Lợi nhuận quý III/2023 thoát đáy, MWG, FRT, DGW vẫn chưa thấy "cửa sáng"

Bước qua giai đoạn thấp điểm quý II/2023 và cũng là thời điểm lợi nhuận chạm đáy, doanh thu và lợi nhuận của các “ông lớn” bán lẻ ICT và CE đã có sự cải thiện trong quý III/2023 song mức tăng trưởng vẫn chưa phục hồi so với cùng kỳ năm ngoái.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Quý III/2023 các “ông lớn” bán lẻ ICT và CE vẫn chạy đua khuyến mãi để kích cầu (Ảnh minh họa)
Quý III/2023 các “ông lớn” bán lẻ ICT và CE vẫn chạy đua khuyến mãi để kích cầu (Ảnh minh họa)

Kể từ quý IV/2022, lợi nhuận của các doanh nghiệp bán lẻ đã giảm sút đáng kể do chịu ảnh hưởng từ những khó khăn của kinh tế vĩ mô. Thu nhập của người tiêu dùng giảm dẫn đến phải cắt giảm chi tiêu không thiết yếu, nhất là các mặt hàng ICT và CE (công nghệ thông tin và điện tử gia dụng).

Để kích cầu, các doanh nghiệp bán lẻ ICT và CE phải lao vào "cuộc chiến" giảm giá để thúc đẩy doanh thu, qua đó giảm hàng tồn kho và bảo toàn dòng tiền. Do đó, tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp bán lẻ ICT và CE đều bị siết chặt và đã chạm đáy trong nửa đầu năm 2023.

Sang quý III/2023, hầu hết các doanh nghiệp đều kỳ vọng thị trường có sự phục hồi khi bước vào mùa tựu trường và sự ra mắt của sản phẩm iPhone sẽ kéo kết quả kinh doanh thoát đáy. Thực tế, số liệu từ báo cáo tài chính quý III/2023 cũng cho thấy doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp bán lẻ ICT và CE đã có sự cải thiện so với hai quý đầu năm, song vẫn là mức thấp so với cùng kỳ.

Lợi nhuận giảm mạnh, Chủ tịch và Tổng Giám đốc MWG không nhận lương quý III

Trong quý vừa qua, Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) ghi nhận doanh thu 30.287 tỷ đồng, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý III, doanh thu của MWG tiếp tục tăng trưởng theo từng tháng. Đặc biệt, trong tháng 9 nhờ bán ra hơn 18.000 sản phẩm iPhone 15, thu về gần 600 tỷ đồng song song với tăng bán máy tính xách tay trong mùa tựu trường, tổng doanh thu của MWG đã lên mức cao nhất từ đầu năm, trong đó, doanh thu hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh đạt hơn 7.200 tỷ đồng, tăng 7% so với tháng 8/2023.

Dù vậy, do giá vốn tăng nên lợi nhuận gộp của MWG giảm 37,2% so với cùng kỳ năm trước, xuống 5.678 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động tài chính tăng 78% lên 619 tỷ đồng nhờ khoản lãi tiền gửi tăng (đến cuối quý III công ty đang có 23.254 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi). Trong khi đó, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không có nhiều biến động so với cùng kỳ.

Kết quả, MWG báo lãi trước thuế 182 tỷ đồng và lãi sau thuế 38,8 tỷ đồng, giảm lần lượt 87% và 96% so với quý III năm trước. Dù vậy, mức lợi nhuận này vẫn gấp đôi so với quý II và bằng cả hai quý đầu năm 2023 cộng lại.

MWG1.png

Lũy kế 9 tháng, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 86.858 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt 77,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 15,5% và 97,8% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, công ty mới hoàn thành 64% chỉ tiêu doanh thu và vẫn còn cách rất xa mục tiêu lợi nhuận nghìn tỷ đặt ra cho năm nay.

Giải trình việc lợi nhuận suy giảm, MWG cho biết sức mua điện thoại và điện máy nhìn chung vẫn còn yếu và chưa có dấu hiệu hồi phục đáng kể (ngoại trừ một số sản phẩm do yếu tố mùa vụ). Khách hàng dù vẫn có nhu cầu mua sắm, thay thế sản phẩm hư hỏng nhưng dè dặt, cẩn trọng hơn trong các quyết định chi tiết khi tình hình kinh tế còn nhiều biến động.

