Mua với giá rẻ chỉ bằng nửa châu Âu, một quốc gia châu Á như vớ được 'món hời', ồ ạt nhập khẩu khí đốt từ Nga

Vào đầu năm nay, Nga đã trở thành nhà cung cấp khí đốt tự nhiên số 1 cho quốc gia này.

Mua với giá rẻ chỉ bằng nửa châu Âu, một quốc gia châu Á như vớ được 'món hời', ồ ạt nhập khẩu khí đốt từ Nga

Nga chuẩn bị tăng thêm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc sau khi tập đoàn nhà nước Gazprom và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) ký thỏa thuận về việc cung cấp thêm khối lượng khí đốt của Nga cho Trung Quốc cho đến cuối năm 2023.

Hãng thông tấn Nga Interfax ngày 19/10 cho hay, việc giao hàng, thông qua đường ống Power of Siberia từ Nga đến Trung Quốc, sẽ được thực hiện theo một phụ lục của thỏa thuận mua bán khí đốt cho năm 2023.

Đầu năm nay, Alexey Miller, giám đốc điều hành của Gazprom, cho biết gã khổng lồ khí đốt của Nga chiếm hơn một nửa mức tăng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay.

Tập đoàn khí đốt nhà nước khổng lồ của Nga đã dựa vào xuất khẩu khí đốt tự nhiên nhiều hơn sang Trung Quốc khi doanh số bán sang châu Âu giảm mạnh kể từ khi xung đột Ukraine xảy ra.

"Đồng thời, chúng tôi nhận thấy rằng thị trường khí đốt Trung Quốc đang phát triển. Nhập khẩu khí đốt của Trung Quốc đã tăng trong 8 tháng năm nay. Và hơn một nửa sự gia tăng nguồn cung cấp này nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc là do Gazprom cung cấp", ông Miller đưa ra nhận định hồi cuối tháng 8 vừa qua.

Quảng cáo

Gazprom cung cấp khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc thông qua đường ống Power of Siberia. Lượng giao hàng vào năm 2022 đã tăng 50% đạt 15 tỷ mét khối, trong khi tổng lưu lượng trong cả năm nay dự kiến sẽ tăng 43% lên 22 tỷ mét khối. Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, vào tháng 1/2023, Nga đã trở thành nhà cung cấp khí đốt tự nhiên số 1 cho Trung Quốc.

Power of Siberia là một trong những dự án lớn nhất vừa được Gazprom hoàn thành và là đường ống dẫn khí đốt đầu tiên của Nga tới Trung Quốc. Hiện đang có cuộc thảo luận về Power of Siberia 2, nhưng các cuộc đàm phán giữa Nga và Trung Quốc vẫn chưa có nhiều tiến triển.

Gazprom cho biết họ đang nghiên cứu thiết kế cơ sở hạ tầng cho đường ống dẫn khí đốt tự nhiên mới đến Trung Quốc từ vùng Viễn Đông của Nga. Đầu tuần này, Giám đốc điều hành Gazprom, tiết lộ rằng Nga có thể sớm cung cấp cho Trung Quốc khối lượng khí đốt tương đương với khối lượng mà Moscow gửi đến Tây Âu trước thời điểm xung đột.

Trước cuộc xung đột Ukraine, Nga cung cấp khoảng 1/3 tổng lượng khí đốt cho châu Âu. Theo nhật báo Vedomosti của Nga, các nhà phân tích nghi ngờ liệu Nga có thể tăng khối lượng xuất khẩu sang Trung Quốc lên mức như vậy trong ít nhất 7 năm nữa hay không.

Đáng chú ý, hồi tháng 9, Nga dự kiến sẽ bán khí đốt cho Trung Quốc với mức chiết khấu cao và thấp hơn nhiều so với mức giá mà khách hàng châu Âu sẽ phải trả trong 3 năm tới.

Cụ thể, Nga sẽ bán khí đốt tự nhiên qua đường ống cho Trung Quốc với mức giá trung bình là 271,6 USD/1.000m3 vào năm 2024. Trong khi đó, người mua ở châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải chịu mức giá trung bình là 481,7 USD.

Tham khảo: Oilprice

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc mạnh tay sáp nhập các ngân hàng nông thôn

Các ngân hàng nông thôn nhỏ của Trung Quốc đang gặp phải một loạt vấn đề, khiến chính phủ và cơ quan quản lý phải hướng tới việc hợp nhất vào các tổ chức lớn hơn để ngăn chặn việc có thể gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng lan rộng.

Lợi nhuận ngân hàng Trung Quốc chịu sức ép từ khó khăn trên thị trường bất động sản Nhu cầu vàng dự báo tiếp tục tăng mạnh, Ngân hàng Trung Quốc đã thực sự đã dừng mua vàng?

HSBC và Leader Energy công bố khoản vay 593 tỷ đồng hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) (HSBC Việt Nam) và Công ty Leader Energy Holding Berhad (Leader Energy) - công ty con của HNG Capital, vừa ký kết một thỏa thuận cho vay trị giá 593 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng mặt trời của Leader Energy tại Việt Nam.

Chuyên gia HSBC chỉ ra những rủi ro không thể ngó lơ khi lập kế hoạch nghỉ hưu HSBC: Tiềm năng phát triển của ngành xe điện Việt Nam vẫn còn rất lớn

Nguy cơ khủng hoảng đồng euro đang gia tăng?

Có một góc nhìn cho thấy khu vực đồng euro hiện đang giống như một khu rừng nơi có những đống bùi nhùi khô chất đống và người dân địa phương hầu như không làm gì để thay đổi hiện trạng mà chỉ đứng nhìn, nhưng họ cũng biết sẽ thật ngu ngốc nếu ném que diêm

Rủi ro khủng hoảng tăng cao khi diễn biến toàn cầu có quá nhiều bất lợi "Chưa tạo được mặt bằng giá nhà ở thì chưa giải quyết được khủng hoảng trên thị trường bất động sản"