Sếp cũ Vietnam Airlines làm Phó tổng giám đốc phụ trách tái cơ cấu Bamboo Airways

Ông Nguyễn Thượng Hoàng Hải, người từng đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo cấp cao tại Vietnam Airlines vừa được bổ nhiệm là Phó Tổng Giám đốc, phụ trách chương trình tái cơ cấu tại Bamboo Airways.

Ông Nguyễn Thượng Hoàng Hải (giữa) nhận quyết định bổ nhiệm - Ảnh: Bamboo Airways.
Ông Nguyễn Thượng Hoàng Hải (giữa) nhận quyết định bổ nhiệm - Ảnh: Bamboo Airways.

Công ty CP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) vừa công bố nghị quyết bổ nhiệm ông Nguyễn Thượng Hoàng Hải giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc hãng bay này từ ngày 1/11/2023.

Theo giới thiệu, ông Nguyễn Thượng Hoàng Hải là thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Nam Columbia (Mỹ). Ông Hải có 30 năm kinh nghiệm trong ngành hàng không, từng đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo cấp cao tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Công ty TNHH Kỹ thuật máy bay Vietnam Airlines, Hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines…

Bamboo Airways cho biết, việc bổ nhiệm ông Nguyễn Thượng Hoàng Hải giữ chức Phó Tổng Giám đốc phụ trách chương trình tái cơ cấu Bamboo Airways là bước tiến quan trọng trong tiến trình tái cấu về bộ máy quản trị - điều hành, thuộc quá trình tái cấu trúc toàn diện đang được hãng bay tiếp tục đẩy mạnh.

Tân Phó Tổng Giám đốc Bamboo Airways được kỳ vọng sẽ giúp tái tổ chức, sắp xếp bộ máy hãng hàng không trong thời gian ngắn nhất, và điều phối quá trình tái cơ cấu toàn diện nói chung, giúp cả hệ thống vận hành thông suốt, nhịp nhàng.

Trên cương vị mới, tân Phó Tổng Giám đốc Bamboo Airways cam kết đưa hãng bay vượt qua những thách thức trước mắt, tái cấu trúc thành công và nhanh chóng lấy lại quỹ đạo tăng trưởng.

"Khó khăn luôn là một phần trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Tôi xem thách thức là một động lực để khuyến khích doanh nghiệp không ngừng vận động, hướng tới một thể trạng khoẻ mạnh hơn, dẻo dai hơn, bền vững hơn", tân Phó Tổng Giám đốc Bamboo Airways khẳng định.

Quảng cáo

Thời gian gần đây, sau khi chuyển nhượng cổ phần sang nhóm nhà đầu tư mới, Bamboo Airways đã và đang quyết liệt tái cấu trúc toàn diện, trong đó cơ cấu lãnh đạo cấp cao của Bamboo Airways cũng liên tục biến động.

Gần nhất, ngày 23/10, Bamboo Airways công bố nghị quyết bổ nhiệm ông Lương Hoài Nam, một người có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không - du lịch giữ vị trí Tổng Giám đốc. Việc bổ nhiệm này là kết quả của quyết định đến từ nhà đầu tư mới của hãng bay.

Ông Lương Hoài Nam là CEO thứ tư trong năm nay của Bamboo Airways. Hồi cuối tháng 5, Bamboo Airways đã bổ nhiệm ông Nguyễn Minh Hải làm CEO thay cho ông Nguyễn Mạnh Quân. Tuy nhiên, chỉ gần hai tháng sau đó, ông Hải đã xin từ nhiệm và vị trí CEO được giao cho ông Nguyễn Ngọc Trọng, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm.

Ngoài ban điều hành, cơ cấu HĐQT của Bamboo Airways cũng liên tục có sự thay đổi kể từ đầu năm đến nay. Gần đây nhất, tại đại hội đồng cổ đông bất thường lần thứ 3 năm 2023, Bamboo Airways đã thông qua miễn nhiệm tư cách Thành viên HĐQT đối với ông Hideki Oshima, ông Trần Hoà Bình và ông Doãn Hữu Đoàn kể từ ngày 15/9. Đồng thời, chỉ bầu bổ sung bà Lê Thị Trúc Quỳnh vào HĐQT.

