Lãnh đạo MWG: Mục tiêu lợi nhuận 2.400 tỷ đồng "trong tầm tay", đã đến lúc dừng cuộc chiến giá rẻ

Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động nhận định mục tiêu lợi nhuận 2.400 tỷ đồng năm 2024 không phải con số cao so với 125.000 tỷ đồng doanh thu và đây là mức lợi nhuận “trong tầm tay” của doanh nghiệp.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Lãnh đạo MWG: Mục tiêu lợi nhuận 2.400 tỷ đồng "trong tầm tay", đã đến lúc dừng cuộc chiến giá rẻ

Năm 2023, Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) khép lại năm tài chính với doanh thu đạt 118.280 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 168 tỷ đồng, lần lượt giảm 11% và 96% so với năm 2022. Tuy nhiên, sang năm 2024, Thế Giới Di Động kỳ vọng có thể đưa doanh thu đạt mức 125.000 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2023 và lợi nhuận sau thuế tăng gấp 14,2 lần, đạt 2.400 tỷ đồng.

Mặc dù, thị trường bán lẻ năm 2024 được kỳ vọng sẽ có sự phục hồi, nhất là về nửa cuối năm, song mức lợi nhuận sau thuế hàng nghìn tỷ đồng mà Thế Giới Di Động đặt ra vẫn vướng những hoài nghi về khả năng đạt được.

“Mục tiêu 2.400 tỷ đồng lợi nhuận trong tầm tay"

Tại cuộc họp với nhà đầu tư vừa diễn ra, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động đã có những lý giải chi tiết hơn về mục tiêu lợi nhuận này.

Theo ông Nguyễn Đức Tài, con số 2.400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế đặt ra cho năm 2024 không phải con số cao so với 125.000 tỷ đồng doanh thu, con số lợi nhuận như vậy chỉ tương đương 2% doanh thu.

Nhìn lại năm 2023, ông Tài cho rằng, thị trường thay đổi quá nhanh chóng nhưng MWG nhận diện ra sự thay đổi đó quá chậm, đến hết quý I/2023, MWG mới nhận diện ra sức mua trên thị trường bị đình đốn và không có quay trở lại. Từ khi nhận diện ra những thay đổi đó, MWG cũng đã có những điều chỉnh.

"Năm 2023, MWG trải qua quá trình tái cấu trúc, đã điều chỉnh nhiều thứ trong vận hành để kể cả khi thị trường có tăng hay giảm thì vận hành sẽ rất lành mạnh, gọn gàng. Sau tái cấu trúc, MWG có một đội hình gọn gàng và cách vận hành gọn gàng, phần lớn chi phí là miễn phí, không còn mang tính chất cố định nhiều nữa nên dù doanh thu có tăng hay giảm thì mọi chi phí sẽ bám theo doanh thu. Với cách vận hành mới, lợi nhuận sẽ tương đối được bảo đảm. Do đó, lợi nhuận năm 2024 sẽ ổn và con số mục tiêu 2.400 tỷ đồng lợi nhuận năm nay là trong tầm tay", Chủ tịch MWG khẳng định.

Còn về rủi ro trong năm 2024, ông Tài cho biết chủ yếu vẫn có thể đến từ xung đột Nga - Ukraine, đây là sự kiện khó lường và nằm ngoài khả năng dự báo. Tuy nhiên, nếu tình hình thế giới không có quá nhiều biến động thì mục tiêu doanh số của MWG là khả thi.

Không chủ trương dẫn đầu cuộc chiến về giá trong năm 2024

Chia sẻ cụ thể hơn về triển vọng của các mảng kinh doanh, đặc biệt là khả năng hồi phục của mảng ICT&CE (công nghệ thông tin và điện tử gia dụng) năm 2024, ông Đoàn Văn Hiểu Em, Thành viên HĐQT MWG cho rằng, nếu không có những biến động lớn mang tầm vĩ mô, thế giới thì sức mua có thể hồi phục từ giữa hoặc cuối năm nay.

