Lý do kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt đang “làm khó” phần còn lại của thế giới

Kinh tế Mỹ có thể đang hướng đến việc “hạ cánh mềm”. Tuy nhiên, phần đông thế giới lại đang lo lắng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Các quan chức ngành tài chính toàn cầu cho biết họ đang chật vật với triển vọng kinh tế còn nhiều bất ổn khi mà còn những yếu tố phân cực, trong khi một số nước chật vật với những “vết sẹo” còn dai dẳng của đại dịch COVID-19 thì nhiều nước khác tăng trưởng cao.

Việc kinh tế Mỹ bất ngờ tăng trưởng mạnh tiềm ẩn thách thức với phần còn lại của thế giới bởi điều đó đồng nghĩa với việc lãi suất sẽ duy trì ở ngưỡng cao trong thời gian dài hơn, đồng USD mạnh đồng thời tạo ra nhiều áp lực lên tăng trưởng kinh tế của nhiều nước khác.

Việc giá dầu tăng cao từ mùa hè đến nay đang đe dọa đẩy cao lạm phát ở thời điểm mà nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới tin rằng họ đang ở điểm cuối của chu kỳ siết chặt chính sách lãi suất.

Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva, mới đây đã cảnh báo về khả năng diễn biến kinh tế của các nước sẽ ngày một trái chiều.

Căng thẳng địa chính trị tại khu vực Trung Đông leo thang đe dọa sẽ đẩy cao biến động trên thị trường năng lượng, ngoài ra cũng có thể gây ra xáo trộn trên thị trường hàng hóa giống như sau căng thẳng Nga – Ukraine vào năm ngoái.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nhận định: “Căng thẳng địa chính trị hiện là những rủi ro kinh tế thực sự và chúng ta đều nhận thức được điều đó. Bất kỳ sự leo thang căng thẳng nào chắc chắn sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng lên tăng trưởng kinh tế toàn cầu”.

Số liệu kinh tế Mỹ tốt bất ngờ, trong đó đặc biệt phải kể đến báo cáo thị trường việc làm tháng 9/2023 đầy ấn tượng đã đẩy lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ lên ngưỡng cao nhất trong 16 năm. Nhiều nhà đầu tư cho rằng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ duy trì lãi suất ở ngưỡng cao trong thời gian dài hơn.

Trong tuần này, IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ ở mức 2,1% trong năm nay và 1,5% vào năm sau, đây là dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ “hạ cánh mềm” tốt hơn nhiều so với tính toán trước đó.

Tuy nhiên, IMF lại bi quan về triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế khác trên thế giới. Kinh tế Trung Quốc đã suy giảm đà tăng trưởng mạnh hơn so với kỳ vọng bởi sự suy yếu trên thị trường bất động sản cũng như nhu cầu tiêu dùng. IMF cũng dự báo kinh tế Đức sụt giảm tăng trưởng trong năm nay.

Tổng quy mô thương mại toàn cầu được dự báo tăng trưởng chỉ 0,9% trong năm nay, mức tăng trưởng này thấp hơn đáng kể so với con số 5,1% của năm ngoái.

IMF lo ngại rằng thương mại toàn cầu chững lại có thể đánh dấu kỷ nguyên mới của sự suy giảm về toàn cầu hóa khi mà chính phủ các nước định hướng chính sách kinh tế theo hướng bảo vệ an ninh quốc gia nhiều hơn. Những biến cố căng thẳng địa chính trị ví như tại Nga – Ukraine và tình trạng đối đầu Mỹ - Trung Quốc đã gây tổn thương chuỗi cung ứng.

Các yếu tố gián đoạn nguồn cung không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế mà còn khiến cho nhà đầu tư lo ngại nhiều hơn về rủi ro từ các cú sốc địa chính trị và làm đẩy cao lãi suất.

Tình trạng lạm phát dai dẳng vẫn tiếp tục gây ngạc nhiên cho ngân hàng trung ương và nhà đầu tư nhiều nước trên thế giới. IMF đã nâng dự báo lạm phát năm sau lên mức 5,8% từ tính toán 5,2% vào trước đó. Đối với phần lớn các nước, IMF không cho rằng lạm phát sớm trở lại ngưỡng mục tiêu của ngân hàng trung ương các nước trước năm 2025.

Số liệu vào ngày thứ Năm tuần trước cho thấy tình trạng lạm phát giảm tại Mỹ đã ngưng lại vào tháng 9/2023.

Nhiều nền kinh tế trên khắp thế giới hiện đang đương đầu với rủi ro lạm phát từ sự tăng giá của đồng USD và giá dầu cao. Khi giá trị đồng USD tăng, việc các nước mua hàng hóa ngoại nhập sẽ trở nên khó khăn và đắt đỏ hơn. Phần lớn giá trị các loại hàng hóa đều được tính bằng đồng USD.