Đáng chú ý, ông Hideki Oshima chỉ vừa mới được bầu làm Chủ tịch của Bamboo Airways vào tháng 6/2023. Tuy nhiên, đến tháng 7/2023, HĐQT Bamboo Airways đã thông qua quyết định bầu ông Lê Thái Sâm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch. Còn ông Oshima Hideki giữ chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT, ông Lê Bá Nguyên và ông Nguyễn Ngọc Trọng đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT.

Theo Bamboo Airways, việc liên tục thay đổi nhân sự cấp cao nằm trong tiến trình tái cấu trúc toàn diện đang được hãng hàng không tiếp tục đẩy mạnh, đặc biệt trong đó có công cuộc tái cấu trúc về bộ máy quản trị - điều hành, hướng tới ổn định hoạt động, thu hút nguồn lực đầu tư chất lượng, tạo cơ hội cho sự phát triển mạnh mẽ trong trung hạn.

Hãng bay này gần đây cũng công bố thiết lập kế hoạch khai thác mới, tập trung vào các đường bay trục kết nối trung tâm lớn như Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh – Đà Nẵng, cùng các đường bay địa phương, đường bay du lịch có nhu cầu đi lại cao. Để đáp ứng kế hoạch này, hãng dự kiến tái cấu trúc lại đội tàu bao gồm các chủng loại máy bay thân hẹp và phản lực khu vực.

Đồng thời, hãng thông báo dừng khai thác loạt đường bay quốc tế từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đến châu Âu, Australia, Đông Bắc Á và một số nước Đông Nam Á từ cuối tháng 11.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Chứng khoán TCBS muốn dành 3.000 tỷ đồng tự doanh trên các sàn thế giới

Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities - TCBS) đã đưa ra nhiều nội dung, đáng chú ý nhất là tham vọng đầu tư tại thị trường chứng khoán nước ngoài.

Mirae Asset rời khỏi vị trí công ty chứng khoán cho vay margin lớn nhất, TCBS vươn lên đứng đầu TCBS có kế hoạch tăng vốn lên gần 20.000 tỷ đồng

Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng trong năm 2025

Từ ngày 01/04/2025, theo Nghị quyết số 170/2024/QH15 của Quốc hội, những vướng mắc liên quan đến tiền sử dụng đất tại dự án Lakeview City sẽ chính thức được giải quyết dứt điểm. Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng

Novaland chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD thành cổ phần với giá cao ngất ngưởng Cổ phiếu Novaland (NVL) được “gom” đột biến, tăng trần trong ngày VN-Index vượt mốc 1.290 điểm

MBS ước tính KQKD quý 1/2025 của 56 doanh nghiệp "hot": VHM, KBC, FRT, HAH, DBC dự báo lãi tăng đột biến, nhiều đại gia đầu ngành có thể "đi lùi"

MBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể ghi nhận mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ trong quý đầu năm. Mức tăng này được tính toán trên mức nền đang cao dần hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và sản xuất tiêu dùng tiếp tục phục hồi.

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành bia dần cải thiện Doanh nghiệp nhiệt điện trong hệ sinh thái Geleximco lỗ nặng nhưng báo thành lãi gần 122 tỷ đồng

Quan điểm của PYN Elite Fund sau khi chốt lời FPT, CMG có gây tranh cãi?

Trong thế giới đầu tư, việc chốt lời là một phần không thể thiếu của chiến lược quản lý danh mục. Tuy nhiên, một hiện tượng đáng chú ý đã xuất hiện: một số nhà đầu tư lớn và quỹ đầu tư, sau khi thoái vốn khỏi các cổ phiếu, lại công khai đưa ra những bình

“Cá mập” Pyn Elite Fund gom hàng triệu cổ phiếu DBC và HAX Quỹ ngoại Pyn Elite Fund giảm sở hữu tại Dabaco xuống dưới 6%

HSBC thu xếp khoản vay không ràng buộc khoảng 40 triệu USD cho GELEX Hạ tầng

Đây là lần thứ hai HSBC thu xếp thành công giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho một doanh nghiệp Việt Nam, kể từ sau thương vụ với Nutifood vào năm 2021.

Dragon Capital liên tục bán cổ phiếu GEX, không còn là cổ đông lớn VN-Index ngắt chuỗi giảm điểm, nhà đầu tư “gom” mạnh cổ phiếu SIP, VIX và GEX