Vượt dự đoán: Việt Nam thành 'người chơi lớn' trong lĩnh vực tạo địa chấn toàn cầu, có khả năng định hình cục diện

Shell cho biết họ đã chứng kiến "sự tăng trưởng vượt bậc" trên thị trường này trong 2 tháng qua và một trong những động lực chính cho bước tiến đó đến từ Việt Nam.

Tàu chở 70.000 tấn LNG cập bến kho cảng LNG Thị Vải ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Người lao động
Tàu chở 70.000 tấn LNG cập bến kho cảng LNG Thị Vải ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Người lao động

'Người chơi lớn' với sức ảnh hưởng mạnh

Bất chấp những dự đoán không mấy khả quan và những nghi ngại do rào cản về giá cả, cũng như khả năng ký hợp đồng mua bán dài hạn, Việt Nam đang trên đà trở thành "người chơi lớn" trên thị trường Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu.

Chuyên gia phân tích James Hyerczyk của Fxempire (cổng thông tin tài chính toàn cầu có trụ sở tại Israel) cho biết, ông tin tưởng vào khả năng trên do quy hoạch Điện VIII được chính phủ Việt Nam phê duyệt gần đây đã đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng nhằm tăng cường năng lượng điện gió và khí đốt.

Trước đó, vào ngày 18/7 năm nay, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã hoàn thành việc tiếp nhận gần 70.000 tấn khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên về kho cảng Thị Vải, cho thấy bước tiến quan trọng đối với ngành công nghiệp khí tại Việt Nam nói riêng và ngành công nghiệp năng lượng nói chung.

Với lô hàng này, Việt Nam đã chính thức hòa mình vào xu hướng LNG của thế giới. LNG đang là cái tên gây "địa chấn" trên khắp các châu lục với sức hút được ví như "cơn sốt vàng".

1-4-1928.jpg
Việt Nam đang trên đà trở thành "người chơi lớn" trên thị trường LNG. Ảnh: Người lao động

Ông Hyerczyk nhận định, việc Việt Nam thay đổi chiến lược, hướng tới nguồn năng lượng sạch hơn, đồng thời có các cam kết tài chính bền vững để thực hiện mục tiêu này, đã nhấn mạnh vai trò mới nổi của Việt Nam với tư cách là nhà nhập khẩu LNG.

Đáng nói, trong quá trình trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn, nhu cầu ngày càng tăng của Việt Nam về khí hóa lỏng có thể trở thành yếu tố thúc đẩy hoặc củng cố cơ cấu giá của LNG trong các khung thời gian khác nhau.

Cụ thể, trong ngắn hạn, sự tập trung trước mắt của Việt Nam vào LNG phần nào phản ánh nhu cầu đối với loại khí này đang gia tăng đáng kể trên toàn cầu. Dự kiến tới năm 2030, LNG sẽ chiếm một phần đáng kể trong chương trình năng lượng của Việt Nam và thay đổi này có thể đẩy giá LNG tăng cao.

Tới năm 2030, các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời dự kiến sẽ đáp ứng gần 31% nhu cầu năng lượng của Việt Nam. Tuy nhiên, vai trò của LNG tiếp tục được duy trì. Nhu cầu LNG trong dài hạn, cùng với các khoản đầu tư lớn của Việt Nam, có khả năng sẽ góp phần thúc đẩy giá LNG toàn cầu ở mức cao trong trung hạn.

Vào năm 2025, ngay cả khi Việt Nam đầu tư mạnh vào các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, LNG vẫn được kỳ vọng sẽ đóng vai trò là nguồn thay thế đáng tin cậy, sạch hơn than, từ đó duy trì vai trò quan trọng trong động lực năng lượng toàn cầu và giữ giá ổn định trong dài hạn.

Điểm sáng trên thị trường LNG

Quảng cáo

CNBC dẫn lời chuyên gia nhận định, các nước Đông Nam Á dự kiến sẽ là động lực chính cho thị trường LNG vào năm 2030.

Giao dịch thương mại khí tự nhiên hóa lỏng trên toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục trong năm 2022, chủ yếu do nhu cầu tăng vọt từ châu Âu nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga. Tuy nhiên, nhu cầu LNG của châu Âu dự kiến sẽ sụt giảm trong vài năm tới.

Ông Tony Regan, trưởng bộ phận khí đốt châu Á-Thái Bình Dương của NexantECA (công ty tư vấn về năng lượng và lọc dầu) cho biết, nhu cầu LNG từ châu Âu dự kiến sẽ đạt đỉnh vào năm 2027, trước khi giảm vào năm 2030. Và khi đó, "Đông Nam Á, nhất là Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, sẽ là động lực tăng trưởng".

