Giá dầu tăng mạnh

Loạt thông tin tốt đã tác động đẩy tăng giá dầu trong phiên đầu tuần, giá dầu dự báo sẽ còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.

Loạt thông tin tốt đã tác động đẩy tăng giá dầu trong phiên đầu tuần, giá dầu dự báo sẽ còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.

Phiên giao dịch ngày thứ Hai (giờ Mỹ), giá dầu thô tăng hơn 1% và đóng cửa ở ngưỡng cao nhất trong năm tháng gần đây bởi những kỳ vọng cho rằng tăng trưởng kinh tế tại Mỹ và Trung Quốc sẽ giúp đẩy tăng nhu cầu.

Cùng lúc đó, nguồn cung dầu có những hạn chế nhất định bởi biện pháp cắt giảm sản lượng của OPEC+.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tháng 6/2024 đóng cửa ở mức 87,42 USD/thùng, mức này cao hơn đến 42 cent tương đương 0,5% so với ngưỡng giá đóng cửa của tuần liên trước đó.

Tại Mỹ, lĩnh vực sản xuất tháng 3/2024 tăng trưởng lần đầu tiên trong 1 năm rưỡi, tuy nhiên số lượng việc làm tại các nhà máy hiện vẫn ở ngưỡng thấp trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng yếu, giá cả một số loại nguyên liệu đầu vào gia tăng.

Trong tuần trước, Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), chỉ số ưa thích của FED, đã hạ nhiệt trong tháng 2/2024, chi phí dịch vụ bên ngoài lĩnh vực nhà đất và năng lượng chững lại đáng kể.

Phần lớn chuyên gia phân tích tin rằng sự hạ nhiệt của chỉ số PCE sẽ khiến cho khả năng FED hạ lãi suất được duy trì, yếu tố này sẽ giúp làm gia tăng tăng trưởng kinh tế và làm tăng nhu cầu dầu.

Quảng cáo

Tại Trung Quốc, hoạt động sản xuất tháng 3/2024 tăng trưởng lần đầu tiên trong 6 tháng, theo một khảo sát chính thức gần đây. Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

“Nhu cầu dầu của Trung Quốc, không còn nghi ngờ gì nữa, là yếu tố sẽ có thể đẩy giá dầu tăng lên ngưỡng cao hơn nữa”, theo giám đốc bộ phân năng lượng tương lai tại ngân hàng Mizuho – ông Bob Yawger khẳng định.

Cũng theo ông Yawger, nhu cầu dầu tăng cao trong mùa hè và việc nhu cầu dầu của Trung Quốc phục hồi sẽ là hai yếu tố có thể đẩy giá dầu có lúc chạm mức 100 USD/thùng.

Tại Nhật Bản, tâm lý lạc quan trọng lĩnh vực dịch vụ tăng lên ngưỡng cao nhất trong 33 năm trong quý đầu tiên bởi ngành du lịch tăng trưởng bùng nổ, cùng lúc đó các doanh nghiệp thu về lợi nhuận cao hơn khi tăng giá bán hàng hóa, theo kết quả của cuộc khảo sát từ Ngân hàng Trung ương (BOJ).

Tại châu Âu, nhu cầu dầu vững vàng hơn so với kỳ vọng, mức tăng trưởng nhu cầu dầu ước tính khoảng 100.000 thùng/ngày trong tháng 2/2024, theo kết quả dự báo của ngân hàng Goldman Sachs.

Nhìn từ phía nhu cầu, nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới Saudi Arabia có thể nâng giá bán (OSP) vào tháng 5/2024.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak khẳng định các doanh nghiệp dầu của nước này sẽ tập trung chủ yếu vào việc giảm sản lượng chứ không quá chú trọng vào xuất khẩu, theo OPEC.

Theo Reuters, CNBC

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"

Tham vọng soán ngôi thống trị của đồng USD, BRICS và xu hướng phi đô la hoá có thể đi xa đến đâu?

Nhiều chuyên gia và nhà phân tích cho rằng vị thế của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu vẫn vững như bàn thạch. Nhưng nhiều quốc gia bao gồm khối BRICS đang không ngừng tìm kiếm lựa chọn thay thế để thoát khỏi sự phụ thuộc này.

Đồng USD sẽ là “người chiến thắng” duy nhất trong cuộc chiến thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc Đồng USD suy yếu kéo dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào kim loại quý