Lý do nhiều doanh nghiệp đa quốc gia rời Trung Quốc sang Ấn Độ

Để né tránh ảnh hưởng từ căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp phương Tây tìm kiếm cơ hội thay thế cho Trung Quốc trong chiến lược gọi tên “Trung Quốc cộng một”.

Đầu năm 2020, khi đại dịch COVID-19 khiến thương mại toàn cầu đóng cửa, một doanh nghiệp đến từ Pennsylvania - Mỹ gặp khó khi muốn chuyển thép ra khỏi Trung Quốc, sau khoảng thời gian chật vật, doanh nghiệp đã tính đến lựa chọn khả thi trong tương lai: Ấn Độ, theo nội dung bài báo được Bloomberg đăng tải.

Một doanh nghiệp khởi nghiệp Ấn Độ non trẻ có lịch sử hoạt động chỉ 2 năm tuổi có tên Zetwerk chưa bao giờ xử lý đơn hàng của Mỹ, tuy nhiên đã huy động mạng lưới các nhà cung cấp để vận chuyển được hàng hóa cho khách.

Giờ đây, doanh nghiệp này cung cấp đủ loại sản phẩm, từ cắt móng tay cho đến khung thép cho khách hàng Mỹ, doanh nghiệp hiện được định giá ước tính khoảng 2,7 tỷ USD. Doanh nghiệp đang nhận vốn từ quỹ Greenoaks Capital, Lightspeed India, Peak XV Partners và một số bên khác.

Ấn Độ đã cố gắng thu hút những doanh nghiệp lớn nhất thế giới đến đây thành lập doanh nghiệp mới sau khoảng thời gian đại dịch COVID-19 chính quyền Bắc Kinh áp dụng chính sách kiểm soát dịch ngặt nghèo gây khó cho chuỗi cung ứng.

andoindianexpress-5679.jpg
Ảnh: Indian Express

Cùng lúc đó, để né tránh ảnh hưởng từ căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp phương Tây tìm kiếm cơ hội thay thế cho Trung Quốc trong chiến lược gọi tên “Trung Quốc cộng một”.

Quảng cáo

Những nhà đầu tư mạo hiểm Ấn Độ đã không nằm ngoài xu thế này. Nhiều nhà đầu tư như quỹ Peak XV hay LightSpeed đang tăng cường hỗ trợ tài chính cho những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu của Ấn Độ. Trước đây các quỹ này chủ yếu tập trung vào nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp Ấn Độ nhắm đến thị trường tiêu dùng Ấn Độ.

Các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử chuyên cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác như Zetwerk đã không ngừng tăng trưởng hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây, theo báo cáo của PwC. So với 2 năm liền trước, nguồn vốn trong lĩnh vực này tăng hơn 3 lần trong năm 2021 và 2022.

Dù dòng vốn đầu tư mạo hiểm vào nhóm các doanh nghiệp này đã chững lại phần nào trong năm 2023 trong xu thế chung tại Mỹ và châu Âu, đây vẫn là một trong những lĩnh vực chính tại Ấn Độ.

“Các cú sốc về nguồn cung không khỏi ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình nói chung. Nhiều nhà sáng lập đã nhìn thấy xu thế này từ sớm và đặt câu hỏi tại sao họ không đầu tư vào xu thế này sớm hơn”, chuyên gia tại quỹ Lightspeed – ông Rahul Taneja phân tích.

Không ai tin Ấn Độ sẽ thay Trung Quốc để trở thành công xưởng hàng hóa của toàn cầu bởi chính Ấn Độ gần đây đã chật vật trong việc mở rộng lĩnh vực sản xuất khi mà nhiều doanh nghiệp đương đầu với tình trạng quan liêu và cơ sở hạ tầng yếu. Cùng lúc đó, chính sách của Ấn Độ từng đột ngột đảo chiều gây sốc cho nhà đầu tư trong quá khứ.

Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ của chính phủ Ấn Độ kết hợp với nỗ lực tăng cường chuỗi cung ứng từ Ấn Độ cũng đã mang đến những hiệu ứng tích cực. Vào năm 2020, Walmart từng nói sẽ tăng gấp 3 lần xuất khẩu từ Ấn Độ lên mức 10 tỷ USD vào năm 2027. Ấn Độ vì vậy đã trở nên hấp dẫn hơn với nhà đầu tư.

Tổng khối lượng hàng hóa mà Ấn Độ xuất khẩu ra thế giới hiện mới chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc, tuy nhiên cao hơn tất cả các thị trường mới nổi ngoại trừ Mexico và Việt Nam, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) vào năm 2021.

Căng thẳng giữa Bắc Kinh và phương Tây đã giúp doanh nghiệp Ấn Độ có thêm cơ hội để kết nối với nhiều ngành nghề tại Mỹ và nhiều thị trường khác thậm chí họ không thể cạnh tranh được về giá mà phía Trung Quốc đưa ra.

Theo Lao động & Công đoàn Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Nguy cơ khủng hoảng đồng euro đang gia tăng?

Có một góc nhìn cho thấy khu vực đồng euro hiện đang giống như một khu rừng nơi có những đống bùi nhùi khô chất đống và người dân địa phương hầu như không làm gì để thay đổi hiện trạng mà chỉ đứng nhìn, nhưng họ cũng biết sẽ thật ngu ngốc nếu ném que diêm

Rủi ro khủng hoảng tăng cao khi diễn biến toàn cầu có quá nhiều bất lợi "Chưa tạo được mặt bằng giá nhà ở thì chưa giải quyết được khủng hoảng trên thị trường bất động sản"

Chứng khoán Mỹ khép lại tuần tăng điểm mạnh

Khi mà thị trường lao động vẫn tiếp tục vững vàng, phố Wall dường như đang hướng nhiều hơn đến quan điểm cho rằng kinh tế đủ mạnh mà không cần đến sự hỗ trợ của lãi suất.

NHTW Trung Quốc dừng mua vàng, chấm dứt chuỗi 18 tháng mua liên tục, giá vàng lập tức giảm Động thái từ Trung Quốc và Mỹ khiến giá vàng thế giới sụt mạnh nhất 3 năm