“Dù vậy, sự hồi phục này cần nhiều thời gian, không thể nhanh và mạnh giống như thời điểm sau đại dịch COVID-19 (quý IV/2021) khi sức mua bị dồn nén. Thời điểm này thị trường cần nhiều thời gian hơn để hồi phục. Do đó, các ngành hàng không thiết yếu dự kiến vẫn sẽ đi ngang hoặc tăng nhẹ trong 2024”, ông Đoàn Văn Hiểu Em nhìn nhận.

Về động lực tăng trưởng của hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh, lãnh đạo MWG cho hay, do thị trường không quá khả quan nên hai chuỗi này sẽ nỗ lực để duy trì và tăng trưởng doanh thu nhờ hiệu ứng “nước chảy về chỗ trũng” tức là tập trung mọi nguồn lực bán hàng nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất.

Theo đó, một số công việc cần tập trung là đảm bảo hàng hoá phong phú, đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, chuẩn bị tốt chương trình khuyến mãi, bán hàng và dịch vụ hậu mãi.

Nói thêm về chiến lược cạnh tranh về giá, ông Đoàn Văn Hiểu Em cho hay: "Năm 2024, MWG không chủ trương dẫn đầu cuộc chiến về giá bởi công ty đã hoàn thành sứ mệnh này trong năm 2023. Thị trường cũng đã bắt đầu hiểu được thông điệp về giá mà MWG đã triển khai trong năm vừa qua. Theo quan sát của chúng tôi thị trường đã hạ nhiệt khá nhiều, cho thấy cuộc chiến giá sẽ không còn căng thẳng trong thời gian tới. Điều này giúp công ty giữ được lợi nhuận trong năm 2024 này”.

Về thị phần các ngành hàng, ông Đoàn Văn Hiểu Em cho biết, hiện thị phần của điện thoại di động hiện dao động khoảng 50%, tùy thuộc vào từng hãng. Có hãng thị phần đã tăng lên đến 60 - 70%.

Với thị phần mảng điện máy, đối với hàng lắp đặt, có giá trị lớn, MWG đã chiếm khoảng 50% thị phần song vẫn tuỳ thuộc vào từng nhóm, từng hãng.

Còn nhóm hàng gia dụng, MWG đánh giá còn nhiều dư địa và có nhiều cơ hội để tập trung phát triển hơn trong năm 2024 để gia tăng doanh thu, cải thiện lãi gộp và tăng thêm thị phần.

Cơ cấu doanh thu các chuỗi kinh doanh năm 2023 của MWG

Cơ cấu doanh thu các chuỗi kinh doanh năm 2023 của MWG

Động lực tăng trưởng đặt trên vai Bách Hóa Xanh

Với chuỗi Bách Hóa Xanh, ông Phạm Văn Trọng, Giám đốc chuỗi Bách Hóa Xanh nhận định nhu cầu hàng thiết yếu năm nay sẽ đi ngang, thu nhập của người tiêu dùng vẫn bị ảnh hưởng nên có xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn.

Dự kiến Bách Hóa Xanh sẽ bắt đầu mang lợi nhuận về cho MWG từ năm nay và sẽ tăng dần theo thời gian. Để làm được điều đó, Bách Hóa Xanh sẽ tiếp tục nâng cấp danh mục hàng hóa, tập trung vào chất lượng, độ an toàn và trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng để cải thiện doanh thu. Đồng thời, tăng cường kiểm soát về chi phí, nhất là chi phí logistics và chi phí vận hành tại cửa hàng.

“Về khả năng đạt doanh thu 2 tỷ đồng/cửa hàng thì Bách Hóa Xanh có thể đạt được trong năm nay bởi thực tế nhiều cửa hàng đã đạt được mức doanh thu này rồi”, ông Trọng nói nhưng lưu ý thêm năm nay Bách Hóa Xanh có kế hoạch mở mới, nên doanh thu trung bình có thể đạt hoặc chưa đạt 2 tỷ đồng/cửa hàng.

Thông tin thêm về chiến lược mở rộng chuỗi mới, ông Nguyễn Đức Tài cho biết công ty chưa có kế hoạch nào trong việc thử nghiệm các chuỗi mới.

