Một doanh nghiệp Việt Nam được hưởng lợi trực tiếp từ dòng vốn FDI dịch chuyển từ Trung Quốc

Doanh nghiệp này là một trong những "ông trùm" bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam.

Một doanh nghiệp Việt Nam được hưởng lợi trực tiếp từ dòng vốn FDI dịch chuyển từ Trung Quốc

Sự dịch chuyển nguồn vốn FDI

9 tháng đầu năm 2023, tổng vốn đăng ký cấp mới vào Việt Nam đạt 10,2 tỷ USD (tăng 44%), vốn thực hiện đạt 15,9 tỷ USD (tăng 3,2%). Trong đó, số vốn đăng ký từ Trung Quốc tăng lên 2,9 tỷ USD (tăng 93%), giữ vị trí thứ 2 (chiếm 14,5% tỷ trọng) trong các đối tác lớn đầu tư vào Việt Nam, sau Singapore. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (85%) với 8,7 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới (tăng 78%).

3-17000376982761334116921-5475.png

Việc dịch chuyển dòng vốn từ Trung Quốc bắt đầu từ những quyết định mang tính chiến lược nhằm phòng ngừa rủi ro hiện hữu đang ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và các nước phương Tây. Phần lớn dòng vốn FDI từ Trung Quốc dịch chuyển vào ngành công nghiệp điện tử, CNTT và truyền thông và các ngành công nghệ cao.

Việt Nam, đặc biệt là phía Bắc có nhiều tuyến giao thông thuận tiện giữa hai nước nên việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất dễ dàng và tiết kiệm chi phí. Trong đó, Bắc Ninh, Bắc Giang và Hải Phòng vẫn là các tỉnh được lựa chọn ưu tiên đầu tư nhiều nhất khi có vị trí địa lý thuận lợi, giao thông phát triển và có giá thuê đất KCN cạnh tranh hơn phía Nam.

Trong đó, Hải Phòng đứng thứ 2 cả nước sau Hà Nội, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ước đạt trên 2,2 tỷ USD chiếm 22% vốn của cả nước, đây cũng là thành phố giữ tốc độ tăng trưởng hai chữ số bền bỉ trong nhiều năm. Bắc Giang và Bắc Ninh lần lượt đạt 1,8 tỷ USD (17% vốn cả nước) và 1,3 tỷ USD (12% vốn cả nước).

KBC hưởng lợi trực tiếp từ dòng vốn FDI dịch chuyển từ Trung Quốc

Tại Việt Nam, một doanh nghiệp được cho là hưởng lợi trực tiếp từ dòng vốn FDI dịch chuyển từ Trung Quốc là Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC).

Trong Báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2023 của KBC, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này lần lượt là 247 tỷ đồng (tăng 22%) và 19 tỷ đồng (giảm 99% theo năm). Trong kỳ, KBC không ghi nhận doanh thu cho thuê đất khu công nghiệp do chưa kịp bàn giao đất cho khách hàng.

KBC cho biết đã ký hợp đồng cho thuê đất với tổng diện tích 50ha, tổng giá trị hợp đồng là 1.700 tỷ, dự kiến có thể bàn giao trong quý 4/2023. Lợi nhuận sau thuế giảm mạnh là do trong quý 3/2022, KBC có ghi nhận khoản đánh giá lại khoản đầu tư vào công ty liên kết tại CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng.

Quảng cáo

Trong nửa đầu năm 2023, KBC đã mua lại trái phiếu trước hạn với tổng giá trị 2.400 tỷ đồng. Nhờ hoạt động này, vay ngắn hạn của KBC tại 30/9/2023 đã giảm từ 3.951 tỷ đồng còn 571 tỷ đồng so với cuối năm 2022. Vay dài hạn giảm 391 tỷ đồng so với năm trước đạt 3.297 tỷ đồng. Tổng tài sản KBC giảm 3% về 33.747 tỷ đồng chủ yếu là hàng tồn kho, khoản phải thu ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn.

Ngoài ra, khoản tiền và tương đương tiền đạt 911 tỷ đồng và phải thu ngắn hạn của khách hàng đạt 615 tỷ đồng; dòng tiền đã được cải thiện, nhưng vẫn ở mức -772 tỷ đồng. Do vậy, khoản tiền sử dụng đất dự nộp cho khu đô thị Tràng Cát và Phúc Ninh sẽ gia tăng áp lực tài chính với KBC.

