Lãnh đạo MWG: Mục tiêu lợi nhuận 2.400 tỷ đồng "trong tầm tay", đã đến lúc dừng cuộc chiến giá rẻ

Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động nhận định mục tiêu lợi nhuận 2.400 tỷ đồng năm 2024 không phải con số cao so với 125.000 tỷ đồng doanh thu và đây là mức lợi nhuận “trong tầm tay” của doanh nghiệp.

Lãnh đạo MWG: Mục tiêu lợi nhuận 2.400 tỷ đồng "trong tầm tay", đã đến lúc dừng cuộc chiến giá rẻ

Năm 2023, Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) khép lại năm tài chính với doanh thu đạt 118.280 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 168 tỷ đồng, lần lượt giảm 11% và 96% so với năm 2022. Tuy nhiên, sang năm 2024, Thế Giới Di Động kỳ vọng có thể đưa doanh thu đạt mức 125.000 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2023 và lợi nhuận sau thuế tăng gấp 14,2 lần, đạt 2.400 tỷ đồng.

Mặc dù, thị trường bán lẻ năm 2024 được kỳ vọng sẽ có sự phục hồi, nhất là về nửa cuối năm, song mức lợi nhuận sau thuế hàng nghìn tỷ đồng mà Thế Giới Di Động đặt ra vẫn vướng những hoài nghi về khả năng đạt được.

“Mục tiêu 2.400 tỷ đồng lợi nhuận trong tầm tay"

Tại cuộc họp với nhà đầu tư vừa diễn ra, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động đã có những lý giải chi tiết hơn về mục tiêu lợi nhuận này.

Theo ông Nguyễn Đức Tài, con số 2.400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế đặt ra cho năm 2024 không phải con số cao so với 125.000 tỷ đồng doanh thu, con số lợi nhuận như vậy chỉ tương đương 2% doanh thu.

Nhìn lại năm 2023, ông Tài cho rằng, thị trường thay đổi quá nhanh chóng nhưng MWG nhận diện ra sự thay đổi đó quá chậm, đến hết quý I/2023, MWG mới nhận diện ra sức mua trên thị trường bị đình đốn và không có quay trở lại. Từ khi nhận diện ra những thay đổi đó, MWG cũng đã có những điều chỉnh.

"Năm 2023, MWG trải qua quá trình tái cấu trúc, đã điều chỉnh nhiều thứ trong vận hành để kể cả khi thị trường có tăng hay giảm thì vận hành sẽ rất lành mạnh, gọn gàng. Sau tái cấu trúc, MWG có một đội hình gọn gàng và cách vận hành gọn gàng, phần lớn chi phí là miễn phí, không còn mang tính chất cố định nhiều nữa nên dù doanh thu có tăng hay giảm thì mọi chi phí sẽ bám theo doanh thu. Với cách vận hành mới, lợi nhuận sẽ tương đối được bảo đảm. Do đó, lợi nhuận năm 2024 sẽ ổn và con số mục tiêu 2.400 tỷ đồng lợi nhuận năm nay là trong tầm tay", Chủ tịch MWG khẳng định.

image-cuocsongkinhdoanh-vn-mwg-826-2308-5936.png

Còn về rủi ro trong năm 2024, ông Tài cho biết chủ yếu vẫn có thể đến từ xung đột Nga - Ukraine, đây là sự kiện khó lường và nằm ngoài khả năng dự báo. Tuy nhiên, nếu tình hình thế giới không có quá nhiều biến động thì mục tiêu doanh số của MWG là khả thi.

Không chủ trương dẫn đầu cuộc chiến về giá trong năm 2024

Chia sẻ cụ thể hơn về triển vọng của các mảng kinh doanh, đặc biệt là khả năng hồi phục của mảng ICT&CE (công nghệ thông tin và điện tử gia dụng) năm 2024, ông Đoàn Văn Hiểu Em, Thành viên HĐQT MWG cho rằng, nếu không có những biến động lớn mang tầm vĩ mô, thế giới thì sức mua có thể hồi phục từ giữa hoặc cuối năm nay.

