MWG dự chi hơn 700 tỷ đồng trả cổ tức năm 2023, phát hành cổ phiếu ESOP tỷ lệ không quá 2%

Năm 2024, MWG dự kiến sẽ phát hành ESOP với tỷ lệ 1% nếu hoàn thành 110% kế hoạch, cứ mỗi 1% lợi nhuận sau thuế vượt mức 110% kế hoạch, tỷ lệ ESOP sẽ được cộng thêm 0,05% nhưng không vượt quá 2%. Giá bán cổ phiếu ESOP theo kế hoạch là 10.000 đồng/cổ phiếu

MWG dự chi hơn 700 tỷ đồng trả cổ tức năm 2023, phát hành cổ phiếu ESOP tỷ lệ không quá 2%

Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) vừa công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024, dự kiến tổ chức ngày 13/4 tới đây theo cả hình thức trực tuyến và trực tiếp.

Theo đó, MWG dự kiến trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2024 với mục tiêu doanh thu thuần 125.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.400 tỷ đồng, lần lượt tăng 6% về doanh thu và gấp hơn 14 lần về lợi nhuận so với năm 2023. Mục tiêu này tương tự kế hoạch kinh doanh được công ty công bố vào đầu tháng 2.

mwg1-9544-5278.png

Với mục tiêu lợi nhuận tăng mạnh, MWG cũng lên phương án phát hành cổ phiếu ESOP cho ban điều hành, các cán bộ quản lý chủ chốt của công ty và các công ty con dựa trên kết quả lợi nhuận năm 2024.

Cụ thể, MWG dự kiến sẽ phát hành ESOP với tỷ lệ 1% nếu hoàn thành 110% kế hoạch, mỗi 1% lợi nhuận sau thuế vượt mức 110% kế hoạch, tỷ lệ ESOP sẽ được cộng thêm 0,05% nhưng không vượt quá 2%, tức không quá 29,25 triệu cổ phiếu. Giá bán cổ phiếu ESOP theo kế hoạch là 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian phát hành dự kiến trong năm 2025. Còn nếu doanh nghiệp đạt hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2024 ở mức dưới 110%, kế hoạch ESOP sẽ không được thực hiện.

Ngoài ra, MWG có thể điều chỉnh giảm 80% của tỷ lệ phát hành ESOP nêu trên nếu diễn biến trung bình của giá cổ phiếu MWG trong năm nay so với 2023 không đạt hiệu suất tốt hơn tối thiểu 10% so với diễn biến trung bình của chỉ số VN-Index năm nay so với 2023.

Về kế hoạch mua cổ phiếu quỹ, MWG sẽ trình cổ đông thông qua việc giảm vốn điều lệ do mua lại cổ phiếu của người lao động đã nghỉ việc. Vốn điều lệ dự kiến giảm từ hơn 14.633 tỷ đồng còn hơn 14.622 tỷ đồng.

Đồng thời, công ty dự kiến mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ với ngân sách tối đa thực hiện là 100 tỷ đồng. Nguồn vốn dự kiến lấy từ lợi nhuận giữ lại chưa phân phối. Thời gian thực hiện trong năm 2024.

Cũng tại đại hội tới, công ty dự kiến trình cổ đông thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 5% (500 đồng/cổ phiếu). Với hơn 1,46 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, số tiền doanh nghiệp này dự kiến chi để trả cổ tức là khoảng 730 tỷ đồng.

Quảng cáo
co-tuc-3457-544.png
Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 của MWG

Theo đánh giá của ban lãnh đạo MWG, năm 2024 nền kinh tế vẫn đối mặt với nhiều thách thức do những diễn biến vĩ mô khó lường trên phạm vi toàn cầu. Doanh nghiệp lựa chọn thích nghi với bối cảnh kinh doanh đã và đang thay đổi, không đặt nhiều kỳ vọng vào việc sức mua hồi phục khả quan ở giai đoạn này. Dự kiến nhu cầu mua sắm tiêu dùng nhìn chung đi ngang, thậm chí có thể giảm so với năm 2023 đối với một số mặt hàng không thiết yếu.

Tuy nhiên với nền tảng tài chính lành mạnh và bộ máy tinh gọn sau tái cấu trúc, công ty tự tin có thể hiện thực hóa được mục tiêu kinh doanh đặt ra cho năm 2024.

Để làm được như vậy, MWG sẽ tái cấu trúc toàn diện "giảm lượng - tăng chất" nhằm tăng cường sức mạnh nội tại. Đồng thời, doanh nghiệp cũng đặt mục tiêu và chiến lược cho từng chuỗi kinh doanh.

Đối với chuỗi Thế Giới Di Động (bao gồm Topzone) và Điện Máy Xanh - bán lẻ các sản phẩm công nghệ và điện máy sẽ là trụ cột đóng góp khoảng 65% doanh thu và mang lại lợi nhuận chính cho MWG trong 2024.