Đối với các mặt hàng thực phẩm và tiêu dùng nhanh, dược phẩm, xu hướng tiêu dùng tiết kiệm vẫn diễn ra. Tuy nhiên, do bản chất đây là hàng thiết yếu nên các ngành hàng này vẫn đang ghi nhận kết quả kinh doanh ổn định.

Ngoài ra, công ty cũng tiếp tục thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, chấp nhận giảm biên lợi nhuận gộp để thu hút khách hàng và duy trì doanh thu.

mwg q2.PNG
q2.PNG
Nguồn: BCTC MWG.

Đáng chú ý, với kết quả kinh doanh quý III chưa có nhiều khởi sắc, cả Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) MWG Nguyễn Đức Tài, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Trần Huy Thanh Tùng và Thành viên HĐQT Đoàn Văn Hiểu Em đều không nhận lương trong quý III. Trong khi ông Đặng Minh Lượm nhận lương gần 100 triệu, duy chỉ có ông Robert Willett "bỏ túi" thêm 1 tỷ đồng trong quý III vừa qua.

Không chỉ thu nhập của lãnh đạo doanh nghiệp bị thu hẹp, trong 9 tháng đầu năm, MWG cũng cắt giảm mạnh hơn 1.300 tỷ đồng chi phí trả cho nhân viên so với cùng kỳ (xuống hơn 6.100 tỷ đồng). Tại thời điểm ngày 30/9/2023, MWG có tổng cộng 68.374 nhân viên, giảm hơn 5.600 người so với thời điểm đầu năm 2023. Ước tính, doanh nghiệp đã chi trung bình khoảng 85,7 triệu đồng cho mỗi nhân viên trong 9 tháng đầu năm 2023, giảm khoảng 13% so với mức trung bình khoảng 98,7 triệu đồng cho mỗi nhân viên của cùng kỳ năm trước.

FRT chưa thoát lỗ, lợi nhuận DGW vẫn “đi lùi”

Với Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) sau quý II/2023 thua lỗ, kết quả kinh doanh quý III đã có bước chuyển biến khi doanh thu hợp nhất tăng 7% so với cùng kỳ, đạt 8.236 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu mảng bán lẻ ICT của chuỗi FPT Shop đạt 4.104 tỷ đồng, tăng 14% so với quý II.

Tuy nhiên, theo doanh nghiệp tổng quan thị trường bán lẻ trong quý III vẫn chưa phục hồi so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn đến doanh thu lũy kế chuỗi FPT Shop 9 tháng đầu năm 2023 đạt mốc 12.222 tỷ, giảm 20% so với cùng kỳ. Dù vậy, mức giảm này vẫn thấp hơn so với thị trường chung.

Đối với chuỗi dược phẩm, hiệu quả hoạt động nhà thuốc được duy trì, FPT Long Châu vẫn ghi nhận mức doanh thu trung bình/nhà thuốc/tháng ở mức gần 1,1 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Doanh thu lũy kế 9 tháng đạt 11.088 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý III/2023, FPT Long Châu đánh dấu việc vượt kế hoạch mở mới năm 2023 với 447 nhà thuốc mở mới trong 9 tháng.

Dù doanh thu quý III tăng trưởng, song ngoại trừ chi phí tài chính giảm, hầu hết các chi phí khác của FRT đều tăng so với cùng kỳ, nhất là chi phí bán hàng tăng gần 19% lên 1.029 tỷ đồng nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty chỉ đạt vỏn vẹn 1,4 tỷ đồng. Kết quả công ty vẫn lỗ sau thuế hơn 13 tỷ đồng trong quý III, trong khi cùng kỳ vẫn lãi 85 tỷ. Dù vậy, mức lỗ này cũng đã giảm đáng kể so với mức lỗ sau thuế gần 215 tỷ đồng của quý II trước đó.

Lũy kế 9 tháng, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 23.160 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận sau thuế lại âm 226 tỷ, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi sau thuế 301 tỷ đồng.

