Hãng xe danh giá nước Mỹ đình chỉ xây dựng nhà máy pin xe điện 3,5 tỷ USD vì lo ngại không thể cạnh tranh giá

Nhà sản xuất ô tô này nêu ra những lo ngại về tính cạnh tranh trong việc vận hành nhà máy pin sử dụng công nghệ được CATL - nhà sản xuất pin xe điện lớn nhất thế giới của Trung Quốc. Nhưng chưa rõ việc tạm dừng này có liên quan đến cuộc đình công của Unit

Hãng xe danh giá nước Mỹ đình chỉ xây dựng nhà máy pin xe điện 3,5 tỷ USD vì lo ngại không thể cạnh tranh giá

Giữa lúc đang đàm phán căng thẳng với công đoàn đang đình công United Automobile Workers (UAW), hãng Ford Motor cho biết họ sẽ tạm dừng hoạt động xây dựng một nhà máy sản xuất pin ở Michigan. Họ lo ngại rằng nhà máy này không thể sản xuất sản phẩm với mức giá cạnh tranh.

Chưa rõ việc dừng hoạt động có liên quan đến các cuộc đàm phán với công đoàn hay các vấn đề khác hay không. Ford đã bị các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa chỉ trích vì có kế hoạch sản xuất pin tại nhà máy ở Marshall, Michigan. Nhà máy này sử dụng công nghệ được cấp phép của CATL – nhà sản xuất pin xe điện lớn nhất thế giới của Trung Quốc.

Ford cũng đồng thời cảnh báo việc tăng lương và phúc lợi như UAW yêu cầu sẽ làm suy yếu nỗ lực sản xuất xe điện của hãng. Trong một cuộc phỏng vấn, CEO Jim Farley của Ford nhấn mạnh nếu công đoàn có được tất cả những gì họ yêu cầu, “chúng tôi sẽ hủy đầu tư xe điện”.

Đầu tuần, phát ngôn viên T.R. Reid của Ford cho biết công ty đang tạm dừng hoạt động và hạn chế chi tiêu cho việc xây dựng dự án Marshall, cho đến khi công ty tự tin về khả năng cạnh tranh trong vận hành nhà máy.

Ông Reid từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết về lý do của quyết định này. Thông báo này được đưa ra trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm Michigan để tham gia cuộc biểu tình với UAW.

Quảng cáo

Chủ tịch Shawn Fain của UAW coi quyết định này là “lời đe dọa” cắt giảm việc làm của Ford. Ông nói: “Chúng tôi chỉ đơn giản là yêu cầu một sự thay đổi đối với xe điện” và Ford đang tăng tốc để “lao xuống đáy”.

image1-7834.png
Cuộc đình công của công nhân ngành ô tô tại Mỹ.

Công nhân tại một nhà máy của Ford ở Wayne, Michigan đã đình công hơn một tuần. Nhưng công đoàn nhận thấy công ty này còn đáp ứng nhiều yêu cầu hơn hai công ty còn lại là General Motors và Stellantis - nhà sản xuất xe Jeep và Ram. Những phúc lợi đó bao gồm tăng 40% lương, tuần làm việc ngắn hơn, bảo vệ người lao động khỏi lạm phát và các lợi ích khác.

Kế hoạch của nhà máy Marshall là sản xuất pin có thành phần chính gồm lithium, sắt và phốt phát. Đây là công nghệ thay thế cho pin làm từ lithium, coban và niken – vốn gây lo ngại về môi trường và nhân quyền. Pin lithium sắt-phốt phát (LFP) nặng hơn pin làm bằng niken và coban nhưng giá thành thấp hơn.

Pin LFP hiện không được sản xuất hàng loạt tại Mỹ. Các nhà sản xuất ô tô, trong đó có Tesla, sử dụng pin LFP nhập khẩu từ Trung Quốc. Ford cho rằng sản xuất pin ở Mỹ bằng công nghệ Trung Quốc tốt hơn là nhập khẩu.

Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Biden đang xây dựng các quy định hạn chế một số công ty Mỹ hợp tác với công ty Trung Quốc. Môi trường pháp lý chưa ổn định có thể là một lý do khiến Ford quyết định tạm dừng hoạt động nhà máy. Nhưng đây cũng có thể là quân bài để gây áp lực lên công đoàn.

Ford cho biết họ sẽ đầu tư 3,5 tỷ USD để xây dựng và tuyển dụng 2.500 người khi nhà máy đi vào sản xuất năm 2026.

Theo The New York Times.

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

VN-Index được dự báo hướng đến chinh phục vùng hơn 1.300 điểm

Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp là động lực để thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên, chinh phục những vùng giá cao hơn.

Cổ phiếu OCB bất ngờ tăng trần trong ngày thị trường chứng khoán “rực lửa” Khối ngoại và các công ty chứng khoán đẩy mạnh giao dịch trên thị trường phái sinh

Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Quý 3/2024 với những biến động mạnh mẽ trên các thị trường vừa kết thúc: Đồng yên tăng giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương nhanh chóng chuyển hướng sang nới lỏng tiền tệ, giá dầu lao dốc, giá vàng tỏa sáng và

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu Cuộc đua phi đô la hoá "nóng lên" trên toàn cầu: Nhân dân tệ, bảng Anh, euro - đâu sẽ là nhân tố "truất ngôi vương" của đồng bạc xanh?

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ, mức giảm lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh Ông trùm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chuẩn bị bơm lượng lớn dầu giá rẻ đến Trung Quốc, dầu Nga thêm áp lực

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"