“Dù vậy, sự hồi phục này cần nhiều thời gian, không thể nhanh và mạnh giống như thời điểm sau đại dịch COVID-19 (quý IV/2021) khi sức mua bị dồn nén. Thời điểm này thị trường cần nhiều thời gian hơn để hồi phục. Do đó, các ngành hàng không thiết yếu dự kiến vẫn sẽ đi ngang hoặc tăng nhẹ trong 2024”, ông Đoàn Văn Hiểu Em nhìn nhận.

Về động lực tăng trưởng của hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh, lãnh đạo MWG cho hay, do thị trường không quá khả quan nên hai chuỗi này sẽ nỗ lực để duy trì và tăng trưởng doanh thu nhờ hiệu ứng “nước chảy về chỗ trũng” tức là tập trung mọi nguồn lực bán hàng nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất.

Quảng cáo

Theo đó, một số công việc cần tập trung là đảm bảo hàng hoá phong phú, đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, chuẩn bị tốt chương trình khuyến mãi, bán hàng và dịch vụ hậu mãi.

Nói thêm về chiến lược cạnh tranh về giá, ông Đoàn Văn Hiểu Em cho hay: "Năm 2024, MWG không chủ trương dẫn đầu cuộc chiến về giá bởi công ty đã hoàn thành sứ mệnh này trong năm 2023. Thị trường cũng đã bắt đầu hiểu được thông điệp về giá mà MWG đã triển khai trong năm vừa qua. Theo quan sát của chúng tôi thị trường đã hạ nhiệt khá nhiều, cho thấy cuộc chiến giá sẽ không còn căng thẳng trong thời gian tới. Điều này giúp công ty giữ được lợi nhuận trong năm 2024 này”.

Về thị phần các ngành hàng, ông Đoàn Văn Hiểu Em cho biết, hiện thị phần của điện thoại di động hiện dao động khoảng 50%, tùy thuộc vào từng hãng. Có hãng thị phần đã tăng lên đến 60 - 70%.

Với thị phần mảng điện máy, đối với hàng lắp đặt, có giá trị lớn, MWG đã chiếm khoảng 50% thị phần song vẫn tuỳ thuộc vào từng nhóm, từng hãng.

Còn nhóm hàng gia dụng, MWG đánh giá còn nhiều dư địa và có nhiều cơ hội để tập trung phát triển hơn trong năm 2024 để gia tăng doanh thu, cải thiện lãi gộp và tăng thêm thị phần.

image-cuocsongkinhdoanh-vn-co-cau-doanh-thu-2360-6464-9786.png

Cơ cấu doanh thu các chuỗi kinh doanh năm 2023 của MWG

Động lực tăng trưởng đặt trên vai Bách Hóa Xanh

Với chuỗi Bách Hóa Xanh, ông Phạm Văn Trọng, Giám đốc chuỗi Bách Hóa Xanh nhận định nhu cầu hàng thiết yếu năm nay sẽ đi ngang, thu nhập của người tiêu dùng vẫn bị ảnh hưởng nên có xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn.

Dự kiến Bách Hóa Xanh sẽ bắt đầu mang lợi nhuận về cho MWG từ năm nay và sẽ tăng dần theo thời gian. Để làm được điều đó, Bách Hóa Xanh sẽ tiếp tục nâng cấp danh mục hàng hóa, tập trung vào chất lượng, độ an toàn và trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng để cải thiện doanh thu. Đồng thời, tăng cường kiểm soát về chi phí, nhất là chi phí logistics và chi phí vận hành tại cửa hàng.

“Về khả năng đạt doanh thu 2 tỷ đồng/cửa hàng thì Bách Hóa Xanh có thể đạt được trong năm nay bởi thực tế nhiều cửa hàng đã đạt được mức doanh thu này rồi”, ông Trọng nói nhưng lưu ý thêm năm nay Bách Hóa Xanh có kế hoạch mở mới, nên doanh thu trung bình có thể đạt hoặc chưa đạt 2 tỷ đồng/cửa hàng.

Thông tin thêm về chiến lược mở rộng chuỗi mới, ông Nguyễn Đức Tài cho biết công ty chưa có kế hoạch nào trong việc thử nghiệm các chuỗi mới.

“Sự tăng trưởng trong 5 năm tới của tập đoàn sẽ nằm trên vai Bách Hoá Xanh. Hiện Bách Hoá Xanh chiếm chưa nhiều thị phần, cơ hội mở rộng còn nhiều kể cả trong các tỉnh, thành mà Bách Hoá Xanh đã có cửa hàng cũng như các khu vực chưa vươn tới như miền Trung và phía Bắc”, ông Tài nói.