FRT.png

Trong bối cảnh sức mua các sản phẩm ICT và CE yếu, “ông lớn” phân phối như Công ty CP Thế Giới Số (Digiworld, DGW) cũng khó để đạt được kết quả kinh doanh khả quan. Quý III/2023, công ty ghi nhận doanh thu thuần giảm 11% so với cùng kỳ, đạt 5.413 tỷ đồng, chủ yếu do hoạt động kinh doanh điện thoại sụt giảm.

Theo DGW lý giải, quý III là quý thấp điểm của mảng điện thoại di động, người tiêu dùng có xu hướng giảm chi tiêu để chuẩn bị cho việc thay mới điện thoại vào quý IV với sự ra mắt của sản phẩm iPhone mới, dẫn đến doanh thu từ mảng điện thoại chỉ đạt 1.774 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ.

Bù lại, quý III lại là mùa kinh doanh cao điểm của mảng máy tính xách tay và máy tính bảng khi học sinh sinh viên mua sắm để chuẩn bị cho năm học mới nên doanh thu mảng này của DGW lại tăng tới 79% so với quý II/2023, đạt 2.398 tỷ đồng.

Doanh thu từ thiết bị văn phòng đạt 907 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ và tăng trưởng 25% so với quý II nhờ việc DGW đã hoàn thành việc mua lại 75% công ty Achison, qua đó hợp nhất doanh thu của các sản phẩm thiết bị bảo hộ lao động.

Doanh thu ngành hàng tiêu dùng cũng tăng 78%, đạt 171 tỷ đồng, chủ yếu đến từ việc DGW đã gia nhập ngành hàng đồ uống và phân phối các sản phẩm bia cao cấp từ ABInbev cũng như các sản phẩm soda sữa, nước trái cây từ Lotte Chilsung.

Tuy nhiên, doanh thu mảng thiết bị gia dụng lại giảm 20% so với cùng kỳ, xuống 163 tỷ đồng, do ảnh hưởng bởi nền kinh tế khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.

Trong kỳ, giá vốn của công ty giảm nhẹ, lợi nhuận gộp đạt 385 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ. Mặc dù doanh thu hoạt động tài chính tăng 22% nhưng các chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng đều tăng so với cùng kỳ. Kết quả, DGW báo lãi sau thuế quý III đạt 103,3 tỷ đồng, giảm gần 43% so với quý III năm ngoái.

Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, DGW ghi nhận doanh thu thuần đạt 13.968 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 272 tỷ đồng, lần lượt giảm 22% và 48% so với cùng kỳ. Với kết quả đạt được sau 9 tháng, DGW đã thực hiện 70% kế hoạch doanh thu và 68% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

DGW.png

Trái ngược với MWG, tổng số nhân viên tại ngày 30/9/2023 của DGW vẫn tăng 84 người so với đầu năm, lên 717 người, chi phí nhân công cũng tăng 34 tỷ đồng so với cùng kỳ lên 121 tỷ đồng, như vậy ước tính trung bình DGW đã chi trung bình khoảng 168,8 triệu đồng cho mỗi nhân viên trong 9 tháng đầu năm 2023. Mức thu nhập này thậm chí cao hơn thu nhập 9 tháng của các thành viên HĐQT, ban giám đốc và ban kiểm toán công ty (từ 90 đến 123 triệu đồng/người).

Tương tự tại FRT, trong 9 tháng số lượng nhân viên của công ty đã tăng 1.181 người so với đầu năm, lên 16.662 người tại thời điểm cuối quý III/2023. Công ty đã chi gần 1.780 tỷ đồng để trả cho nhân viên trong 9 tháng đầu năm, tăng 25% so với cùng kỳ, tương ứng mỗi nhân viên nhận trung bình 106,8 triệu đồng trong 9 tháng. Trong khi đó, ban giám đốc được trả gần 2,36 tỷ đồng (giảm 15,6% so với cùng kỳ), còn HĐQT và ban kiểm soát không nhận thù lao theo nghị quyết đã được đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 thông qua.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Dù tỷ phú Trần Bá Dương nói "HAGL Agrico chỉ còn xương thôi", cổ phiếu HNG vẫn bất ngờ kịch trần, nhập cuộc đua với HAG

Dù tỷ phú Trần Bá Dương nói "HAGL Agrico chỉ còn xương thôi", cổ phiếu HNG vẫn bất ngờ kịch trần, nhập cuộc đua với HAG

Dù đã tách bạch từ năm 2021, HNG vẫn giữ nguyên thương hiệu HAGL Agrico, điều này cũng được cổ đông đặt vấn đề tại các kỳ họp ĐHĐCĐ nhiều năm trở lại đây.

