Ngân hàng phát hành ESOP: Ai lợi, ai thiệt?

Tác dụng từ những chương trình ESOP là không thể phủ nhận trong việc giữ chân người lao động, tuy nhiên hoạt động này cũng có thể tạo ra những mâu thuẫn lợi ích không nhỏ giữa ban lãnh đạo công ty và các cổ đông.

Nhiều ngân hàng công bố kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn dành cho người lao động.
Nhiều ngân hàng công bố kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn dành cho người lao động.

Ngân hàng đồng loạt phát hành ESOP

Ngân hàng SHB mới đây cho biết, sẽ phát hành hơn 45 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn dành cho người lao động (ESOP), với mức giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 18 tháng.

Để được quyền mua ESOP, chuyên gia và các chức danh tương đương cần ký hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên, còn cán bộ nhân viên cần ký hợp đồng từ 24 tháng trở lên. Cơ sở phân phối cổ phiếu là hiệu quả làm việc và thâm niên.

Một ngân hàng khác là HDBank mới đây cũng đã thông qua việc phát hành thêm 20 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn dành cho người lao động với giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu.

Quyền mua cổ phiếu không được chuyển nhượng và cổ phiếu phát hành thêm sẽ hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.

Tương tự, Techcombank cũng vừa công bố thông tin về việc chuẩn bị phát hành cổ phần theo chương trình ESOP năm 2023 để tăng vốn điều lệ lên thêm 52,7 tỷ đồng.

Theo đó, ngân hàng sẽ phát hành gần 5,3 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động, trong đó, hơn 2,1 triệu cổ phiếu phát hành cho người lao động nước ngoài và 3,1 triệu cổ phiếu phát hành cho người lao động Việt Nam.

Giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu, thời gian hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm.

Trước đó, trong năm 2022, Techombank cũng đã phát hành hơn 6,3 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động. Năm 2021, 2020, 2019 và 2018, ngân hàng cũng chào bán lần lượt 6 triệu cổ phiếu; 4,76 triệu cổ phiếu; 3,5 triệu cổ phiếu và 17 triệu cổ phiếu cho nhân viên với giá 10.000 đồng/cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động.

Ngân hàng VPBank mới đây cũng cho biết, đã phát hành xong toàn bộ 30 triệu cổ phiếu quỹ cho 493 cán bộ công nhân viên. Với giá bán bằng mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phiếu, ước tính VPBank đã thu về hơn 300 tỷ đồng từ hoạt động chào bán cổ phiếu ESOP.

Quảng cáo

Cổ phiếu được chào bán cho cán bộ nhân viên sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong tối đa ba năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.

Người lợi, kẻ thiệt?

Với mức giá thông thường khoảng 10.000 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu phát hành theo hình thức ESOP thường thấp hơn đáng kể so với thị giá của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Như cổ phiếu TCB của ngân hàng Techcombank chẳng hạn. Hiện, cổ phiếu này đang được giao dịch quanh ngưỡng 32.000 đồng/cổ phiếu trên sàn, tính ra, người lao động ngân hàng được mua cổ phiếu với giá ưu đãi thấp hơn tới 69% so với các cổ đông khác.

Tương tự, giá phát hành cổ phiếu ESOP của VPBank cũng là 10.000 đồng/cổ phiếu, chỉ tương đương 1/2 thị giá cổ phiếu VPB hiện nay trên thị trường. Cổ phiếu HDB đang có giá là 17.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá phát hành ESOP là 10.000 đồng/cổ phiếu,…

Về phía các nhà băng, việc phát hành lượng lớn cổ phiếu ESOP được giải thích là nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ nhân viên, gắn liền lợi ích của cán bộ nhân viên với lợi ích ngân hàng.

Đồng thời, tạo động lực cho người lao động, thu hút, khuyến khích và giữ cán bộ nhân viên giỏi, có năng lực, tiếp tục làm việc, cống hiến lâu dài cho ngân hàng.

Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, giới phân tích cho rằng, việc phát hành cổ phiếu ESOP có thể khiến cổ phiếu trên thị trường bị pha loãng, kéo giá cổ phiếu đi xuống, từ đó gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, nhiều cổ đông cũng e ngại tiền của ngân hàng đang “chảy” vào túi lãnh đạo chứ không phải nhân viên, thông qua con đường ESOP.

Bởi, thực tế cho thấy, các chương trình ESOP của một số ngân hàng thường tập trung vào nhóm cán bộ cấp cao.

Như tại VIB, trong đợt phát hành ESOP tháng 6 vừa qua, riêng 5 lãnh đạo cấp cao của ngân hàng bao gồm Tổng giám đốc, 3 Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng đã nhận tổng cộng hơn 400 nghìn cổ phiếu trong tổng số 7,6 triệu cổ phiếu phát hành theo chương trình ESOP, tương đương 5,4% lượng chào bán.

Trước đó, trong đợt phát hành ESOP năm 2022 của VPBank, Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh đã mua vào 1 triệu cổ phiếu trong tổng số 30 triệu cổ phiếu phát hành. Ngoài ra, một số nhân sự cấp cao khác như phó tổng giám đốc, giám đốc tài chính, thành viên ban kiểm soát… cũng tham gia đợt phát hành này.

Có thể thấy, tác dụng từ những chương trình ESOP là không thể phủ nhận trong việc giữ chân người lao động, tuy nhiên hoạt động này cũng có thể tạo ra những mâu thuẫn lợi ích không nhỏ giữa ban lãnh đạo công ty và các cổ đông, đặc biệt là cổ đông nhỏ lẻ.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Tại sao các Ngân hàng "dồn dập" phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2?

Ngoài việc tăng lãi suất để thu hút tiền gửi, các ngân hàng hiện đang “đua” phát hành trái phiếu cấp 2, bởi các trái phiếu này giúp cải thiện sự ổn định về nguồn vốn cho ngân hàng.

Quy định mới về mua, bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng Huy động 29.471 tỷ đồng trái phiếu chính phủ qua đấu thầu trong tháng 6

Tasco thâu tóm doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối Volvo duy nhất tại Việt Nam

Ngày 8/7, Công ty CP Tasco Auto công bố về việc sở hữu 100% Công ty TNHH Sweden Auto – đơn vị nhập khẩu và phân phối chính hãng xe Volvo duy nhất tại Việt Nam với mạng lưới bán lẻ xe Volvo gồm 4 đại lý tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Khoảng 139,7 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong nửa cuối năm Tổng tài sản hợp nhất của 17 “ông lớn” trong Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 2,36 triệu tỷ đồng

Tổng tài sản hợp nhất của 17 “ông lớn” trong Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 2,36 triệu tỷ đồng

Riêng tổng tài sản của PVN đã hơn 1,01 triệu tỷ đồng (là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam không phải ngân hàng có quy mô tài sản vượt mốc 1 triệu tỷ đồng).

Tạo công ăn việc làm cho hơn 100.000 lao động, 3 tập đoàn Viettel, FPT, VNPT trả lương nhân viên ra sao?

DIG muốn vay 1.500 tỷ đồng đầu tư khu phức hợp Cap Saint Jacques giai đoạn 2 và 3

HĐQT Tổng Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã DIG) đã thông qua chủ trương vay vốn tối đa 1.500 tỷ đồng nhằm đầu tư dự án Khu phức hợp Cap Saint Jacques (dự án CSJ) giai đoạn 2 và 3.

VN-Index kịp trở lại xu hướng tăng ngắn hạn sau một tuần giao dịch căng thẳng Tháng 5, giá trị giao dịch trên UPCoM tăng 93,43% so với tháng trước

VietinBank Capital nâng sở hữu tại Viconship lên hơn 16%, ROX Living bán gần 57 triệu cổ phiếu MSB

Sau khi mua thêm 21 triệu cổ phiếu VSC, VietinBank Capital đã nâng sở hữu tại Viconship từ 22 triệu cổ phiếu, tương ứng 8,25% vốn điều lệ, lên 43 triệu cổ phiếu, tương đương 16,12% vốn.