“Sự tăng trưởng trong 5 năm tới của tập đoàn sẽ nằm trên vai Bách Hoá Xanh. Hiện Bách Hoá Xanh chiếm chưa nhiều thị phần, cơ hội mở rộng còn nhiều kể cả trong các tỉnh, thành mà Bách Hoá Xanh đã có cửa hàng cũng như các khu vực chưa vươn tới như miền Trung và phía Bắc”, ông Tài nói.

Cùng với đó, Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh vẫn là hai chuỗi đem lại lợi nhuận lớn cho tập đoàn. MWG sẽ nỗ lực tìm kiếm cơ hội tăng trưởng ngay cả khi thị trường không tăng trưởng mạnh mẽ.

Đối với chuỗi bán lẻ thuốc An Khang khi hoàn tất mô hình kinh doanh thì quá trình mở rộng sẽ diễn ra. Còn với chuỗi bán lẻ sản phẩm mẹ và bé AVAKids, MWG định hướng là chuỗi bán online số 1 về hàng mẹ và bé. MWG đặt mục tiêu An Khang và AVAKids sẽ đạt điểm hòa vốn trước ngày 31/12/2024.

Với chuỗi bán lẻ sản phẩm công nghệ và điện máy tại Indonesia - Erablue, MWG vẫn đang phát triển tốt ở Indonesia. Mô hình supermini đang bắt đầu phát huy vai trò và tính hiệu quả. Nỗ lực mở rộng Erablue của MWG mang tính chất lượng chứ không mở với mục tiêu số lượng. Hiện MWG đã tự tin Erablue là chuỗi số 1 ở Indonesia và thời gian tới sẽ cố gắng gia tăng khoảng cách với các chuỗi xếp sau.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Hơn 15.300 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4/2024, vốn đăng ký mới tăng mạnh

Hơn 15.300 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4/2024, vốn đăng ký mới tăng mạnh

Tính chung bốn tháng đầu năm 2024, cả nước có 51.551 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, hơn 29.700 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhưng cũng có tới trên 86.400 doanh nghiệp rời thị trường.

Doanh nghiệp thành lập mới tháng 11/2023 giảm về lượng, tăng về vốn Hơn 15.400 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 10/2023
Quý 1/2024, doanh thu FPT Retail đạt 9.042 tỷ đồng

Quý 1/2024, doanh thu FPT Retail đạt 9.042 tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế của FRT trong quý I/2024 đạt 89 tỷ đồng, gấp 43 lần so với cùng kỳ, hoàn thành 71% kế hoạch năm 2024. Với mức lợi nhuận đạt 89 tỷ đồng, FRT ghi nhận con số lợi nhuận trước thuế cao nhất trong 5 quý gần đây.

Dragon Capital bán ròng gần 17,4 triệu cổ phiếu VCG, nâng sở hữu FRT lên hơn 7% Nhóm Dragon Capital tiếp tục gom cổ phiếu FPT Retail (FRT), tỷ lệ sở hữu vượt 11%
Khải Hoàn Land (KHG) lùi đáo hạn thành công lần thứ 2 cho lô trái phiếu KHGH2123001.

Lần thứ 2 Khải Hoàn Land "khất" kỳ hạn đáo hạn lô trái phiếu 300 tỷ đồng

Khải Hoàn Land (KHG) đã được chủ sở hữu lô trái phiếu KHGH2123001 cho "khất" kỳ hạn đáo hạn thêm 1 năm. Đây là lần thứ 2 liên tiếp doanh nghiệp địa ốc này lùi thời hạn đáo hạn lô trái phiếu này.

92 doanh nghiệp BĐS có trái phiếu đáo hạn trong năm 2024 Áp lực trả nợ trái phiếu của các doanh nghiệp giảm, CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Nam nhiều lần được gọi tên chậm trả lãi trái phiếu trong năm 2023
92 doanh nghiệp BĐS có trái phiếu đáo hạn trong năm 2024

92 doanh nghiệp BĐS có trái phiếu đáo hạn trong năm 2024

Bộ Tài chính vừa đưa ra danh sách 182 doanh nghiệp bất động sản còn dư nợ trái phiếu tính tới cuối năm 2023, tổng số dư 351.390 tỷ đồng.

