Giá điện tăng thêm 4,5%, lợi nhuận nhóm thép, xi măng có thể giảm hơn 20%

Công ty chứng khoán Mirae Asset - Việt Nam (MAS) vừa có đánh giá về tác động của đợt tăng giá điện cuối năm 2023, tới các biến số vĩ mô và lợi nhuận của một số ngành thâm dụng điện.

Trong 10 năm, tính từ 2009 - 2019, giá bán lẻ điện bình quân đã có 10 lần điều chỉnh tăng, mức tăng trung bình giai đoạn này đạt 10%/năm.

chrome-l67yurnudx-6096.png
Nguồn MAS

Điện đang chiếm khoảng 3,5% tổng cấu thành rổ tính CPI nên điện tăng 3% sẽ có tác động trực tiếp khiến CPI tăng 0,105%, còn tăng 4,5% thì CPI tăng 0,158%.

TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) đã từng chia sẻ, nếu giá điện tăng 8% khiến tăng trưởng GDP giảm 0,36%, làm cho CPI tăng 0,4 - 0,5% (cả trực tiếp và gián tiếp).

Theo ước tính của Mirae Asset, nếu điện tăng 4,5% thì GDP có thể giảm khoảng 0,2% và CPI tăng 0,25%. Nếu xét mức tăng từ đầu năm, tương ứng giá điện đã tăng 7,6% thì GDP có thể giảm khoảng 0,34% và CPI tăng 0,43%.

Đối với Nngành điện, trên thực tế các công ty ngành điện đã thỏa thuận dài hạn khi ký hợp đồng mua bán điện với EVN, nên việc tăng giá bán điện bình quân trong ngắn hạn chưa thể tác động đến doanh thu doanh nghiệp sản xuất. Cụ thể như Nhiệt điện Phả Lại, Quảng Ninh,… những dự án lớn ký hợp đồng thỏa thuận trong 25 năm, giá mua bán điện được đàm phán qua từng giai đoạn. Với những doanh nghiệp phân phối điện, việc tăng giá điện có thể tác động tích cực, vì hợp đồng đã ký dài hạn với giá rẻ, nay bán giá cao, giúp lợi nhuận doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ tăng.

Quảng cáo

Tuy nhiên, việc tăng giá bán lẻ điện xét trên nhiều phương diện, một số ngành sản xuất sử dụng nhiều điện có thể ảnh hưởng tiêu cực: Xi măng, hóa chất, luyện kim (thép), giấy.

Theo ước tính của MAS, chi phí điện chiếm khoảng 9 - 10% giá vốn hàng bán đối với doanh nghiệp sản xuất thép, mức này cũng tương đương với doanh nghiệp thuộc ngành hóa chất. Riêng lĩnh vực xi măng chiếm khoảng 14 - 15% trên giá vốn hàng bán (GVHB), trừ những doanh nghiệp lớn có lò quay xi măng thì chi phí điện chiếm khoảng 9 - 10% giá vốn hàng bán.

chrome-k3li0pnwwl-9632.png
Nguồn MAS

Với doanh nghiệp sản xuất giấy, ước tính chi phí điện chiếm tỷ trọng thấp hơn một vài ngành khác, chiếm trung bình 4 - 5% trên chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Việc giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,5% hoặc 7,6% nếu tính từ đầu năm MAS ước tính tác động lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng.

chrome-kjyhbqbegi-1255.png
Nguồn MAS

Ước tính được xây dựng trên giả định doanh nghiệp không thể chuyển tiếp sang người tiêu dùng. Khi đó, chi phí điện tăng 4,5% làm cho giá vốn bán hàng tăng thêm, thì tổng lợi nhuận trước thuế (LNTT) của từng ngành có thể giảm tối đa tương ứng là: LNTT ngành thép giảm 23%, LNTT ngành giấy giảm 2%, LNTT ngành xi măng giảm 21%, LNTT ngành hóa chất giảm 1%.

Nếu doanh nghiệp có thể chuyển chi phí điện tăng, bằng cách tăng giá bán cho người tiêu dùng thì có thể làm giảm ảnh hưởng việc gia tăng chi phí đầu vào.

Theo Tạp chí thị trường tài chính-tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Vinhomes tách công ty quy mô 18.500 tỷ đồng chuyên quản lý khu công nghiệp thành 3 công ty con 100 triệu cổ phiếu đầu tiên "về túi" Vinhomes trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp buôn thực phẩm mua 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Chủ tịch Digiworld không còn là cổ đông lớn Viettel Construction

Công ty CP Đầu tư Phát triển Quang Kim báo cáo đã mua vào 17,2 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam vào ngày 11/11, nâng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên 0,577%.

Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023 Viettel Construction báo lãi kỷ lục năm 2023

Nhiều động thái mới tại Tập đoàn FLC

FLC đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát; khởi động lại hàng loạt dự án trọng điểm, tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý và tài chính cho các dự án.

FLC sau 2 năm tái cấu trúc: Đã cắt giảm 60% nhân sự, trả 4.400 tỷ đồng nợ vay Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