“Các ngân hàng trung ương không hề cảm thấy dễ chịu khi phải duy trì lãi suất cao. Thế nhưng khi mà lạm phát dai dẳng hơn so với kỳ vọng, chúng ta sẽ buộc phải giữ lãi suất ở ngưỡng cao”, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nam Phi – bà Lesetja Kganyago phân tích. Trong vài tháng gần đây, đồng Rand của Nam Phi đã hạ giá đến 6% so với đồng USD.

Nhiều quan chức quản lý kinh tế trên khắp toàn cầu lo sợ lãi suất tăng và đồng USD mạnh sẽ có thể tạo ra tình trạng căng thẳng nợ nần trong các nước đang phát triển.

Sự tăng giá của đồng USD sẽ khiến cho các nước mới nổi gặp khó trong việc chi trả các khoản nợ được định giá bằng đồng USD. Lãi suất tăng lên cũng khiến cho họ gặp khó trong việc phát hành các khoản nợ mới nhằm có nguồn thu và thanh toán các khoản trái phiếu đáo hạn.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Cùng chuyên mục Thế giới

Vượt xa vàng, giá của kim loại quý này đã tăng gần 40% từ đầu năm - đạt mức cao nhất hơn 10 năm

Vượt xa vàng, giá của kim loại quý này đã tăng gần 40% từ đầu năm - đạt mức cao nhất hơn 10 năm

Giá bạc đột ngột gây sự chú ý khi tăng vọt lên trên 30 USD/ounce, đạt mức cao nhất hơn 10 năm.

Kỳ vọng FED hạ lãi suất, dòng tiền chảy mạnh vào nhóm kim loại quý Trung Quốc bất ngờ bùng cơn khát kim loại 'xanh', tăng 8% vượt dự báo nhằm âm thầm phát triển một lĩnh vực mạnh nhất thế giới
Chuyên gia tin giá vàng có thể chạm hoặc vượt ngưỡng chưa từng thấy, nhà đầu tư cá nhân thận trọng hơn

Chuyên gia tin giá vàng có thể chạm hoặc vượt ngưỡng chưa từng thấy, nhà đầu tư cá nhân thận trọng hơn

Phần đông các chuyên gia tin rằng giá vàng sẽ có thể chạm hoặc vượt ngưỡng cao chưa từng thấy, tuy nhiên trên thị trường đầu tư, các nhà đầu tư cá nhân có quan điểm thận trọng hơn.

Giá vàng thế giới vượt đỉnh cũ và có thể sớm chạm ngưỡng 2.500 USD/ounce Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ thanh tra hoạt động kinh doanh vàng
Elon Musk sắp có chuyến thăm đầu tiên tới Đông Nam Á: Quốc gia nào sẽ là điểm dừng chân và mục đích là gì?

Elon Musk sắp có chuyến thăm đầu tiên tới Đông Nam Á: Quốc gia nào sẽ là điểm dừng chân và mục đích là gì?

Tỷ phú Elon Musk được cho là sẽ thăm Indonesia vào Chủ nhật tuần này để ra mắt dịch vụ vệ tinh Starlink.

Xếp cao hơn cả Elon Musk, ông Phạm Nhật Vượng lọt top 50 người có tầm ảnh hưởng đến ngành ô tô toàn cầu năm 2024 Elon Musk vừa đánh rơi danh hiệu người giàu nhất thế giới, bị "cựu thù" soán ngôi
Loạt yếu tố hỗ trợ giá vàng

Loạt yếu tố hỗ trợ giá vàng

Chuyên gia phân tích tại Quỹ Marex, ông Edward Meir, nhận xét: “Đồng USD hạ giá đang hỗ trợ nhất định cho giá vàng. Việc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) không phát tín hiệu về nâng lãi suất có thể coi như một yếu tố tích cực, giá vàng có thể sẽ tăng”.

Trung Quốc sẽ phát hành lô đầu tiên trong 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ trái phiếu để hỗ trợ kinh tế trong tuần này Tín dụng tháng 4 của Trung Quốc bất ngờ giảm
Trung Quốc sẽ phát hành lô đầu tiên trong 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ trái phiếu để hỗ trợ kinh tế trong tuần này

Trung Quốc sẽ phát hành lô đầu tiên trong 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ trái phiếu để hỗ trợ kinh tế trong tuần này

Giới chức Trung Quốc đã thông báo về việc sẽ bán trái phiếu nhằm tăng cường đầu tư trong nhiều lĩnh vực quan trọng, đồng thời củng cố nền móng cho kinh tế tăng trưởng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản chưa chấm dứt.

Tín dụng tháng 4 của Trung Quốc bất ngờ giảm Trung Quốc vẫn 'đau đầu' với bài toán giảm phát
Tín dụng tháng 4 của Trung Quốc bất ngờ giảm

Tín dụng tháng 4 của Trung Quốc bất ngờ giảm

Tín dụng của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 4 do lượng trái phiếu chính phủ phát hành thành công chậm lại trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của các tập đoàn và hộ gia đình Trung Quốc tiếp tục yếu.

Trung Quốc vẫn 'đau đầu' với bài toán giảm phát Trung Quốc - Asean Beauty business Matching mở ra cơ hội hợp tác trong ngành công nghệ làm đẹp với doanh nghiệp Việt Nam