Cùng với đó, Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh vẫn là hai chuỗi đem lại lợi nhuận lớn cho tập đoàn. MWG sẽ nỗ lực tìm kiếm cơ hội tăng trưởng ngay cả khi thị trường không tăng trưởng mạnh mẽ.

Đối với chuỗi bán lẻ thuốc An Khang khi hoàn tất mô hình kinh doanh thì quá trình mở rộng sẽ diễn ra. Còn với chuỗi bán lẻ sản phẩm mẹ và bé AVAKids, MWG định hướng là chuỗi bán online số 1 về hàng mẹ và bé. MWG đặt mục tiêu An Khang và AVAKids sẽ đạt điểm hòa vốn trước ngày 31/12/2024.

Với chuỗi bán lẻ sản phẩm công nghệ và điện máy tại Indonesia - Erablue, MWG vẫn đang phát triển tốt ở Indonesia. Mô hình supermini đang bắt đầu phát huy vai trò và tính hiệu quả. Nỗ lực mở rộng Erablue của MWG mang tính chất lượng chứ không mở với mục tiêu số lượng. Hiện MWG đã tự tin Erablue là chuỗi số 1 ở Indonesia và thời gian tới sẽ cố gắng gia tăng khoảng cách với các chuỗi xếp sau.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Chứng khoán TCBS muốn dành 3.000 tỷ đồng tự doanh trên các sàn thế giới

Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities - TCBS) đã đưa ra nhiều nội dung, đáng chú ý nhất là tham vọng đầu tư tại thị trường chứng khoán nước ngoài.

Mirae Asset rời khỏi vị trí công ty chứng khoán cho vay margin lớn nhất, TCBS vươn lên đứng đầu TCBS có kế hoạch tăng vốn lên gần 20.000 tỷ đồng

Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng trong năm 2025

Từ ngày 01/04/2025, theo Nghị quyết số 170/2024/QH15 của Quốc hội, những vướng mắc liên quan đến tiền sử dụng đất tại dự án Lakeview City sẽ chính thức được giải quyết dứt điểm. Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng

Novaland chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD thành cổ phần với giá cao ngất ngưởng Cổ phiếu Novaland (NVL) được “gom” đột biến, tăng trần trong ngày VN-Index vượt mốc 1.290 điểm

MBS ước tính KQKD quý 1/2025 của 56 doanh nghiệp "hot": VHM, KBC, FRT, HAH, DBC dự báo lãi tăng đột biến, nhiều đại gia đầu ngành có thể "đi lùi"

MBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể ghi nhận mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ trong quý đầu năm. Mức tăng này được tính toán trên mức nền đang cao dần hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và sản xuất tiêu dùng tiếp tục phục hồi.

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành bia dần cải thiện Doanh nghiệp nhiệt điện trong hệ sinh thái Geleximco lỗ nặng nhưng báo thành lãi gần 122 tỷ đồng

Quan điểm của PYN Elite Fund sau khi chốt lời FPT, CMG có gây tranh cãi?

Trong thế giới đầu tư, việc chốt lời là một phần không thể thiếu của chiến lược quản lý danh mục. Tuy nhiên, một hiện tượng đáng chú ý đã xuất hiện: một số nhà đầu tư lớn và quỹ đầu tư, sau khi thoái vốn khỏi các cổ phiếu, lại công khai đưa ra những bình

“Cá mập” Pyn Elite Fund gom hàng triệu cổ phiếu DBC và HAX Quỹ ngoại Pyn Elite Fund giảm sở hữu tại Dabaco xuống dưới 6%

HSBC thu xếp khoản vay không ràng buộc khoảng 40 triệu USD cho GELEX Hạ tầng

Đây là lần thứ hai HSBC thu xếp thành công giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho một doanh nghiệp Việt Nam, kể từ sau thương vụ với Nutifood vào năm 2021.

Dragon Capital liên tục bán cổ phiếu GEX, không còn là cổ đông lớn VN-Index ngắt chuỗi giảm điểm, nhà đầu tư “gom” mạnh cổ phiếu SIP, VIX và GEX