EVN tập trung triển khai nhiều giải pháp chuẩn bị phục vụ cung cấp điện năm 2024

Nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng cao; tình hình thủy văn, biến đổi khí hậu diễn biến khó lường,… là những thách thức không nhỏ trong công tác cung ứng điện năm 2024. EVN đã và đang chủ động, tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp với tinh thần, nỗ

EVN tập trung triển khai nhiều giải pháp chuẩn bị phục vụ cung cấp điện năm 2024

Sẵn sàng cao nhất độ khả dụng các tổ máy

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, dự kiến, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống cả năm 2023 ước đạt 280,6 tỷ kWh, tăng trưởng 4,6% so với năm 2022. Với sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, sự nỗ lực của EVN và các đơn vị thành viên, tình hình cung cấp điện các tháng cuối năm 2023 sẽ được đảm bảo, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt nhân dân.

Về cung ứng điện năm 2024, ngay từ quý III/2023 đến nay, EVN và các đơn vị thành viên đã chủ động tính toán, triển khai quyết liệt các giải pháp đảm bảo điện trong năm tới. Hiện nay, EVN và các đơn vị thành viên đang chiếm khoảng 37% tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống.

Để đảm đảm bảo các nhà máy điện thuộc phạm vi quản lý vận hành an toàn, ổn định, hạn chế tối đa sự cố, đặc biệt là các tổ máy nhiệt điện than miền Bắc trong cao điểm mùa khô năm 2024, EVN và các đơn vị thành viên tiến hành kiểm tra, rà soát toàn diện, tổng thể các tổ máy; thực hiện duy tu, bảo dưỡng định kỳ theo đúng kế hoạch; kịp thời sửa chữa, thay thế các thiết bị,... bảo đảm độ khả dụng, sẵn sàng của các nhà máy.

Song song đó, các nhà máy điện cũng tiến hành sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên các tổ máy đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng; có phương án khắc phục nhanh nhất sự cố nguồn điện trong phạm vi quản lý, bảo đảm các tổ máy đủ khả năng hoạt động tối đa công suất; đồng thời thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng suy giảm công suất các tổ máy do yếu tố nhiệt độ môi trường, nước làm mát, thuỷ triều xuống thấp... Đến cuối năm 2023, tập đoàn và các đơn vị thành viên sẽ cơ bản hoàn thành công tác bảo dưỡng sửa chữa các tổ máy, sẵn sàng cho phát điện mùa khô 2024; trong đó hoàn thành sửa chữa lớn và đưa vào vận hành 17 tổ máy phát điện với tổng công suất hơn 5.200MW.

EVN và các đơn vị thành viên cũng tăng cường giám sát công tác vận hành hệ thống điện để có các giải pháp đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy, ổn định hệ thống điện. Có phương án huy động tối ưu các nguồn điện, kết hợp tăng cường truyền tải tối đa từ miền Trung ra Bắc để đảm bảo tích nước các hồ thủy điện lên mực nước cao nhất vào cuối năm 2023, chuẩn bị cho phát điện mùa khô năm 2024.

EVN cũng sẽ sớm báo cáo với Bộ NN&PTNT có phương án sử dụng tiết kiệm, hiệu quả lượng nước xả từ các hồ thủy điện phục vụ đổ ải vụ Đông Xuân năm 2023-2024, để phục vụ phát điện trong mùa khô, với mục tiêu tiết kiệm và giữ ở mức 3,5 tỷ m3 (tương đương năm 2023). Để đạt được mục tiêu này, EVN kiến nghị các địa phương cần có kế hoạch chủ động chuẩn bị nước cho sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu phụ thuộc vào lượng nước xả từ các hồ thủy điện ở phía Bắc.

Song song đó, EVN cũng chủ động phối hợp chặt chẽ các đối tác, chủ đầu tư các nhà máy điện ngoài EVN, cùng chung tay đảm bảo an ninh năng lượng. Cụ thể, EVN phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư nguồn điện bên ngoài tập đoàn để có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng các tổ máy hợp lý; phối hợp đưa vào vận hành các tổ máy bị sự cố dài...

