Honda, Toyota, Ford vẫn mang về khoản lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng "đều như vắt tranh" cho VEAM

Mặc dù lãi từ các công ty liên doanh, liên kết là Honda, Toyota, Ford sụt giảm, nhưng vẫn ở mức cao, lên đến 1.285 tỷ đồng, cùng với đó là việc doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh khiến lợi nhuận sau thuế quý III của VEAM đạt 1.540 tỷ đồng.

Honda, Toyota, Ford vẫn mang về khoản lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng "đều như vắt tranh" cho VEAM

Hoạt động trong lĩnh vực máy động lực và máy nông nghiệp, Tổng Công ty Máy Động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam – Công ty CP (VEAM, mã VEA) đạt doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 884 tỷ đồng trong quý III/2023, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2022. Giá vốn bán hàng ở mức cao lên đến 748 tỷ đồng do đó lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của VEAM chỉ đạt 136 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ 2022.

Doanh thu từ hoạt động tài chính, chủ yếu tiền gửi tiết kiệm của VEAM tăng 49% so với cùng kỳ, lên mức 335 tỷ đồng. So với cùng kỳ chi phí lãi vay cũng tăng mạnh nhưng ở mức không đáng kể so với lượng tiền mặt “khủng” gửi ngân hàng của VEAM. Chi phí lãi vay trong kỳ của VEAM ở mức 13 tỷ đồng.

Lợi nhuận của VEAM chủ yếu đến từ các công ty liên kết, đặc biệt là Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam và Ford Việt Nam, những doanh nghiệp mang về khoản lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng “đều như vắt tranh” cho VEAM.

Trong quý III/2023, lãi từ công ty liên doanh, liên kết giảm 26% xuống còn 1.286 tỷ đồng trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ xe ô tô sụt giảm mạnh vì kinh tế khó khăn.

Sau khi trừ đi các khoản chi phí, VEAM báo lãi sau thuế 1.540 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022.

Quảng cáo
screenshot-2023-11-02-at-105627-8689.png

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận từ các công ty liên doanh, liên kết mang về cho VEAM 4.031 tỷ đồng. VEAM đạt lợi nhuận sau thuế 4.722 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ.

Tính đến cuối quý III/2023, VEAM gửi ngắn hạn ngân hàng tới 18.482 tỷ đồng, tăng gần 5.900 tỷ đồng so với đầu năm. Khoản tiền gửi ngắn hạn này mang lại cho công ty tới 875 tỷ đồng tiền lãi trong 9 tháng. Ngoài ra, VEAM vẫn còn 585 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi không thời hạn, tăng gần gấp đôi so với số dư đầu năm.

Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, lãnh đạo VEAM từng đánh giá, khó khăn năm 2023 là tình hình chính trị thế giới tiếp tục biến động phức tạp khó lường, nhất là căng thẳng chính trị giữa các nước lớn, xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine. Bên cạnh đó, một số yếu tố rủi ro tác động tới triển vọng kinh tế thế giới được IMF (Quỹ Tiền tệ quốc tế) chỉ ra như quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc có thể bị đình trệ, những khó khăn về nợ, đặc biệt đối với những nền kinh tế có nhu cầu trả nợ bằng USD trong ngắn hạn; lạm phát kéo dài; sự phân mảnh địa chính trị dẫn đến việc lưu chuyển nguồn vốn, di chuyển của người lao động và thanh toán quốc tế giữa các quốc gia gặp nhiều khó khăn, có thể cản trở chuỗi lưu thông hàng hóa toàn cầu.

Đối với VEAM, một số tồn tại, vướng mắc của giai đoạn trước đây vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm. Lĩnh vực động cơ máy nông nghiệp liên tục sụt giảm trong thời gian gần đây, kinh doanh ô tô chưa có dấu hiệu khả quan.

Hiện cổ phiếu VEA của VEAM đang trong diện cảnh báo của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vì ý kiến ngoại trừ của kiểm toán liên tiếp trong 3 năm qua.

Tại báo cáo tài chính kiểm toán 2022, đơn vị kiểm toán cho biết, công ty chưa đánh giá khả năng thu hồi đối với các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán với giá trị hơn 166 tỷ đồng. Đơn vị kiểm toán không thể thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc đánh giá của Ban Tổng Giám đốc liên quan đến khả năng thu hồi các khoản trên cũng như xác định được liệu có cần thiết phải trích lập dự phòng khoản phải thu này trên báo cáo tài chính hợp nhất.

Ngoài ra, đơn vị kiểm toán cũng không thể thu thập bằng chứng kiểm toán để đánh giá giá trị thuần của hàng tồn kho chậm luận chuyển; một số khoản chi phí treo lại chờ xử lý.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên sở hữu khối tài sản lên đến 9 tỷ USD

Cổ phiếu VIC tăng hơn 30% kể từ sau ĐHĐCĐ thường niên, đẩy giá trị tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh. Cập nhật từ Forbes, ông Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử sở hữu khối tài sản lên đến 9 tỷ USD.

Xếp cao hơn cả Elon Musk, ông Phạm Nhật Vượng lọt top 50 người có tầm ảnh hưởng đến ngành ô tô toàn cầu năm 2024 Ngôi vương đổi chủ trong Top20 lợi nhuận 2024, mình tỷ phú Phạm Nhật Vượng 'địch lại' nhóm ngân hàng

LPBank chuẩn bị chi gần 7.500 tỷ đồng chi cổ tức ngay trong tháng 5

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam - LPBank (mã LPB) vừa có Nghị quyết về việc triển khai kế hoạch chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền theo phương án đã được Đại hội đồng thường niên năm 2025 thông qua.

LPBank bất ngờ muốn chi gần 10.000 tỷ đồng để trở thành cổ đông của FPT LPBank bất ngờ muốn chuyển Trụ sở chính, sẽ mua 5% vốn cổ phần FPT

Chủ tịch HĐQT FPT Retail: “Trung tâm tiêm chủng Long Châu không cạnh tranh bằng cách giành khách công ty khác”

Tỷ lệ bao phủ vaccine tại Việt Nam khoảng 4% dân số, trong khi một số quốc gia láng giềng thậm chí lên đến 30-40%. Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT FRT cho biết, FRT không cạnh tranh bằng cách giành khách từ công ty khác mà tăng nhận thức của người dân,

Cổ phiếu FPT Retail (FRT) lập đỉnh giá mới “Đem tiền” đầu tư lượng lớn cổ phiếu MWG, HPG, FRT, một doanh nghiệp tạm lãi gần 200 tỷ đồng

Cổ phiếu tăng gần 20% từ đáy, Hòa Phát công bố lượng tiêu thụ thép quý 1 tăng 29% lên 2,38 triệu

Trong đó, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 993.000 tấn, tăng 23% so với quý đầu 2024. Riêng sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng trong quý 1 tại thị trường nội địa đạt 874.000 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Không phải Hòa Phát, Nam Kim, CTCK dự báo lợi nhuận một công ty thép có thể tăng trưởng đột biến trong năm 2024 Hòa Phát lãi sau thuế quý 4 giảm nhẹ xuống 2.800 tỷ, cả năm 2024 tăng trưởng 77%

Eximbank đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 gần 5.200 tỷ đồng, tăng trên 23%

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, với nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó, nhắm đích lợi nhuận 5.188 tỷ đồng, tăng 23,8% so với 2024.

Trước ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội vào ngày 28/11, Eximbank hoàn tất tăng vốn lên gần 18.700 tỷ đồng Eximbank tiếp tục họp cổ đông bất thường, muốn sửa đổi Điều lệ ngân hàng