Áp lực trả nợ trái phiếu của các doanh nghiệp giảm, CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Nam nhiều lần được gọi tên chậm trả lãi trái phiếu trong năm 2023 Số lượng trái phiếu chậm trả gốc/lãi sẽ tiếp tục thu hẹp trong năm 2024
Bà con tham quan cảnh xuất hàng tại cảng

Gần 2.500 nông dân trải nghiệm tại nhà máy sản xuất phân bón Đạm Cà Mau

Phân bón Cà Mau được đánh giá cao khi tiên phong tổ chức đưa bà con nông dân tham quan nhà máy để nắm bắt quy trình sản xuất, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là công nghệ NPK Cà Mau polyphosphate được sản xuất trên nền Urea hóa lỏng và dây chuyền hiện đại.

Phân bón Cà Mau: Hành trình tạo dựng một thương hiệu lớn Phân bón Cà Mau tài trợ 5 tỷ đồng xây dựng 8 phòng học tại Trường THCS Hà Linh
Dự báo thiên thời địa lợi hội tụ, PVD vẫn lên kế hoạch lợi nhuận 2024 đi lùi 30%

Dự báo thiên thời địa lợi hội tụ, PVD vẫn lên kế hoạch lợi nhuận 2024 đi lùi 30%

Năm 2024, PV Drilling đặt kế hoạch tổng doanh thu 6.200 tỷ đồng, tăng nhẹ so với thực hiện năm 2023 nhưng kế hoạch lợi nhuận sau thuế 380 tỷ đồng, giảm 30% so với năm 2023.

PVD với mô hình "cốc tay cầm" dang dở Doanh nghiệp Việt Nam bán cà phê đầu tiên vào châu Âu với hồ sơ không phá rừng và được đánh giá tốt
Trường Sơn Land (Him Lam Land) bất ngờ gửi HNX báo cáo tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2021. Ảnh chụp màn hình

Him Lam Land bất ngờ báo cáo HNX tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2021 sau khi đổi tên thành Trường Sơn Land

Ngày 16/4/2024, HNX công bố báo cáo tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2021 của Công ty CP Kinh doanh địa ốc Him Lam (đã đổi tên thành Công ty Cổ phần Bất động sản Trường Sơn).

Sau Địa ốc Him Lam, đến lượt SSI rời ghế cổ đông lớn tại Phục vụ Mặt đất Sài Gòn Giá bất động sản vùng ven “nhảy múa”, nhà đầu tư cần tránh lao theo cơn sốt
CONINCO kỷ niệm 45 năm thành lập

CONINCO kỷ niệm 45 năm thành lập

CONINCO đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trên khắp mọi miền của mảnh đất hình chữ S với các công trình mang tầm quốc gia trong tất cả các lĩnh vực từ thủy điện, thuỷ lợi, nông nghiệp cho tới công nghiệp dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải, năng lượng.

Áp lực trả nợ trái phiếu của các doanh nghiệp giảm, CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Nam nhiều lần được gọi tên chậm trả lãi trái phiếu trong năm 2023 Một doanh nghiệp xây dựng bất ngờ báo lãi lớn, gấp gần 3 lần cùng kỳ
Lãnh đạo Bách Hóa Xanh tự tin 2-3 năm tới có thể đạt lợi nhuận 4 chữ số, hé lộ kế hoạch lên sàn

Lãnh đạo Bách Hóa Xanh tự tin 2-3 năm tới có thể đạt lợi nhuận 4 chữ số, hé lộ kế hoạch lên sàn

"Bách Hóa Xanh đã qua giai đoạn phải bù lỗ. Không cần phải gọi thêm vốn, mà chỉ tập trung phát triển đến quy mô đủ lớn, lãi vài nghìn tỷ đồng thì sẽ niêm yết theo cam kết với nhà đầu tư", Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài cho biết.

Bách Hóa Xanh sẽ chào bán riêng lẻ tối đa 10% cổ phần trong đầu năm 2024 "Gánh" tăng trưởng của MWG 5 năm tới, Bách Hóa Xanh đang đi đúng hướng hậu tái cấu trúc?