Với các Khu công nghiệp (KCN) lớn như Nam Sơn Hạp Lĩnh, Quang Châu MR, Tràng Duệ 3, đây là ưu thế của KBC trong việc đón nhận dòng vốn từ các nhà đầu tư Trung Quốc. Trong 9 tháng đầu năm, KBC đã ký hai hợp đồng lớn với Goertek và Fullian tại KCN Quang Châu MR và KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh đem lại dòng tiền dồi dào cho công ty.

Năm 2023, KBC đặt kế hoạch cho thuê 250ha đất KCN. Trong đó, nửa đầu năm 2023, KBC đã ký tổng cộng 185 ha (bao gồm: 77ha tại Quang Châu, 93ha tại Nam Sơn Hạp Lĩnh, 15ha tại Tân Phú Trung).

Quý 3/2023, KBC cũng đã thực hiện ký kết hợp đồng thêm 50ha tại các KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh (10ha), Quang Châu MR (22ha) và Tân Phú Trung (18,2ha). Dự kiến các hợp đồng này sẽ được ghi nhận vào kết quả kinh doanh trong quý 4/2023. Về ghi nhận, KBC đã bàn giao và ghi nhận 128ha đất KCN (một phần là các hợp đồng đã ký và trả tiền vào cuối 2022) trong 9 tháng đầu năm.

1-17000376982431457756922-4936.png

KCN Tràng Duệ 3 của KBC tại Hải Phòng đang xin điều chỉnh lại quy hoạch 1/2000 để xin tăng thêm phần diện tích toàn khu từ 487ha lên 687ha (thêm 200ha). Và tiếp sau đó sẽ xin chủ trương đầu tư, dự kiến sẽ nhận được chấp thuận vào cuối 2023 hoặc đầu 2024. Doanh nghiệp sẽ đưa Tràng Duệ 3 vào kinh doanh trong 2024 và sẽ ghi nhận doanh thu ngay trong 2024.

Cùng với đó, KBC cũng đang tích cực giải quyết thủ tục pháp lý tại KĐT Phúc Ninh và KĐT Tràng Cát. Tại KĐT Phúc Ninh, KBC vẫn đang vướng phần tiền sử dụng đất của 22ha còn lại. Dự kiến trong quý 4, UBND tỉnh Bắc Ninh sẽ có quyết định về số tiền sử dụng đất KBC cần nộp bổ sung; ước tính khoảng 3.000 tỷ đồng. Tại Phúc Ninh, KBC có một phần đất đã bán là 8ha, đã thu tiền khoảng 30%, sau khi xác định được tiền sử dụng đất, KBC sẽ tiến hành bàn giao và ghi nhận doanh thu từ phần diện tích này.

Trong khi đó, KĐT Tràng Cát đang trong quá trình điều chỉnh quy hoạch 1/500 và tổng diện tích thương phẩm của cả dự án sẽ tăng thêm khoảng 100ha (như quy hoạch điều chỉnh tăng diện tích lên 800ha từ 585ha).

Do việc điều chỉnh quy hoạch này, nên KBC sẽ phải thanh toán thêm khoảng 4.000 tỷ tiền sử dụng đất (ước tính), dự kiến sẽ phải nộp trong quý 4/2023. KBC có kế hoạch sẽ bán buôn 50ha tại Tràng Cát trong 2024, sau khi được phê duyệt quy hoạch điều chỉnh, để tất toán một số khoản vay cho KĐT Tràng Cát. Giá bán dự kiến khoảng 15 triệu đồng/m2. Dự kiến, KĐT Tràng Cát có thể được mở bán vào 2025.

KBC rất tích cực trong việc đi phát triển thêm quỹ đất, nhiều dự án mới như CCN Phước Vĩnh Đông 1,2,4 (Long An); Tân Tập và Lộc Giang (Long An), Kim Động Ân Thi (Hưng Yên), Bình Giang (Hải Dương) sẽ là các dự án gối đầu, động lực tăng trưởng dài hạn cho KBC.

