tồn tại và cơ bản hoàn thành các mục tiêu trọng yếu. Ngân hàng đã thu hồi, xử lý hơn 80% nợ xấu và tài sản tồn đọng; trích lập đầy đủ dự phòng theo đúng quy định, trong đó trích 100% dự phòng cho các khoản nợ bán VAMC chưa xử lý.

Chất lượng tài sản không ngừng được cải thiện với tỷ trọng của tài sản có sinh lời trong tổng tài sản đã được nâng lên mức hơn 91%. Quy mô kinh doanh liên tục được đẩy mạnh, tăng bình quân 10-13%/năm. Chuyển đổi số được tăng tốc nhằm gia tăng năng lực quản trị và phát triển sản phẩm dịch vụ đa tiện ích, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số của khách hàng. Lợi nhuận tăng 62 lần từ 156 tỷ đồng vào năm 2016 lên 9.595 tỷ đồng vào năm 2023.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

10 năm doanh nghiệp tư nhân vươn mình

Trong suốt giai đoạn 10 năm vừa qua, các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam như Vingroup, FPT, Hòa Phát, Thế Giới Di Động, Vietjet, REE, Hoá chất Đức Giang, Gelex, PNJ… đã ghi dấu ấn mạnh mẽ, với sự tăng trưởng vượt bậc về vốn hóa, doanh thu và lợi nh

Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mục tiêu lọt top 3 doanh nghiệp lớn nhất sau 5 năm Cổ phiếu của một doanh nghiệp chăn nuôi heo tăng “bốc đầu” trong ngày VN-Index “bốc hơi” gần 2 điểm

Viconship gia tăng ảnh hưởng tại Hải An

Hai lãnh đạo cấp cao của Viconship – ông Nguyễn Xuân Dũng và ông Tạ Công Thông – vừa được đề cử tham gia Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cho nhiệm kỳ 2023–2028.

Viconship dự chi gần 320 tỷ đồng mua 37,55% vốn tại Vinaship, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn PVD Viconship trở thành cổ đông lớn của Vinaship, TTC Agris muốn mua 40% vốn Betrimex

Nestlé Việt Nam bị phạt vì vi phạm quy định trong hoạt động quảng cáo

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa bị Công an tỉnh Đồng Nai xử phạt hành chính 80 triệu đồng do vi phạm các quy định trong hoạt động quảng cáo sản phẩm thực phẩm bổ sung sữa lúa mạch Nestlé Milo.

Vi phạm về phòng cháy chữa cháy, loạt cơ sở tại 2 dự án lớn của GP Invest bị Công an Cầu Giấy “nhắc tên” Bộ trưởng Tài chính nhắc vi phạm của E&Y, Deloitte,… tại SCB

Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại Nam Long

4 quỹ thành viên thuộc Dragon Capital đã bán ra tổng cộng 1,1 triệu cổ phiếu NLG, hạ tổng sở hữu của cả nhóm từ 20,05 triệu đơn vị, chiếm tỷ lệ 5,2% vốn điều lệ xuống còn 18,95 triệu đơn vị chiếm 4,92% vốn điều lệ Nam Long.

Doanh số bán hàng của Vinhomes, Khang Điền, Nam Long dẫn đầu ngành bất động sản nhờ các dự án mới ra mắt ở Hà Nội và TP.HCM Cổ đông lớn đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu NLG của Nam Long