Quảng cáo

Đặc biệt, trong tháng 10 vừa qua, EVN đã ký biên bản thống nhất với Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc đảm bảo cung cấp đủ than theo nhu cầu huy động các nhà máy điện của EVN và các Tổng Công ty phát điện. Hiện nay, tập đoàn đang tiếp tục làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas) để có phương án đảm bảo khí cho các nhà máy điện khí khu vực Đông Nam Bộ trong năm 2024.

Về lưới điện, EVN đã chỉ đạo Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) vận hành an toàn, tin cậy lưới điện truyền tải, giảm sự cố lưới điện truyền tải; sẵn sàng các phương án để khắc phục nhanh nhất các sự cố lưới điện. Đặc biệt, chỉ đạo EVNNPT tập trung tối đa nguồn lực, khẩn trương triển khai quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ dự án Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối gồm 4 dự án thành phần. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường dây 500 kV NMNĐ Nam Định I – Thanh Hóa.

EVN/EVNNPT đang khẩn trương, phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành hoàn thiện các thủ tục pháp lý, triển khai các bước tiếp theo để khởi công 3 dự án thành phần còn lại theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

EVN và các đơn vị thành viên cũng tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn điện và lưới điện cấp bách, nhằm đảm bảo điện cho năm 2024 và giai đoạn tới, nhất là các dự án lưới điện phục vụ liên kết nhập khẩu điện Lào, các công trình phục vụ đấu nối nguồn điện...

Đẩy mạnh sử dụng điện tiết kiệm – hiệu quả

Xác định tiết kiệm điện là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, đặc biệt là trong cao điểm mùa nắng nóng, những năm qua, EVN luôn tiên phong trong công tác tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

Hiện nay, EVN và các Tổng Công ty Điện lực, Công ty Điện lực đã và đang tích cực làm việc với UBND các tỉnh, thành phố và các hộ tiêu thụ điện lớn để tiếp tục đẩy mạnh công tác tiết kiệm điện, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 517/CĐ-TTg ngày 06/6/2023 “thực hiện giải pháp đảm bảo cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới”, Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 08/6/2023 về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo.

Trong đó, tập đoàn và các đơn vị thành viên sẽ tiếp tục tập trung đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện tiết kiệm điện tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, chiếu sáng công cộng và chiếu sáng quảng cáo trang trí ngoài trời, các hộ tiêu thụ điện lớn; làm việc với các khách hàng tiêu thụ điện lớn để thỏa thuận dịch chuyển thời gian sản xuất, nhằm giảm công suất tiêu thụ trong giờ cao điểm của hệ thống điện, đặc biệt trong mùa khô.

Cùng với sự nỗ lực của ngành Điện, EVN kêu gọi khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, vừa giảm chi phí hóa đơn tiền điện hàng tháng của gia đình, đơn vị, vừa góp phần đảm bảo an ninh cung cấp điện, nhất là trong thời gian cao điểm của hệ thống. Tập đoàn cũng kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành cơ chế phát triển các nguồn điện mặt trời áp mái tại nhà dân, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp để tự tiêu thụ tại chỗ.

Với nhiều biện pháp đồng bộ, sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Chính phủ và các bộ, ngành, EVN và các đơn vị thành viên sẽ quyết tâm, cố gắng nỗ lực cao nhất để đáp ứng yêu cầu cung cấp điện 2024, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và sinh hoạt của nhân dân.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Vinhomes tách công ty quy mô 18.500 tỷ đồng chuyên quản lý khu công nghiệp thành 3 công ty con 100 triệu cổ phiếu đầu tiên "về túi" Vinhomes trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp buôn thực phẩm mua 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Chủ tịch Digiworld không còn là cổ đông lớn Viettel Construction

Công ty CP Đầu tư Phát triển Quang Kim báo cáo đã mua vào 17,2 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam vào ngày 11/11, nâng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên 0,577%.

Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023 Viettel Construction báo lãi kỷ lục năm 2023

Nhiều động thái mới tại Tập đoàn FLC

FLC đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát; khởi động lại hàng loạt dự án trọng điểm, tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý và tài chính cho các dự án.

FLC sau 2 năm tái cấu trúc: Đã cắt giảm 60% nhân sự, trả 4.400 tỷ đồng nợ vay Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