ING Economics dự báo CPI Trung Quốc lập đáy suy giảm

Theo công bố mới nhất, chỉ số CPI tại Trung Quốc đã sụt giảm 15 tháng liên tiếp, tuy nhiên nhiều chuyên gia tin rằng, mức đáy đã được thiết lập và CPI sẽ tăng lại ngay từ tháng tới.

ING Economics dự báo CPI Trung Quốc lập đáy suy giảm

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Trung Quốc tiếp tục sụt giảm trong tháng 1/2024, mức giảm của chỉ số này cao nhất tính từ thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Diễn biến của chỉ số CPI cho thấy những thách thức lớn nhất mà kinh tế Trung Quốc đang đối mặt.

CPI Trung Quốc tháng 1/2024 giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước, theo Cục Thống kê Quốc gia (NBS) công bố vào ngày thứ Năm (ngày 8/2). Đây là mức sụt giảm CPI sâu nhất tính từ tháng 9/2009 và ghi nhận tháng giảm thứ 4 liên tiếp.

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích tin rằng việc chỉ số CPI giảm có nguyên nhân chính do các yếu tố thời vụ và rằng nhiều khả năng mức đáy của chỉ số CPI đã được thiết lập.

Theo phân tích của NBS và một số chuyên gia kinh tế, sở dĩ chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2024 giảm là bởi cùng kỳ năm 2023 là dịp Tết Nguyên đán tại Trung Quốc, tiêu dùng hàng hóa dịch vụ tăng đột biến trong dịp nghỉ lễ này. Chính bởi yếu tố đó, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2024 giảm bởi năm nay Tết Nguyên đán rơi vào tháng 2/2024.

Chuyên gia kinh tế thuộc HSBC phân tích: “Năm nay, Tết Nguyên đán vào tháng 2/2024, trong khi đó năm ngoái Tết Nguyên đán rơi vào cuối tháng 1/2024, chính vì vậy diễn biến chỉ số giá cả có phần bị bóp méo”.

Chính quyền Bắc Kinh hiện đang rất nỗ lực để khôi phục niềm tin người tiêu dùng và nhà đầu tư. Cùng lúc đó, Bắc Kinh đang đương đầu với nhiều thách thức như sự suy giảm trên thị trường bất động sản, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán cũng như xuất khẩu đi xuống.

Quảng cáo

Giám đốc cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bị sa thải vào ngày thứ Tư khi mà tâm lý lo lắng do thị trường sụt giảm quá nhiều trong thời gian dài dâng cao.

Nhu cầu tiêu dùng yếu trong tháng 1/2024 đồng thời gây sức ép lên chỉ số giá tiêu dùng, các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh.

Giá thực phẩm sụt giảm gây sức ép lên chỉ số giá tiêu dùng. Giá thịt lợn, loại thực phẩm quan trọng trong giỏ hàng hóa của Trung Quốc, trong tháng 1/2024 giảm 17,3% so với cùng kỳ năm trước và ghi nhận mức hạ sâu nhất so với tất cả các loại hàng hóa tiêu dùng khác. Giá rau giảm gần 12%.

Chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số đo lường chi phí hàng hóa dịch vụ mà các nhà máy tính với các doanh nghiệp bán buôn, giảm 2,5% trong tháng 1/2024, theo số liệu của NBS. Mức hạ này đã cải thiện so với mức giảm 2,7% của tháng 12/2023.

Chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách Trung Quốc tại tổ chức ING Economics, ông Lynn Song, dự báo chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tăng trở lại từ tháng 2/2024.

Ở thời điểm hiện tại, hàng triệu người dân Trung Quốc đang trở về nhà với gia đình nhân dịp Tết Nguyên đán trong đợt di cư có quy mô lớn nhất trong lịch sử loài người. Theo Cục Di trú Quốc gia Trung Quốc, đợt di cư mùa Xuân này của người Trung Quốc thường kéo dài đến 40 ngày.

“Cần nhớ, đây sẽ là dịp Tết Nguyên đán đầu tiên không còn chịu ảnh hưởng từ các đợt dịch COVID-19”, các chuyên gia kinh tế thuộc HSBC phân tích.