"Bầu" Đức sợ không ai thâu tóm HAGL, cổ phiếu HAG giảm kịch sàn "trắng bên mua" VN-Index lại mất mốc 1.100 điểm, HAG trở thành cổ phiếu cá biệt
Hậu phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu, Vinam Land rời trụ sở, báo lỗ gần 120 tỷ đồng

Hậu phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu, Vinam Land rời trụ sở, báo lỗ gần 120 tỷ đồng

Hậu phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu, Vinam Land rời trụ sở từ tỉnh Phú Yên ra Hà Nội, báo lỗ gần 120 tỷ đồng trong năm 2023, nợ phải trả gấp hơn 4 lần vốn chủ sở hữu.

VNDIRECT dự báo tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp lên 18%, VN-Index có thể chạm mốc 1.350 điểm Kỳ vọng FED cắt giảm lãi suất lung lay, tỷ lệ doanh nghiệp Mỹ phá sản tăng vọt: Chuyện gì đang xảy ra?
Phối cảnh Khu dân cư Phương Đông được Địa ốc Phương Đông làm tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu PDCCH2124001.

Công ty thành viên Pi Group chậm thanh toán lãi cho lô trái phiếu 900 tỷ đồng

Công ty thành viên Pi Group chậm thanh toán lãi hơn 53,5 tỷ đồng của lô trái phiếu trị giá 900 tỷ đồng đang lưu hành với lý do diễn biến không thuận lợi của thị trường làm ảnh hưởng đến nguồn thu.

Hơn 36.000 tỷ đồng nguồn vốn trái phiếu 'chảy' vào doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm 22.746 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ được huy động trong tháng 4
Đại gia xăng dầu "lâm nạn", toàn bộ HĐQT từ chối nhận thù lao: Bị cưỡng chế 1.000 tỷ tiền thuế, báo lỗ 2 quý liên tiếp, cổ phiếu vẫn tăng trần 3 phiên

Đại gia xăng dầu "lâm nạn", toàn bộ HĐQT từ chối nhận thù lao: Bị cưỡng chế 1.000 tỷ tiền thuế, báo lỗ 2 quý liên tiếp, cổ phiếu vẫn tăng trần 3 phiên

Năm 2024, công ty xăng dầu này đặt mục tiêu lợi nhuận tăng gần 700% so với năm trước.

Khối ngoại bán hơn 1.250 tỷ đồng cổ phiếu Vinhomes Ông Đặng Thành Tâm muốn hạ sở hữu tại Saigontel, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân mua 2 triệu cổ phiếu HQC
FiinRatings đánh giá rủi ro tài chính của Văn Phú - Invest ở mức cao hơn đáng kể so với trung bình ngành.

Rủi ro tài chính của Văn Phú - Invest cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành bất động sản

Đơn vị xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp FiinRatings đánh giá rủi ro tài chính của Văn Phú - Invest (VPI) duy trì ở mức cao hơn đáng kể so với trung bình ngành do nguồn vốn vay sẽ tiếp tục được sử dụng để tài trợ cho các dự án.

Hơn 36.000 tỷ đồng nguồn vốn trái phiếu 'chảy' vào doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm Kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu vì làm khổ doanh nghiệp
Một doanh nghiệp địa ốc kín tiếng có nợ phải trả hơn 21.000 tỷ đồng, gấp 33,7 lần vốn chủ sở hữu

Một doanh nghiệp địa ốc kín tiếng có nợ phải trả hơn 21.000 tỷ đồng, gấp 33,7 lần vốn chủ sở hữu

Một doanh nghiệp địa ốc kín tiếng tại TP.HCM có nợ phải trả “phình to” lên hơn 21.000 tỷ đồng, gấp 33,7 lần vốn chủ sở hữu. Trong khi, lỗ lũy kế 2 năm vừa qua gần 900 tỷ đồng.