Dự báo tới năm 2033, nhu cầu LNG ở Đông Nam Á là 73 triệu tấn/năm, chiếm 12% thị trường LNG toàn cầu và tăng gấp 4 lần so với năm 2022.

Đặc biệt, theo ông Regan, Việt Nam là điểm sáng trên thị trường LNG. Đồng quan điểm với ông Hyerczyk , ông Regan cũng dự đoán nhu cầu LNG của Việt Nam sẽ tăng mạnh trong vài năm tới sau Quy hoạch điện VIII.

3-9307.jpg
Việt Nam là điểm sáng trên thị trường LNG. Ảnh: Offshore Energy

Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia cho biết, Việt Nam được coi là thị trường tăng trưởng LNG quan trọng, do có mức gia tăng dân số và phát triển kinh tế mạnh mẽ. Hai yếu tố này dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu năng lượng của Việt Nam.

S&P Global ước tính GDP của Việt Nam sẽ tăng từ 327 tỷ USD vào năm 2022 lên 760 tỷ USD vào năm 2030.

Theo dự báo của công ty phân tích và tư vấn Mordor Intelligence, thị trường LNG toàn cầu được sẽ tăng giá trị từ 74,60 tỷ USD vào năm 2023 lên 103,41 tỷ USD vào năm 2028.

Tập đoàn năng lượng khổng lồ Shell cho biết họ đã chứng kiến "sự tăng trưởng vượt bậc" trên thị trường LNG trong 2 tháng qua và nhấn mạnh có 3 quốc gia là động lực chính cho sự tăng trưởng này, hai trong số đó đến từ Đông Nam Á.

Tại hội nghị Gastech gần đây được tổ chức tại Singapore, Phó chủ tịch điều hành của Shell Energy, Steve Hill cho biết: "Chúng tôi đã cung cấp sản phẩm cho ba quốc gia mới là Đức, Việt Nam và Philippines, tất cả đều là những thị trường LNG rất tiềm năng ".

"Các thị trường này đã phá vỡ thách thức trong việc nhập khẩu LNG và hiện nắm giữ tiềm năng tăng trưởng lớn này", ông Hill nói, đồng thời nhấn mạnh rằng các quốc gia này gần đây đã nhận được lô hàng LNG đầu tiên, củng cố thêm bước tiến cho tham vọng LNG của họ.

Trước đó, hãng tin Reuters cho rằng Việt Nam đang 'đánh cược vào LNG' và đưa ra nhận định không mấy lạc quan về khả năng Việt Nam có thể duy trì mục tiêu đề ra do những thách thức về giá cả, cũng như việc thiếu hợp đồng cung cấp dài hạn.

Tuy nhiên, hãng tin Sputnik cho rằng Việt Nam đang trở thành thị trường màu mỡ và đầy tiềm năng cho các nhà cung cấp khí. Việt Nam hoàn toàn có khả năng nhập khẩu LNG từ Mỹ, Australia, Qatar. Về dài hạn, Việt Nam có thể cân nhắc nhập khẩu thêm LNG từ Nga và các nước Trung Đông để đảm bảo nguồn cung.

Hiện tại, ít nhất 2 tập đoàn lớn, bao gồm NOVATEK (Nga) và ExxonMobil (Mỹ) đã làm việc với Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) để tìm kiếm cơ hội cung cấp LNG cho Việt Nam.

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

VN-Index được dự báo hướng đến chinh phục vùng hơn 1.300 điểm

Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp là động lực để thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên, chinh phục những vùng giá cao hơn.

Cổ phiếu OCB bất ngờ tăng trần trong ngày thị trường chứng khoán “rực lửa” Khối ngoại và các công ty chứng khoán đẩy mạnh giao dịch trên thị trường phái sinh

Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Quý 3/2024 với những biến động mạnh mẽ trên các thị trường vừa kết thúc: Đồng yên tăng giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương nhanh chóng chuyển hướng sang nới lỏng tiền tệ, giá dầu lao dốc, giá vàng tỏa sáng và

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu Cuộc đua phi đô la hoá "nóng lên" trên toàn cầu: Nhân dân tệ, bảng Anh, euro - đâu sẽ là nhân tố "truất ngôi vương" của đồng bạc xanh?

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ, mức giảm lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh Ông trùm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chuẩn bị bơm lượng lớn dầu giá rẻ đến Trung Quốc, dầu Nga thêm áp lực

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"