Các số liệu công bố ban đầu cho thấy, số lượng người đi lại ở hiện tại đang nhiều hơn so với trước đại dịch COVID-19. Tính đến ngày thứ Ba tuần này, số liệu từ Bộ Giao thông Trung Quốc cho hay, chỉ riêng 12 ngày trong dịp cao điểm đi lại mùa Xuân, ước tính người Trung Quốc đã thực hiện 2,2 triệu chuyến đi bằng đường hàng không và 12,9 triệu chuyến đi bằng đường tàu, tăng lần lượt 17% và 23% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo Bloomberg,CNN

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Mỹ - Trung Quốc đạt được thỏa thuận dừng áp thuế trong 90 ngày

Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận giảm thuế trong vòng 90 ngày, đánh dấu bước hạ nhiệt quan trọng trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Mỹ áp thuế 104% lên hàng hóa Trung Quốc, thuế đối ứng với 185 nền kinh tế bắt đầu hiệu lực hôm nay, ngày 9/4 Không nhượng bộ ông Trump, Trung Quốc nâng thuế lên 84% trả đũa Mỹ

Những sự kiện thế giới đáng chú ý trong tuần 28/4-2/5

Tổng thống Donald Trump đang tiến gần đến mốc 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ trong khi các nhà giao dịch vẫn chưa tìm ra cách để giao dịch hiệu quả khi đối phó với các chính sách của ông. Các ngân hàng trung ương cũng chưa rõ nền kinh tế của họ sẽ bị ảnh

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Mỹ áp thuế 104% lên hàng hóa Trung Quốc, thuế đối ứng với 185 nền kinh tế bắt đầu hiệu lực hôm nay, ngày 9/4

ADB dành gần 40 tỉ USD cho phát triển tại khu vực châu Á

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 24,3 tỉ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2024, cùng với 14,9 tỉ USD đồng tài trợ từ hợp tác với các đối tác, để giúp châu Á - Thái Bình Dương giải quyết một loạt những thách thức phát triển phức tạp...

ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á và Thái Bình Dương ADB: Cần giảm bớt gánh nặng lên chính sách tiền tệ

Mỹ áp thuế 104% lên hàng hóa Trung Quốc, thuế đối ứng với 185 nền kinh tế bắt đầu hiệu lực hôm nay, ngày 9/4

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang thực hiện lời đe dọa áp thêm thuế 50% lên hàng hóa Trung Quốc, ngoài mức thuế đối ứng 34%, nâng tổng mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc lên 104%. Mức thuế mới cao này đối với Trung Quốc và 184 đối tác thương mại

Các ngành hàng nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp nếu Việt Nam bị áp thuế đối ứng từ Mỹ? GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ?

Nhà đầu tư tìm đến yên Nhật giữa căng thẳng thuế quan

Giữa lúc căng thẳng thuế quan toàn cầu ngày càng leo thang, giới đầu tư đang có xu hướng rút khỏi các tài sản rủi ro để tìm đến những "nơi trú ẩn an toàn". Trong số đó, đồng yên Nhật nổi lên như một lựa chọn đáng tin cậy.

Đồng Yên Nhật gặp 2 vấn đề quan trọng vào năm 2024 Đồng yên Nhật tiếp tục đà rớt giá, chạm mức thấp nhất trong gần 40 năm so với USD

Tổng thống Mỹ Donald Trump gián tiếp đẩy giá vàng lên các mức cao kỷ lục

Các nhà đầu tư đang đổ xô vào vàng như “nơi trú ẩn an toàn” trong bối cảnh biến động chính trị và kinh tế liên quan đến các chính sách của chính phủ mới của Mỹ, tạo thêm động lực thúc đẩy giá vàng liên tiếp lập những kỷ lục mới.

Giá vàng SJC tăng 'sốc' 1,5 triệu đồng mỗi lượng Giá vàng tạo đỉnh lên tới 101,5 triệu đồng/lượng vàng SJC trước ngày chính sách thuế của Mỹ có hiệu lực

Kỳ vọng lạm phát tăng cao ảnh hưởng thế nào đến con đường cắt giảm lãi suất của FED?

Các gia đình Mỹ đang ngày càng kém lạc quan hơn về triển vọng kinh tế, nhưng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể không muốn phản ứng mạnh mẽ với nền kinh tế yếu đi trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng rằng chính sách thương mại của chính quyền Tổ

Vàng bị bán ồ ạt sau cuộc họp của FED, giá mất mốc 2.600 USD/ounce Giá vàng giảm đột ngột sau thông tin về lãi suất của Fed

Mỹ siết chặt chính sách thuế quan, dòng tiền phân hoá trên thị trường hàng hoá

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục với những diễn biến giằng co trong phiên giao dịch ngày hôm qua (4/3). Đáng chú ý, toàn bộ thị trường nông sản tiếp tục chìm sâu trong sắc đỏ. Trong khi đó, diễn

Bitexco hoàn tất chuyển nhượng The Spirit of Saigon trước khi hồ sơ của dự án được chuyển qua C03 tiếp tục điều tra sau phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan Bất ổn xung quanh bầu cử tại Mỹ và căng thẳng leo thang ở Trung Đông đẩy giá bạc leo đỉnh 12 năm