Hoàng Huy (TCH) lên kế hoạch lợi nhuận 2024 đi lùi

Công ty cổ phần Đầu tư Dịch vụ tài chính Hoàng Huy (TCH), doanh nghiệp sở hữu loạt dự án địa ốc đắc địa tại Hải Phòng lên kế hoạch lãi 800 tỷ đồng năm nay, giảm hơn 35% so với năm 2023.

Năm 2024, Hoàng Huy lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi.
Năm 2024, Hoàng Huy lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi.

Công ty cổ phần Đầu tư Dịch vụ tài chính Hoàng Huy (TCH) vừa công bố tài liệu chuẩn bị cho phiên họp thường niên cuối tháng này.

Năm ngoái, Hoàng Huy đạt doanh thu thuần hợp nhất khoảng 3.800 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với 2022 và cao hơn kế hoạch trên 70%. Lãi sau thuế cũng tăng hơn hai lần kế hoạch, đạt 1.243 tỷ đồng.

Tuy nhiên, năm nay, doanh nghiệp này khá thận trọng khi đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 2.500 tỷ đồng, giảm khoảng 35% so với năm ngoái. Mức lãi ròng dự kiến cũng giảm với biên độ tương ứng, xuống còn 800 tỷ.

Hoàng Huy đưa ra mục tiêu này khi đánh giá 2024 vẫn là năm nhiều khó khăn và thách thức với nền kinh tế. Công ty dự kiến duy trì song song các hoạt động phân phối ôtô và kinh doanh bất động sản.

Doanh nghiệp này cho biết các dự án bất động sản đang đầu tư có quy mô lớn. Trong 3-5 năm tới, sản phẩm tại các dự án sẽ lần lượt được triển khai và bàn giao, giúp duy trì lợi nhuận cho công ty.

Hoàng Huy thành lập năm 1995 với lĩnh vực kinh doanh ban đầu là sản xuất, lắp ráp, kinh doanh xe máy, ôtô tải tại Hải Phòng. Sau đó, đơn vị này trở thành một ông lớn trong lĩnh vực phân phối xe tải đầu kéo tại Việt Nam và dần lấn sân sang thị trường địa ốc.

Quảng cáo

Trên thị trường, Hoàng Huy được biết đến là nhà đầu tư và sở hữu loạt dự án bất động sản có vị trí đắc địa ở Hải Phòng, như khu đô thị Hoàng Huy Riverside, chung cư Grand Tower (quận Hồng Bàng), khu đô thị Hoàng Huy Mall, dự án căn hộ Commerce (quận Lê Chân), khu đô thị Pruska Town (huyện An Dương).

Trong báo cáo phát hành quý đầu năm nay, Công ty chứng khoán DSC nhận xét Hoàng Huy sở hữu một lợi thế là đang phát triển các dự án sạch, không bị vướng mắc nhiều bởi pháp lý. Theo DSC, ông lớn bất động sản Hải Phòng đang sở hữu quỹ đất khoảng 150 ha thông qua hình thức đối ứng BT hoặc đấu thầu, trong đó phần lớn đã có các phê duyệt quan trọng như giấy phép kinh doanh, chuyển mục đích sử dụng đất.

Thời gian qua, thị trường bất động sản Hải Phòng đã liên tục đón loạt đại gia địa ốc như Vinhomes, Masterise, Geleximco, Flamingo... với các dự án có vốn lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.

Một trong những lý do chính khiến Hải Phòng hút các đại gia địa ốc thời gian qua, theo giám đốc một công ty chuyên tư vấn, phát triển dự án ở phía Bắc, là thành phố này còn cơ hội tăng trưởng. Cụ thể, quỹ đất rộng, mặt bằng giá bất động sản vẫn rẻ, thấp hơn các địa phương lân cận như Hà Nội, Quảng Ninh.

Theo dữ liệu của Savills đến quý cuối năm ngoái, giá chào bán căn hộ sơ cấp tại Hải Phòng bình quân 45 triệu đồng mỗi m2 - thấp hơn 15% so với Hà Nội. Còn giá đất biệt thự khoảng 49 triệu mỗi m2, kém Hà Nội 240%.

Theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc cấp cao Bộ phận Tư vấn và nghiên cứu, Savills Hà Nội các phân khúc bất động sản phát triển đồng đều, bổ trợ cho nhau là đặc trưng của thị trường Hải Phòng.

"Đây là điểm khác biệt và cũng là lợi thế cạnh tranh của thành phố công nghiệp cảng biển lâu đời này so với các thị trường mới nổi như Bắc Giang, Bắc Ninh", bà Hằng đánh giá.

Tuy nhiên, cũng theo bà Hằng, thách thức với thị trường Hải Phòng là có tính cục bộ cao, khi phần lớn khách hàng, nhà đầu tư đều ở địa phương. Khác với Đà Nẵng, trong giai đoạn phát triển nóng 4-5 năm trước, nhà đầu tư Hà Nội đổ xô vào đây khá nhiều.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Eximbank đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 gần 5.200 tỷ đồng, tăng trên 23%

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, với nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó, nhắm đích lợi nhuận 5.188 tỷ đồng, tăng 23,8% so với 2024.

Trước ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội vào ngày 28/11, Eximbank hoàn tất tăng vốn lên gần 18.700 tỷ đồng Eximbank tiếp tục họp cổ đông bất thường, muốn sửa đổi Điều lệ ngân hàng

Chứng khoán TCBS muốn dành 3.000 tỷ đồng tự doanh trên các sàn thế giới

Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities - TCBS) đã đưa ra nhiều nội dung, đáng chú ý nhất là tham vọng đầu tư tại thị trường chứng khoán nước ngoài.

Mirae Asset rời khỏi vị trí công ty chứng khoán cho vay margin lớn nhất, TCBS vươn lên đứng đầu TCBS có kế hoạch tăng vốn lên gần 20.000 tỷ đồng

Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng trong năm 2025

Từ ngày 01/04/2025, theo Nghị quyết số 170/2024/QH15 của Quốc hội, những vướng mắc liên quan đến tiền sử dụng đất tại dự án Lakeview City sẽ chính thức được giải quyết dứt điểm. Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng

Novaland chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD thành cổ phần với giá cao ngất ngưởng Cổ phiếu Novaland (NVL) được “gom” đột biến, tăng trần trong ngày VN-Index vượt mốc 1.290 điểm

MBS ước tính KQKD quý 1/2025 của 56 doanh nghiệp "hot": VHM, KBC, FRT, HAH, DBC dự báo lãi tăng đột biến, nhiều đại gia đầu ngành có thể "đi lùi"

MBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể ghi nhận mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ trong quý đầu năm. Mức tăng này được tính toán trên mức nền đang cao dần hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và sản xuất tiêu dùng tiếp tục phục hồi.

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành bia dần cải thiện Doanh nghiệp nhiệt điện trong hệ sinh thái Geleximco lỗ nặng nhưng báo thành lãi gần 122 tỷ đồng

Quan điểm của PYN Elite Fund sau khi chốt lời FPT, CMG có gây tranh cãi?

Trong thế giới đầu tư, việc chốt lời là một phần không thể thiếu của chiến lược quản lý danh mục. Tuy nhiên, một hiện tượng đáng chú ý đã xuất hiện: một số nhà đầu tư lớn và quỹ đầu tư, sau khi thoái vốn khỏi các cổ phiếu, lại công khai đưa ra những bình

“Cá mập” Pyn Elite Fund gom hàng triệu cổ phiếu DBC và HAX Quỹ ngoại Pyn Elite Fund giảm sở hữu tại Dabaco xuống dưới 6%