“Hầu hết doanh nghiệp logistics Việt hoạt động manh mún, thiếu kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp”

“Cần xây dựng chiến lược kinh doanh, thực hiện liên kết chiến lược, liên doanh với các đối tác hoặc hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp để tạo ra các doanh nghiệp mạnh, tăng khả năng cạnh tranh”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết.

Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.

Theo đánh giá của Agility, năm 2022, Việt Nam xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Tốc độ phát triển hằng năm của ngành logistics Việt Nam đạt từ 14-16%, quy mô 40-42 tỷ USD/năm.

Doanh nghiệp logistics ở Việt Nam cũng tăng nhanh về số lượng. Đến nay, có khoảng trên 3.000 doanh nghiệp vận tải và logistics trong nước và khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới hoạt động cung cấp các dịch vụ từ khâu làm thủ tục vận chuyển hàng hóa cho đến khâu đóng thuế hay thanh toán… tại Việt Nam.

Mặc dù lĩnh vực logistics của Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh và đạt các kết quả tích cực như trên, nhưng tại Hội nghị logistics 2023 chủ đề "Con đường phía trước" do báo Đầu tư tổ chức sáng 5/10, lãnh đạo Bộ Kế hoạch Đầu tư đánh giá vẫn còn một số hạn chế và thách thức.

thu-truong-tran-duy-dong-5869.jpg
Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Duy Đông phát biểu tại hội nghị logistics

Thứ trưởng Trần Duy Đông chỉ ra, thứ nhất, thể chế, chính sách đối với lĩnh vực logistics chưa đồng bộ. Khung khổ pháp lý đối với ngành logistics được ban hành nhiều văn bản, song các chính sách cụ thể, chi tiết hóa cụ thể các chủ trương đó vẫn chưa được thực hiện hoặc còn chồng chéo.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và logistics còn hạn chế, không đồng bộ, chưa tạo ra hành lang vận tải đa phương thức trong khi nhu cầu trung chuyển chất lượng cao cho hàng hóa giữa các phương thức đang ngày càng lớn. Việt Nam còn thiếu các khu kho vận tập trung có vị trí chiến lược, đồng bộ với hệ thống cảng, sân bay, đường quốc lộ, cơ sở sản xuất.

Thứ ba, hoạt động của các doanh nghiệp logistics còn nhiều hạn chế trên các mặt quy mô hoạt động, vốn, nguồn nhân lực… Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam hầu hết là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động manh mún, thiếu kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp, cung cấp các dịch vụ cơ bản, hoặc cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ, cạnh tranh về giá là chủ yếu, ít giá trị gia tăng, thường chỉ đóng vai trò là nhà thầu phụ hay đại lý cho các công ty nước ngoài.

Thứ tư, nguồn nhân lực phục vụ cho dịch vụ logistics qua đào tạo bài bản còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt thiếu các chuyên viên logistics giỏi, có năng lực ứng dụng và triển khai tại các doanh nghiệp. Trong số các doanh nghiệp nội địa hiện nay, có tới 93 - 95% người lao động không được đào tạo bài bản, chủ yếu làm dịch vụ ở các chuỗi cung ứng nhỏ, như giao nhận, kho bãi, xử lý vận đơn…

Cần xây dựng chiến lược M&A để tạo ra các doanh nghiệp logistics Việt mạnh

Những tồn tại, hạn chế ở trên đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho việc phát triển ngành logistics Việt Nam trong tương lai.

“Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng, lợi thế, cơ hội để thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics. Chúng ta ở vị trí cửa ngõ của giao thương quốc tế, đồng thời có vị trí chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Với nền kinh tế đang phát triển, hệ thống hạ tầng cơ sở không ngừng được hoàn thiện, quy mô dân số 100 triệu người - với tầng lớp trung lưu đang tăng lên nhanh chóng, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, chúng ta hoàn toàn có niềm tin rằng, ngành logistics Việt Nam sẽ tiếp tục có bước đột phá trong thời gian tới”, Thứ trưởng cho biết.

Quảng cáo

Khi nền kinh tế phục hồi, các hoạt động sản xuất - kinh doanh, xuất nhập khẩu lấy lại được đà tăng trưởng, nhu cầu đối với các hoạt động logistics sẽ gia tăng mạnh mẽ. Hơn nữa, Việt Nam với nền tảng chính trị ổn định, tiềm năng tăng trưởng kinh tế cao, môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn, thông thoáng và là thành viên của 15 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới - đang trở thành điểm đến đầu tư hàng đầu của các nhà đầu tư quốc tế. Sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài, với các dự án quy mô lớn, không chỉ góp phần quan trọng gia tăng năng lực cho nền kinh tế, mà còn thúc đẩy thương mại hàng hóa, qua đó góp phần phát triển ngành logistics Việt Nam.

Ông Trần Duy Đông nhận định, để ngành logistics phát triển, cơ sở hạ tầng là yếu tố vô cùng quan trọng. Nhiệm kỳ này, Quốc hội đã quyết nghị chi 2,87 triệu tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn cho các công trình, dự án. Hai năm 2022-2023, có thêm hơn 143.000 tỷ đồng của Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội để đầu tư cho các dự công trình, dự án quan trọng. Một phần không nhỏ trong nguồn lực này được dành cho hạ tầng giao thông, huyết mạch của nền kinh tế và cũng là huyết mạch của ngành logistics.

