GELEX được NHNN chấp thuận cho mua cổ phần của Eximbank

GELEX được NHNN chấp thuận cho mua cổ phần của Eximbank

Theo đó, văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đồng ý để GELEX mua cổ phần của Eximbank thông qua phương thức giao dịch khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận qua hệ thống giao dịch chứng khoán của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) trong năm 2024.

Như vậy, nếu giao dịch thành công, GELEX sẽ trở thành cổ đông tổ chức lớn nhất của nhà băng này với tỷ lệ sở hữu dự kiến đến mức 10% vốn điều lệ. Đây cũng là mức tỷ lệ mà một cổ đông tổ chức được sở hữu tối đa tại một tổ chức tín dụng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024.

Vừa qua, Eximbank mới công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ của nhà băng tại thời điểm 1/7/2024.

Trong đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Gelex (GELEX; HoSE: GEX) là cổ đông nắm tỷ lệ sở hữu nhiều nhất với 4,9% cổ phần của nhà băng này, tương ứng 85,5 triệu cổ phiếu EIB.

Theo sau là Công ty Cổ phần Chứng khoán VIX (HoSE: VIX) nắm 3,58% vốn, tương đương 62,3 triệu cổ phiếu. Theo sau là Công ty Cổ phần Thắng Phương sở hữu 53,4 triệu cổ phiếu, chiếm 3.07% vốn Eximbank.

Quảng cáo

Bên cạnh đó, cổ đông cá nhân sở hữu trên 1% vốn điều lệ Eximbank gồm bà Lê Thị Mai Loan - Phó Tổng Giám đốc (1,03%) và bà Lương Thị Cẩm Tú - Phó Chủ tịch HĐQT (1,12%). Ngoài ra, nhóm liên quan bà Loan còn nắm 19.540 cổ phiếu, tỷ lệ 0,0011%.

HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2020 - 2025. (Nguồn: Eximbank)

Tập đoàn GELEX thành lập năm 1990, hoạt động trong 2 lĩnh vực cốt lõi là sản xuất thiết bị điện và hạ tầng, khu công nghiệp với hệ sinh thái thương hiệu mạnh gồm các tên tuổi như: CADIVI, THIBIDI, Viglacera.

Hiện, GELEX có hơn 50 công ty thành viên và liên kết với tổng tài sản tại thời điểm 30/6/2024 đạt 52.442 tỷ đồng.

Theo quy định tại Điều 63 Luật Các Tổ chức tín dụng 2024, cổ đông cá nhân không nắm quá 5% vốn điều lệ của ngân hàng; cổ đông tổ chức không nắm quá 10% vốn; cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn.

Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 05% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng khác.

Cổ đông, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại Điều 63 của Luật này được tiếp tục duy trì cổ phần nhưng không được tăng thêm cổ phần cho đến khi tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định của Luật này, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Chủ đầu tư dự án 267 ha ở Long An lãi vỏn vẹn gần 4 tỷ, nợ hơn 32.000 tỷ đồng

Công ty Thái Sơn - Long Vũ là chủ đầu tư dự án khu thương mại, biệt thự và chung cư cao cấp tại xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An với quy mô 267 ha. 6 tháng đầu năm 2024, công ty chỉ báo lãi gần 4 tỷ đồng.

Chuyển động mới tại siêu dự án tỷ USD của Vinhomes ở Long An Loạt cung đường hàng trăm tỉ đồng được xây dựng, mở rộng Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An trong đầu năm 2024

Sacombank dành gần 11 tỷ đồng cho học bổng “Ươm mầm cho những ước mơ” 2023

Nhân dịp khai giảng năm học 2023 - 2024, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) dành gần 11 tỷ đồng để triển khai chương trình học bổng “Ươm mầm cho những ước mơ”, đánh dấu hành trình 20 năm đồng hành với tổng kinh phí gần 61 tỷ đồng, tiếp thêm độn

Sacombank được vinh danh kép với giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á” 4 năm liên tiếp và "Doanh nghiệp quan tâm chăm sóc nhân viên tuyệt vời nhất” “Thanh toán chất – Bật mood tựu trường” với loạt ưu đãi từ Sacombank

Lợi nhuận Xây dựng Hòa Bình (HBC) tăng thêm gần trăm tỷ sau soát xét

Lợi nhuận sau thuế Hòa Bình đạt gần 830 tỷ đồng trong khi cùng kỳ ghi nhận lỗ 713 tỷ đồng. So với báo cáo tài chính tự lập, khoản lãi sau thuế trên tăng thêm khoảng 90 tỷ đồng.

HOSE cắt margin 79 mã chứng khoán, vẫn là những cổ phiếu quen thuộc HVN, FRT, HBC, HAG… Chủ tịch HBC Lê Viết Hải không đồng ý với HoSE về việc hủy niêm yết