“Khi thông tin tiêu cực xuất hiện, điều tệ nhất là doanh nghiệp im lặng”

Theo chuyên gia, khi thông tin tiêu cực xuất hiện, điều tệ nhất là doanh nghiệp im lặng và không làm rõ thông tin cho nhà đầu tư. Đó là lúc phải làm rõ thông tin, chiến lược với nhà đầu tư.

“Khi thông tin tiêu cực xuất hiện, điều tệ nhất là doanh nghiệp im lặng”

Trong khuôn khổ Lễ Vinh danh IR Awards năm nay do VAFE, FILI và Vietstock tổ chức sáng ngày 28/9 đã diễn ra hội thảo IR View với chủ đề "IR và câu chuyện nâng hạng thị trường".

IR View giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn vai trò của IR, cách thức phát triển hoạt động IR một cách chuyên nghiệp và tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế. Qua đó, doanh nghiệp có những bước chuẩn bị tốt nhất, nắm bắt cơ hội từ quá trình nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nguồn vốn không còn rẻ, IR trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

Ông Mathew Smith, Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phân tích, CTCK Yuanta Việt Nam, cho rằng Quan hệ Nhà đầu tư (IR) đang là yếu tố quan trọng góp phần giúp tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp, nhất là trong môi trường đầy bất định hiện nay.

Ông Smith cho rằng, thông qua hoạt động quan hệ nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể cải thiện khả năng tiếp cận vốn, được định giá hợp lý hơn và nâng cao thanh khoản của cổ phiếu. Ngoài ra, IR cũng là kênh để nhận phản hồi về chiến lược doanh nghiệp và làm rõ thông tin cho các nhà đầu tư.

“Khi thị trường giảm và hoạt động kinh doanh trở nên khó khăn, đó là lúc doanh nghiệp nên chủ động chia sẻ thông tin với với thị trường. Khi thông tin tiêu cực xuất hiện, điều tệ nhất là doanh nghiệp im lặng và không làm rõ thông tin cho nhà đầu tư. Đó là lúc phải làm rõ thông tin, chiến lược với nhà đầu tư”, ông Smith chia sẻ.

ong-matthew-yuanta-2-2929.jpg
Ông Mathew Smith

Dẫn chứng cho việc này, ông Mathew Smith nêu lại sự việc từng xảy ra với "ông lớn" dầu khí Total Energies của Pháp. Trong năm 1999, Total Energies cho biết không hề có ý định thâu tóm hay phát hành cổ phiếu để thâu tóm doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, sau đó, họ lại thâu tóm đối thủ Petrofina, nhưng lại không truyền đạt thông tin và chiến lược hậu thâu tóm cho nhà đầu tư.

“Họ chọn cách im lặng và phía nhà đầu tư cũng không nắm chiến lược của công ty sau thâu tóm. Nhà đầu tư cảm thấy bối rối và mức giá bỏ ra để thâu tóm Petrofina cũng rất cao. Kết quả là cổ phiếu ngay lập tức giảm 22%”, chuyên gia nói.

Và có lẽ từ sự vụ này, Total đã rút kinh nghiệm cho riêng mình. Đến năm 2001, nhà máy Toulouse của Total phát nổ và công ty đã lập tức phản hồi thông tin từ các cơ quan điều hành, công chúng cũng như nhà đầu tư. Tại thời điểm đó, giới đầu tư đánh giá cao hành động của Total, cho rằng công ty đã nhận trách nhiệm về vụ phát nổ và phía Chủ tịch Total cũng tích cực phản hồi thông tin.

Kết quả là giá cổ phiếu của Total không thay đổi quá nhiều và hình ảnh của Total không bị tác động quá tiêu cực bởi sự vụ này.

Ông Smith chỉ ra, môi trường vốn hiện tại đã thay đổi rất nhiều. Lợi suất trái phiếu đã trên đà giảm trong 40 năm liên tiếp. Mãi cho tới năm 2021, xu hướng đã bắt đầu thay đổi, lợi suất tăng trở lại và các NHTW như Fed đã nâng mạnh lãi suất. Điều này ảnh hưởng tới chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.

“IR trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì lúc này, nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn vì có nhiều lựa chọn tài sản mang lại lợi suất cao hơn. Doanh nghiệp phải chia sẻ những điểm hấp dẫn của bản thân để thu hút nhà đầu tư. Đó là vai trò của đội ngũ IR, giúp doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ hơn”, ông Smith cho biết.

Ông Smith lưu ý rằng trên thị trường tài chính, nhà đầu tư có rất nhiều lựa chọn khác nhau và bộ phận IR của doanh nghiệp phải tích cực chia sẻ thông tin, chiến lược để thu hút nhà đầu tư về phía mình.

Quảng cáo

“IR đóng góp rất lớn cho việc huy động vốn, không chỉ ngày hôm nay mà còn trong tương lai. Việc giữ im lặng trước các dòng thông tin không giúp ích gì cho doanh nghiệp”, vị này đánh giá.