Hai chuỗi bán lẻ này sẽ nỗ lực duy trì tổng doanh thu thông qua tối ưu mạng lưới cửa hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng doanh thu; khai thác cơ hội và gia tăng thị phần ở những ngành hàng/nhãn hàng/phân khúc còn tiềm năng, đồng thời cải thiện hiệu suất kinh doanh và lợi nhuận tuyệt đối.

Với chuỗi bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng Bách Hóa Xanh, dự kiến đóng góp khoảng 30% doanh thu, tăng trưởng doanh thu hai chữ số, gia tăng thị phần và bắt đầu mang lại lợi nhuận cho MWG từ 2024. Doanh nghiệp dự kiến mở mới cửa hàng Bách Hóa Xanh có chọn lọc để đảm bảo hiệu quả, riêng tại TP. Hồ Chí Minh, công ty dự kiến sẽ mở mới 100 cửa hàng trong thời gian tới.

Tương tự, chuỗi Nhà thuốc An Khang và chuỗi bán lẻ sản phẩm mẹ và bé Avakids cũng đặt mục tiêu đạt tăng trưởng doanh thu hai chữ số, gia tăng thị phần và đạt điểm hòa vốn trước ngày 31/12/2024.

Ngoài mục tiêu trên, MWG cho biết, trong năm nay chuỗi An Khang có thể bước vào giai đoạn mở rộng nếu vận hành ổn định, có hiệu quả và xây dựng được mô hình kinh doanh thành công. Còn chuỗi Avakids sẽ không chú trọng mở rộng điểm bán, các cửa hàng đóng vai trò là điểm trưng bày và giới thiệu hàng hóa, các nguồn lực sẽ được tập trung để đẩy mạnh bán hàng qua kênh online.

Cuối cùng là chuỗi bán lẻ sản phẩm công nghệ và điện máy tại Indonesia - EraBlue, dự kiến tăng trưởng doanh thu hai chữ số, gia tăng thị phần, trở thành nhà bán lẻ điện máy số 1 tại Indonesia trong năm 2024.

Với kênh online, MWG kỳ vọng tăng trưởng doanh số online và ước tính tỷ trọng đóng góp của online trên doanh thu của các ngành hàng doanh nghiệp này đang kinh doanh từ 5% đến 30% tùy thuộc theo đặc tính của từng ngành hàng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Eximbank đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 gần 5.200 tỷ đồng, tăng trên 23%

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, với nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó, nhắm đích lợi nhuận 5.188 tỷ đồng, tăng 23,8% so với 2024.

Trước ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội vào ngày 28/11, Eximbank hoàn tất tăng vốn lên gần 18.700 tỷ đồng Eximbank tiếp tục họp cổ đông bất thường, muốn sửa đổi Điều lệ ngân hàng

Chứng khoán TCBS muốn dành 3.000 tỷ đồng tự doanh trên các sàn thế giới

Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities - TCBS) đã đưa ra nhiều nội dung, đáng chú ý nhất là tham vọng đầu tư tại thị trường chứng khoán nước ngoài.

Mirae Asset rời khỏi vị trí công ty chứng khoán cho vay margin lớn nhất, TCBS vươn lên đứng đầu TCBS có kế hoạch tăng vốn lên gần 20.000 tỷ đồng

Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng trong năm 2025

Từ ngày 01/04/2025, theo Nghị quyết số 170/2024/QH15 của Quốc hội, những vướng mắc liên quan đến tiền sử dụng đất tại dự án Lakeview City sẽ chính thức được giải quyết dứt điểm. Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng

Novaland chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD thành cổ phần với giá cao ngất ngưởng Cổ phiếu Novaland (NVL) được “gom” đột biến, tăng trần trong ngày VN-Index vượt mốc 1.290 điểm

MBS ước tính KQKD quý 1/2025 của 56 doanh nghiệp "hot": VHM, KBC, FRT, HAH, DBC dự báo lãi tăng đột biến, nhiều đại gia đầu ngành có thể "đi lùi"

MBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể ghi nhận mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ trong quý đầu năm. Mức tăng này được tính toán trên mức nền đang cao dần hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và sản xuất tiêu dùng tiếp tục phục hồi.

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành bia dần cải thiện Doanh nghiệp nhiệt điện trong hệ sinh thái Geleximco lỗ nặng nhưng báo thành lãi gần 122 tỷ đồng

Quan điểm của PYN Elite Fund sau khi chốt lời FPT, CMG có gây tranh cãi?

Trong thế giới đầu tư, việc chốt lời là một phần không thể thiếu của chiến lược quản lý danh mục. Tuy nhiên, một hiện tượng đáng chú ý đã xuất hiện: một số nhà đầu tư lớn và quỹ đầu tư, sau khi thoái vốn khỏi các cổ phiếu, lại công khai đưa ra những bình

“Cá mập” Pyn Elite Fund gom hàng triệu cổ phiếu DBC và HAX Quỹ ngoại Pyn Elite Fund giảm sở hữu tại Dabaco xuống dưới 6%