Theo đánh giá của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt, lợi nhuận sau thuế cả năm 2023 của KBC dự báo hoàn thành 77% kế hoạch đề ra. Năm 2024, kịch bản dự án KDT Tràng Cát chưa kịp ghi nhận, lợi nhuận sau thuế thuộc công ty mẹ nhiều khả năng sẽ hạ nhiệt do các quỹ đất KCN hiện hữu của KBC không còn nhiều; và các dự án mới phần lớn giai đoạn triển khai pháp lý.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Cổ phiếu nhóm đầu tư tăng 'bốc đầu' trong phiên 15/1, điều gì đã xảy ra?

Trong năm 2025, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng điểm như cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 (147.000 tỷ đồng), sân bay Long Thành (336.630 tỷ đồng), đường Vành đai 3 TP. HCM (75.378 tỷ đồng), đường Vành đai 4 Hà Nội (88.694 tỷ

Phiên 14/1: Khối ngoại mạnh tay bán ròng hơn 650 tỷ đồng, cổ phiếu nào là tâm điểm "xả hàng"? Nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu NVL, VRE và YEG, VN-Index mất mốc 1.230 điểm

Lộ diện thêm quỹ ngoại sở hữu lượng lớn cổ phiếu Sacombank

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - Mã: STB) mới đây đã cập nhật danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên. Danh sách này dựa trên số liệu do Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán cung cấp ngày 31/12/2024.

Toàn cảnh KQKD ngân hàng quý 3/2024: Cập nhật Sacombank, MSB, ABBank,... Cổ phiếu Sacombank (STB) và cổ phiếu Thế Giới Di Động (MWG) bị bán tháo, VN-Index giảm hơn 2 điểm

Công ty đa cấp lớn nhất cả nước Herbalife thu hơn 5.000 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm

Báo cáo của Vietdata chỉ ra, Việt Nam nằm trong top 5 thị trường trên toàn cầu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong lĩnh vực bán hàng đa cấp. Trong đó, Herbalife - doanh nghiệp đa cấp nhiều năm dẫn đầu về doanh thu, tiếp tục ghi nhận kiếm hơn 5.000 tỷ

Lợi nhuận Vietcombank lập kỷ lục mới, tổng tài sản lần đầu vượt mốc 2 triệu tỷ đồng Không phải Hòa Phát, Nam Kim, CTCK dự báo lợi nhuận một công ty thép có thể tăng trưởng đột biến trong năm 2024

Lợi nhuận hai “ông lớn” bán lẻ xăng dầu Petrolimex và PV OIL cùng “đi lùi”

Năm 2024 dù doanh thu và lợi nhuận trước thuế của Petrolimex đều sụt giảm so với năm 2023 nhưng vẫn vượt kế hoạch, trong khi PV OIL không chỉ giảm lãi mà còn phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh dù đã kết thúc năm.

Chủ tịch Petrosetco bán 2 triệu cổ phiếu PET, nhóm quỹ Hàn Quốc trở thành cổ đông lớn NKG Bà Nguyễn Thị Nga muốn tăng sở hữu tại SeABank, Chủ tịch Petrosetco đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu PET

Ông Từ Tiến Phát tiếp tục dẫn dắt hành trình phát triển bền vững của ACB

Ngày 13/1/2025, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố nghị quyết tái bổ nhiệm ông Từ Tiến Phát nắm giữ chức vụ Tổng giám đốc (CEO) của ngân hàng nhiệm kỳ 2025-2028. Quyết định có hiệu lực từ ngày 14/1/2025.

ACB muốn hút thêm 15.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ ACB ghi nhận lãi ròng 3.870,3 tỷ đồng trong quý 3/2024

VinFast chốt sổ bán 87.000 ô tô điện năm 2024, kỷ lục chưa từng có

VinFast vừa công bố đã bàn giao hơn 20.000 xe trong tháng 12/2024 tại thị trường Việt Nam, đạt doanh số chưa từng có trong lịch sử thị trường ô tô nội địa, đưa tổng lượng ô tô đã bàn giao của cả năm chỉ riêng tại Việt Nam lên hơn 87.000 xe. Với kỷ lục

Nhà thầu Việt “xuất ngoại”: Coteccons làm DA của VinFast tại Ấn Độ, Hòa Bình trúng 5 DA nước ngoài 72 triệu USD VinFast huy động thêm 4.000 tỷ đồng từ trái phiếu với lãi suất 13,5%/năm