Không nên chú trọng IR chỉ để đẩy giá cổ phiếu

Đại diện doanh nghiệp niêm yết, bà Lê Hồng Liên, Giám đốc cao cấp Quan hệ Nhà đầu tư, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, mã TCB) cho rằng hoạt động IR của một doanh nghiệp có tốt hay không chủ yếu đến từ ý chí cũng như sự đồng tình của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Ban lãnh đạo vừa là bộ não vừa là chân tay trong quá trình vận hành doanh nghiệp, do đó ý chí của lãnh đạo đóng góp đến 50% hiệu quả của công tác IR. Ngược lại, nếu không có sự nhất quán với những cái đã làm thì sẽ không có hiệu quả.

ba-lien-tcb-7822.jpg
Bà Lê Hồng Liên

Doanh nghiệp ngoài các buổi trao đổi với công ty chứng khoán thì có thể tổ chức các các buổi gặp mặt trực tiếp giữa nhà đầu tư và ban lãnh đạo hàng tuần, hàng quý để khẳng định kết quả kinh doanh của mình. Riêng tại Techcombank, hàng tuần sẽ có ít nhất 1 đến 2 buổi các nhà đầu tư tổ chức đến gặp mặt lãnh đạo ngân hàng. Techcombank chủ động ghi hình các buổi trao đổi này lại để cung cấp cho nhà đầu tư hoặc bộ phận phân tích công ty chứng khoán để có thêm thông tin.

Thêm vào đó, việc minh bạch trên website cũng rất quan trọng vì nếu thông tin trên website rõ ràng, nhà đầu tư sẽ hiểu được tại sao lại dẫn đến kết quả kinh doanh cuối năm của doanh nghiệp. Về đầu tư ESG tại doanh nghiệp, đây là xu hướng toàn cầu nhưng nếu muốn đạt hiệu quả, từng cá nhân, từng con người, từng doanh nghiệp đều phải góp phần vào.

Do đó, theo bà Liên, những doanh nghiệp làm ESG là những doanh nghiệp thật sự quan tâm đến phát triển bền vững. Nhà đầu tư có thể yên tâm các doanh nghiệp này không phải “làm giá”, số liệu không rõ ràng. Trong đó, nâng hạng là câu chuyện dài hơi của thị trường chứng khoán. Hy vọng các doanh nghiệp niêm yết sẽ nhìn thấy lợi ích dài hơi, tập trung đầu tư thêm cho việc phát triển bền vững của doanh nghiệp.

“IR phải là câu chuyện dài hơi, không chỉ nên chú trọng thực hiện chỉ để đẩy giá cổ phiếu”, bà Liên chia sẻ.

Doanh nghiệp nên có nguyên tắc đối xử công bằng nhất quán với nhà đầu tư

Đứng ở góc nhìn của quỹ đầu tư (bên mua - buy side), ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản Lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Vietcombank chia sẻ một số kinh nghiệm trong hoạt động IR để ra quyết định đầu tư ở 2 góc độ công bố thông tin và truyền thông thông tin.

Ở góc độ công bố thông tin, IR là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư, theo đó cần cung cấp đầy đủ thông tin chính xác, kịp thời tới nhà đầu tư. Nếu thiếu hụt thông tin, quỹ sẽ phải trả mức giá thấp so với nội tại của doanh nghiệp bởi coi việc thiếu hụt thông tin là rủi ro.

ong-linh-vcbf-2-5049.jpg
Ông Nguyễn Hoàng Linh

Một yếu tố quan trọng là chăm chút website doanh nghiệp. Hiện nay vẫn có nhiều doanh nghiệp đánh giá không đúng mức tầm quan trọng của website. Đây là một trong những nơi đầu tiên để đánh giá tổng quát về doanh nghiệp. Hành trình truy cập vào website vào thân thiện, dễ dàng tiếp cận thông tin sẽ giúp quỹ đầu tư thuận tiện hơn trong quá trình tìm hiểu về doanh nghiệp. Mặt khác, hội đồng đầu tư của quỹ cũng là con người và có mang tính cảm tính trong đánh giá, do đó, nếu thích doanh nghiệp hơn thì có xu hướng trả định giá cao hơn cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp định kỳ có thêm các báo cáo hàng tháng hàng quý về hoạt động kinh doanh sẽ rất là tốt. Nếu có thông tin cần thiết về doanh nghiệp, quỹ đầu tư có thể không cần liên hệ trực tiếp với cán bộ truyền thông…

Ở khía cạnh truyền thông, doanh nghiệp nên có nguyên tắc đối xử công bằng nhất quán với nhà đầu tư, không phân biệt giữa cổ đông cá nhân với cổ đông tổ chức, cổ đông lớn và cổ đông nhỏ.

Vị này nêu, một số trường hợp, quỹ đầu tư gặp khó khăn trong việc gặp mặt các lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp. Theo đó, để IR tốt hơn, quỹ đầu tư kỳ vọng lãnh đạo cấp cao có thể dành thời gian cho nhà đầu tư để chia sẻ về triển vọng doanh nghiệp, nhận định thị trường. Các thông tin này nếu được nghe từ Chủ tịch hay Tổng giám đốc thì sẽ tốt hơn rất nhiều.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, doanh nghiệp có thể tận dụng phương tiện truyền thông mạng xã hội. Nếu doanh nghiệp tận dụng tốt thì có thể xây dựng mối quan hệ với nhà đầu tư tốt và biết được nhà đầu tư đang nghĩ gì, đánh giá sao về mình để lên kế hoạch phù hợp.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Vinhomes tách công ty quy mô 18.500 tỷ đồng chuyên quản lý khu công nghiệp thành 3 công ty con 100 triệu cổ phiếu đầu tiên "về túi" Vinhomes trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp buôn thực phẩm mua 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Chủ tịch Digiworld không còn là cổ đông lớn Viettel Construction

Công ty CP Đầu tư Phát triển Quang Kim báo cáo đã mua vào 17,2 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam vào ngày 11/11, nâng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên 0,577%.

Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023 Viettel Construction báo lãi kỷ lục năm 2023

Nhiều động thái mới tại Tập đoàn FLC

FLC đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát; khởi động lại hàng loạt dự án trọng điểm, tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý và tài chính cho các dự án.

FLC sau 2 năm tái cấu trúc: Đã cắt giảm 60% nhân sự, trả 4.400 tỷ đồng nợ vay Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