Quy định mới về mua, bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng Huy động 29.471 tỷ đồng trái phiếu chính phủ qua đấu thầu trong tháng 6

Novaland (NVL) hoàn thành tái cấu trúc gói trái phiếu chuyển đổi quốc tế 300 triệu USD

Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) đã thông qua phương án tái cấu trúc lô trái phiếu chuyển đổi 300 triệu USD, chính thức có hiệu lực từ ngày 5/7/2024.

Chưa thu xếp kịp, Novaland (NVL) xin chậm thanh toán lãi 4 lô trái phiếu Kết quả thay đổi danh mục ETF kỳ quý IV/2023: Săn đón NVL, chốt lời HPG

Dấu ấn nhà phát triển dự án KITA Group tại khu biệt thự “hàng hiệu” của Hà Nội

Mới đây, nhà phát triển dự án KITA Group đã đưa thương hiệu KITA Capital ra mắt thị trường tại Khu đô thị Nam Thăng Long - Ciputra, nơi được “định danh” là cộng đồng tinh hoa với các dự án bất động sản hạng sang. Dự án KITA Capital hứa hẹn sẽ chinh phục giới thượng lưu đang khao khát sở hữu bất động sản “hàng hiệu” tại khu vực có giá trị cao bậc nhất Thủ đô này.

"Bắc tiến" với loạt dự án lớn, KITA Group dự thu 6.000 tỷ đồng trong năm 2024

Cựu Chủ tịch Chứng khoán VIX giảm tỷ lệ sở hữu, không còn là cổ đông lớn

Bà Nguyễn Thị Tuyết, cựu Chủ tịch Chứng khoán VIX đã bán ra 750.000 cổ phiếu vào ngày 28/6, giảm tỷ lệ sở hữu từ mức hơn 34,1 triệu cổ phiếu (tương ứng 5,1% vốn) về còn 33,36 triệu cổ phiếu (4,98% vốn).

HOSE cắt margin 79 mã chứng khoán, vẫn là những cổ phiếu quen thuộc HVN, FRT, HBC, HAG… Khối ngoại hút cổ phiếu ngân hàng, bán ra hơn 400 tỷ đồng cổ phiếu VRE của Vincom Retail

Hoàng Anh Gia Lai chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi trái phiếu lên đến 4.400 tỷ đồng

Số tiền lãi chậm thanh toán luỹ kế tính tới ngày 30/6 là 3.349 tỷ đồng và số tiền gốc chậm thanh toán là 1.015 tỷ đồng. Tổng gốc và lãi là 4.364,4 tỷ đồng, đây cũng là khoản nợ lớn nhất của Hoàng Anh Gia Lai.

Hoàng Anh Gia Lai có kế hoạch phát hành 1.500 tỷ đồng cổ phiếu riêng lẻ Hoàng Anh Gia Lai công bố tất toán khoản vay Eximbank 750 tỷ, được miễn lãi hơn 1.400 tỷ

Cạnh tranh gay gắt với Ecuador và Ấn Độ, dự báo xuất khẩu tôm "gặp khó" tại thị trường Trung Quốc

Nửa đầu năm, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng trưởng gần 19%, chiếm tỷ lệ trên 20%, đưa thị trường này vươn lên vị trí số 1 của tôm Việt Nam. Song, phải cạnh tranh gay gắt với tôm Ecuador và Ấn Độ, dự báo quý III năm nay xuất khẩu tôm Việt Nam vào Trung

Một mặt hàng của Việt Nam đang được ưa chuộng khắp châu Âu: Nước ta xuất khẩu đứng Top 5 thế giới, Ba Lan tăng nhập khẩu đến 300% Đồng yên yếu giúp một ngành kinh tế trở thành "mỏ hái ngoại tệ" lớn thứ 2 cho Nhật Bản, chỉ sau xuất khẩu ô tô