Một công ty du lịch ở Hòa Bình phát hành thành công 1.200 tỷ đồng trái phiếu Chủ khách sạn Novotel Sai Gon Centre bất ngờ báo lãi 194 tỷ đồng, nợ trái phiếu vẫn trên 3.000 tỷ
Chủ khách sạn Novotel Sai Gon Centre bất ngờ báo lãi 194 tỷ đồng, nợ trái phiếu vẫn trên 3.000 tỷ

Chủ khách sạn Novotel Sai Gon Centre bất ngờ báo lãi 194 tỷ đồng, nợ trái phiếu vẫn trên 3.000 tỷ

Chủ sở hữu khách sạn Novotel Sai Gon Centre bất ngờ báo lãi sau thuế năm 2023 đạt hơn 194 tỷ đồng dù nửa đầu năm ghi nhận lỗ sau thuế 370 tỷ đồng. Trước đó, trong hai năm 2022 và 2023 công ty đều lỗ trên 780 triệu đồng.

Một công ty du lịch ở Hòa Bình phát hành thành công 1.200 tỷ đồng trái phiếu Lần thứ 2 Khải Hoàn Land "khất" kỳ hạn đáo hạn lô trái phiếu 300 tỷ đồng
Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Loạt doanh nghiệp phải nộp lại hàng nghìn tỷ đồng để đảm bảo thi hành nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Trương Mỹ Lan

Công ty CP T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc nộp lại số tiền 6.095 tỷ đồng, Quốc Cường Gia Lai hoàn trả lại hơn 2.882 tỷ đồng, Công ty Hồng Phát nộp lại số tiền 2.355 tỷ đồng, ...

Một loạt doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị xử phạt vì không công bố thông tin về trái phiếu Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ
Du lịch Lạc Hồng hút thành công 1.200 tỷ đồng trái phiếu kể từ đầu năm.

Một công ty du lịch ở Hòa Bình phát hành thành công 1.200 tỷ đồng trái phiếu

Công ty này vừa huy động thành công 450 tỷ đồng trái phiếu vào ngày 26/04, đây là trái phiếu phát hành thành công thứ 4 kể từ đầu năm của công ty này, nâng tổng nguồn vốn huy động từ trái phiếu lên 1.200 tỷ đồng.

Lần thứ 2 Khải Hoàn Land "khất" kỳ hạn đáo hạn lô trái phiếu 300 tỷ đồng 92 doanh nghiệp BĐS có trái phiếu đáo hạn trong năm 2024
Hãng trang sức lớn nhất thế giới chuẩn bị khởi công nhà máy 150 triệu USD tại Bình Dương

Hãng trang sức lớn nhất thế giới chuẩn bị khởi công nhà máy 150 triệu USD tại Bình Dương

Sau khi đi vào vận hành, dự án nhà máy 150 triệu USD của Pandora sẽ giúp tạo ra việc làm cho hơn 7.000 lao động thợ bạc và sản xuất 60 triệu sản phẩm trang sức mỗi năm.

Nikkei phân tích lý do Quảng Ninh trở thành điểm đến được nhà đầu tư nước ngoài yêu thích nhất 4 tháng đầu năm giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 116.000 tỷ đồng
Hơn 15.300 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4/2024, vốn đăng ký mới tăng mạnh

Hơn 15.300 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4/2024, vốn đăng ký mới tăng mạnh

Tính chung bốn tháng đầu năm 2024, cả nước có 51.551 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, hơn 29.700 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhưng cũng có tới trên 86.400 doanh nghiệp rời thị trường.

Doanh nghiệp thành lập mới tháng 11/2023 giảm về lượng, tăng về vốn Hơn 15.400 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 10/2023
Quý 1/2024, doanh thu FPT Retail đạt 9.042 tỷ đồng

Quý 1/2024, doanh thu FPT Retail đạt 9.042 tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế của FRT trong quý I/2024 đạt 89 tỷ đồng, gấp 43 lần so với cùng kỳ, hoàn thành 71% kế hoạch năm 2024. Với mức lợi nhuận đạt 89 tỷ đồng, FRT ghi nhận con số lợi nhuận trước thuế cao nhất trong 5 quý gần đây.

Dragon Capital bán ròng gần 17,4 triệu cổ phiếu VCG, nâng sở hữu FRT lên hơn 7% Nhóm Dragon Capital tiếp tục gom cổ phiếu FPT Retail (FRT), tỷ lệ sở hữu vượt 11%