Ngày mai (16/10) tuyên án vụ VNG bị kiện phải bồi thường hơn 14 tỷ

Đại diện Viện kiểm sát Nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh đề nghị tòa phúc thẩm bác đơn kháng cáo của VNG, tuyên y án sơ thẩm.

Ngày 16/10 sẽ tuyên án vụ VNG bị kiện phải bồi thường hơn 14 tỷ.
Ngày 16/10 sẽ tuyên án vụ VNG bị kiện phải bồi thường hơn 14 tỷ.

Theo lịch dự kiến, ngày mai (16/10), Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM sẽ tuyên án phúc thẩm vụ tranh chấp quyền độc quyền khai thác tác phẩm điện ảnh trên lãnh thổ Việt Nam giữa CTCP VNG (bị đơn) với CTCP Truyền thông TK-L (nguyên đơn).

Theo hồ sơ vụ việc, năm 2020, Công ty TK-L là đơn vị có quyền khai thác độc quyền 3 bộ phim gồm “The Story of Minglan – Minh Lan truyện”, “Princess silver - Bạch Phát Vương Phi”, “Legend of the Phoenix – Phượng Dịch”. Sau đó, TK-L phát hiện công ty VNG có hành vi sao chép, lưu trữ và khai thác trên website “www.tv.zing.vn”.

Ngày 15/1/2020, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty VNG số tiền 90 triệu đồng cho 5 hành vi vi phạm, trong đó có “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của Truyền thông TK-L mà không được sự đồng ý” liên quan đến 3 bộ phim trên.

Phía TK-L đã khởi kiện VNG yêu cầu bồi thường 45 tỷ đồng và xin lỗi công khai trên ba tờ báo.

Tại phiên tòa sơ thẩm tháng 9/2022, TK-L rút một phần yêu cầu khởi kiện, buộc VNG bồi thường hơn 14,3 tỷ đồng và giữ nguyên các yêu cầu còn lại.

Quảng cáo

Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm sau đó đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc VNG phải bồi thường cho TK-L hơn 14,3 tỷ đồng và 100 triệu đồng chi phí thuê luật sư; đăng tin xin lỗi trên ba báo. Phía VNG sau đó có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 13/10 vừa qua, đại diện của VNG thừa nhận trang Zing TV có chiếu 3 bộ phim Minh Lan truyện, Bạch Phát Vương Phi và Phượng Dịch. Tuy nhiên, VNG cho rằng những bộ phim bị tố cáo chiếu lậu này do người dùng mạng xã hội đăng tải. Trang Zing TV được thiết lập theo mô hình mạng xã hội và VNG không phải rà soát cũng như bảo đảm về bản quyền đối với nội dung thông tin số do người sử dụng mạng đưa lên. Về yêu cầu xin lỗi công khai, đại diện VNG cũng không đồng ý.

Luật sư phía TK-L nêu, các bộ phim nói trên được phát trong mục giải trí của tv.zing.vn chứ không phải mục dành cho người dùng có thể đăng tải. Hành vi sai phạm xảy ra trên website của VNG quản lý chứ không liên quan tới việc ai đăng tải. Đại diện TK-L cũng đưa ra các bằng chứng là vi bằng ghi nhận người dùng trên website tv.zing.vn không có khả năng và quyền để tải phim lên nền tảng này.

Tại tòa, nêu quan điểm giải quyết vụ án, đại diện Viện kiểm sát Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM đề nghị HĐXX bác đơn kháng cáo của VNG, tuyên y án sơ thẩm. HĐXX sau đó thông báo nghị án kéo dài và tuyên án vào ngày 16/10.

Đây không phải là lần đầu VNG vướng vào kiện tụng tranh chấp sở hữu trí tuệ. Trước đó, tháng 9/2022, TAND TP.HCM cũng đã xét xử vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa Công ty TK-L (nguyên đơn) và Công ty VNG (bị đơn).

HĐXX nhận định có đủ tài liệu chứng minh Công ty TK-L được cấp độc quyền phát sóng bộ phim "Chiếc lá cuốn bay" tại Việt Nam trong vòng 2 năm, tính từ ngày 22/7/2019 nhưng Công ty VNG đã chiếu lậu trên trang Zing TV.

Theo đó, Tòa chấp nhận yêu cầu buộc VNG bồi thường nguyên đơn số tiền 949,48 triệu đồng, buộc bị đơn xin lỗi cải chính công khai, cam kết không tái phạm hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm khai thác độc quyền của Công ty TK-L. Bản án hiện đã có hiệu lực pháp luật.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Cổ phiếu "họ" Viettel hết thời đi ngược thị trường, VGI và VTP rủ nhau “nằm sàn”

Nếu như cách đây hơn một tháng, ngay cả khi VN-Index giảm hàng chục điểm, nhóm cổ phiếu "họ" Viettel vẫn bứt phá mạnh và tiếp tục phá đỉnh lịch sử thì nay nhóm cổ phiếu này lại giảm mạnh hơn thị trường chung.

Viettel Post (VTP) chào sàn HoSE ngày 12/3, giá tham chiếu 65.400 đồng/cổ phiếu Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023

Sacombank chuyển đổi một số dịch vụ SMS sang Sacombank Pay đối với khách hàng cá nhân

Từ ngày 1/8/2024, Sacombank chuyển đổi một số dịch vụ, thông báo SMS sang Sacombank Pay đối với khách hàng cá nhân, chủ yếu là các dịch vụ đóng/mở khóa thẻ, đăng ký trả góp 0% và các thông báo như gia hạn thẻ, thông báo giao dịch bị lỗi, quà tặng điện tử.

Sacombank được bình chọn là Ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả? Hoàn/tặng tiền khi chi tiêu du lịch, giải trí qua Sacombank Pay

Con gái chủ tịch Phát Đạt (PDR) không bán cổ phiếu như đã đăng ký

Bà Nguyễn Thị Minh Thư, con gái ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT Phát Đạt không bán cổ phiếu PDR nào trên tổng số gần 1,1 triệu cổ phiếu đã đăng ký trước đó.

Phát Đạt (PDR) muốn kiếm 1.340 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu giá 10.000 đồng/cp, bằng 1/3 giá trên sàn Phát Đạt đưa dư nợ trái phiếu về 0