Hai năm qua, nhiều dự án hạ tầng trọng điểm, các tuyến đường cao tốc quan trọng, kết nối vùng miền đã được xây dựng và hoàn thành. Mục tiêu của chúng ta là đến năm 2025, hoàn thành 3.000 km đường cao tốc, và đến 2030, hoàn thành 5.000 km đường cao tốc.

Ngoài ra, các tuyến đường ven biển, các đường kết nối khác, hạ tầng khác như sân bay Long Thành, các cảng biển, các sân bay… cũng đang được tập trung xây dựng, góp phần tăng năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế, cũng như góp phần giảm chi phí logistics cho các doanh nghiệp.

Đây là những điều kiện cần và đủ để chúng ta có thể phát triển ngành logistics Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu cắt giảm chi phí logistics, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Thứ trưởng cho rằng, chúng ta còn nhiều việc phải làm.

Thứ nhất, về cơ chế chính sách, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics. Sửa đổi, ban hành mới các chính sách, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới, bao quát toàn diện các dịch vụ logistics, nội luật hóa các cam kết quốc tế về logistics... Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, rà soát cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành nhằm giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp.

“Chúng ta cần hỗ trợ xây dựng những tập đoàn mạnh về logistics, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài và xuất khẩu dịch vụ logistics, tạo định hướng và động lực phát triển thị trường. Cùng với đó, rà soát để tận dụng cam kết quốc tế về dịch vụ logistics tại các Hiệp định thương mại tự do (FTA), hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics…”, Thứ trưởng nói.

Thứ hai, về phát triển kết cấu hạ tầng, Nhà nước cần hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics, tiếp tục rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics.

Thứ ba, về phát triển nguồn nhân lực, để xây dựng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam, đòi hỏi phải có sự tham gia và cam kết tích cực của các bên liên quan, bao gồm Chính phủ, chính quyền địa phương, các công ty logistics và trường dạy nghề.

Thứ tư, về phía các doanh nghiệp logistics, cần xây dựng chiến lược kinh doanh, thực hiện liên kết chiến lược, liên doanh với các đối tác hoặc hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp để tạo ra các doanh nghiệp mạnh, tăng khả năng cạnh tranh.

Đồng thời, xây dựng giải pháp đầu tư, trong đó có định hướng dài hạn coi trọng việc đầu tư vào hạ tầng thông tin, đầu tư các trang thiết bị công nghệ phục vụ dịch vụ logistics đạt chuẩn, đầu tư vào quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng nhằm cung cấp các dịch vụ logistics tạo giá trị gia tăng.

Bên cạnh đó, xây dựng chiến lược nhân lực cho hoạt động logistics; sử dụng các chuyên gia nước ngoài tư vấn cho việc phát triển các dịch vụ logistics mới.

“Thực hiện được đồng bộ, hiệu quả các giải pháp này, tôi tin rằng, ngành logistics Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

MWG, F88 khởi xướng cuộc đua biến cửa hàng, điểm giao dịch thành cây ATM

Để đưa hàng nghìn cửa hàng, điểm giao dịch trên toàn quốc thành các điểm giao dịch tài chính hoạt động như cây ATM, Thế Giới Di Động đã hợp tác với Ngân hàng VPBank, trong khi F88 bắt tay với Ngân hàng Quân đội.

Lãnh đạo cấp cao tại Thế giới Di động hoàn tất bán ra cổ phiếu MWG, thu về hàng chục tỷ đồng “Đem tiền” đầu tư lượng lớn cổ phiếu MWG, HPG, FRT, một doanh nghiệp tạm lãi gần 200 tỷ đồng

KBC của Chủ tịch Đặng Thành Tâm thế chấp toàn bộ 12.681 tỷ đồng vốn góp tại một công ty con

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HOSE: KBC) vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc sử dụng toàn bộ phần vốn góp đang sở hữu tại Công ty TNHH MTV Phát triển Đô thị Tràng Cát để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp này

KBC trở lại nhóm vốn hóa tỷ USD sau 6 tháng vắng mặt Đô thị Kinh Bắc (KBC) muốn thực hiện dự án KCN Quế Võ mở rộng, cứ điểm sản xuất của Canon, Foxconn, Goertek… tại Việt Nam

Cổ phiếu giảm sâu nhất nhóm chứng khoán vừa được bơm vốn 500 tỷ đồng

Công ty chứng khoán Phú Hưng (PHS) đã nhận được công văn chấp thuận kết quả phát hành riêng lẻ tăng vốn điều lệ lên hơn 2.000 tỷ đồng. Đáng chú ý từ đầu năm 2024, cổ phiếu PHS ghi nhận mức giảm sâu nhất trong nhóm cổ phiếu chứng khoán.

Con gái Chủ tịch PNJ đăng ký mua 4 triệu cổ phiếu Phiên 13/12: Khối ngoại giảm bán ròng, "rót" gần trăm tỷ gom cổ phiếu "ông trùm" ngành hàng không