Người dân Nhật Bản "thức dậy" sau kỳ "ngủ đông", hàng loạt ngân hàng lập tức hành động

Mitsubishi UFJ Financial Group, Sumitomo Mitsui Financial Group và Mizuho Financial Group trong những tuần gần đây đều đã nâng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 10 năm của họ từ 0,002% lên 0,2%.

Người dân Nhật Bản "thức dậy" sau kỳ "ngủ đông", hàng loạt ngân hàng lập tức hành động

Đối với người tiêu dùng Nhật Bản, đây là cảm giác mà họ gần như đã lãng quên: Nhận được tiền lãi từ số tiền họ gửi vào ngân hàng.

Sau khi giữ lãi suất tiền gửi gần như bằng 0 trong nhiều năm, các ngân hàng lớn của Nhật Bản đã bắt đầu tăng lãi suất. Mitsubishi UFJ Financial Group, Sumitomo Mitsui Financial Group và Mizuho Financial Group trong những tuần gần đây đều đã nâng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 10 năm của họ từ 0,002% lên 0,2%. Dù là những động thái rất nhỏ nhưng báo hiệu những thay đổi sắp xảy ra trong bối cảnh ngành ngân hàng Nhật Bản.

Đối với đơn vị ngân hàng nội địa của Sumitomo Mitsui, đây là lần tăng lãi suất đầu tiên kể từ năm 2011. Điều này có thể chỉ là khởi đầu khi sự cạnh tranh về tiền gửi giữa các ngân hàng ngày càng nóng lên.

So với nhiều quốc gia khác, nơi lãi suất tiền gửi lên tới 5%, thì 0,2% là một mức không đáng kể. Nhưng ở Nhật Bản, sự gia tăng này trùng hợp với sự thay đổi trong suy nghĩ của người tiêu dùng, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, mọi người đang tích cực tìm kiếm mức lợi nhuận tốt hơn cho số tiền mà họ bỏ ra.

Sự thay đổi đó có thể thấy rõ tại một cuộc hội thảo tại chi nhánh Yaesuguchi của Ngân hàng Mizuho ở trung tâm Tokyo hồi đầu tháng này. Tập trung trong phòng là một nhóm người đã quá chán nản với lãi suất tiền gửi thấp được đưa ra và mong muốn được nghe về chương trình Tài khoản Tiết kiệm Cá nhân Nhật Bản NISA - một chương trình của Chính phủ nhằm khuyến khích người dân đầu tư để có thêm tiền tiết kiệm cho lúc nghỉ hưu.

Keiichi Tonoike, một người về hưu 75 tuổi cho biết: “Tôi đang nghĩ đến việc chuyển một số tiền gửi ngân hàng của mình sang đầu tư. Lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp, tôi nghĩ cổ tức bằng cổ phiếu sẽ tốt hơn”.

Đối với Mayumi Iijima, sự ra đời gần đây của đứa con khiến cô gia tăng suy nghĩ phải tăng cường đầu tư. “Tôi cần phải nghĩ về tương lai. Tôi phải làm điều gì đó chứ không chỉ gửi tiền vào ngân hàng”, người phụ nữ 38 tuổi nói.

Quảng cáo

Trong nhiều năm, nhiều người Nhật bằng lòng để hơn một nửa tài sản của mình ở nhà hoặc gửi ngân hàng.

Giờ đây, khi lạm phát tiếp tục vượt xa mục tiêu giá cả của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và ngân hàng trung ương đang tiến gần hơn đến việc chấm dứt chế độ lãi suất âm, mọi người đã nhận ra rõ ràng rằng người tiêu dùng phải làm nhiều việc hơn là chỉ gửi tiền vào ngân hàng hoặc để ở nhà.

Đối với các ngân hàng Nhật Bản, sự quảng bá tốt về việc mang lại lợi ích cho khách hàng và tăng lãi suất tiền gửi trước khi họ nâng lãi suất cho vay có thể là một trong những động lực đằng sau việc tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 10 năm.

Nana Otsuki, thành viên cấp cao tại Pictet Asset Management Japan Ltd, cho biết: “Tôi nghĩ họ đã hành động một phần nào đó để ngăn chặn khả năng phản ứng dữ dội của công chúng trong trường hợp họ giữ nguyên lãi suất tiền gửi bất chấp lãi suất dài hạn tăng”.

Otsuki cho biết các tài khoản NISA mới đang có vẻ rất hấp dẫn. Bà nói: “Nếu tiền lương của Nhật Bản tiếp tục tăng, dẫn đến nền kinh tế vững chắc và giá cổ phiếu tăng, thì việc tiền của người dân có thể chuyển sang các sản phẩm đầu tư khác ngoài tiền gửi ngân hàng là điều đương nhiên. Một số ngân hàng sẽ thấy tiền gửi của họ giảm nhanh hơn các ngân hàng khác, có thể dẫn đến sự cạnh tranh để giành khách hàng bằng lãi suất tiền gửi cao hơn”.

Nỗ lực thu hút tiền gửi ngân hàng cũng là sự thay đổi quan điểm của các ngân hàng Nhật Bản. Theo chính sách lãi suất âm của BOJ, các ngân hàng và công ty tài chính phải trả cho BoJ để giữ tiền của họ.

Một quan chức tại một ngân hàng khu vực, người yêu cầu giấu tên, cho biết một số ngân hàng đã coi việc thu hút tiền gửi mới là một trong những nhiệm vụ của nhân viên chi nhánh.

Tuy nhiên, đối với nhiều khách hàng, các ngân hàng sẽ cần phải làm tốt hơn là chỉ đưa ra mức lãi suất 0,2%.

Kenji Endo, 60 tuổi, tại hội thảo Mizuho cho biết: “Tôi không thấy mức 0,2% là hấp dẫn. Tôi đã không chú ý đến lãi suất tiền gửi trong nhiều thập kỷ. Họ không tăng”.

Tham khảo Bloomberg

Theo Nhịp sống thị trường Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc mạnh tay sáp nhập các ngân hàng nông thôn

Các ngân hàng nông thôn nhỏ của Trung Quốc đang gặp phải một loạt vấn đề, khiến chính phủ và cơ quan quản lý phải hướng tới việc hợp nhất vào các tổ chức lớn hơn để ngăn chặn việc có thể gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng lan rộng.

Lợi nhuận ngân hàng Trung Quốc chịu sức ép từ khó khăn trên thị trường bất động sản Nhu cầu vàng dự báo tiếp tục tăng mạnh, Ngân hàng Trung Quốc đã thực sự đã dừng mua vàng?

HSBC và Leader Energy công bố khoản vay 593 tỷ đồng hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) (HSBC Việt Nam) và Công ty Leader Energy Holding Berhad (Leader Energy) - công ty con của HNG Capital, vừa ký kết một thỏa thuận cho vay trị giá 593 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng mặt trời của Leader Energy tại Việt Nam.

Chuyên gia HSBC chỉ ra những rủi ro không thể ngó lơ khi lập kế hoạch nghỉ hưu HSBC: Tiềm năng phát triển của ngành xe điện Việt Nam vẫn còn rất lớn

Nguy cơ khủng hoảng đồng euro đang gia tăng?

Có một góc nhìn cho thấy khu vực đồng euro hiện đang giống như một khu rừng nơi có những đống bùi nhùi khô chất đống và người dân địa phương hầu như không làm gì để thay đổi hiện trạng mà chỉ đứng nhìn, nhưng họ cũng biết sẽ thật ngu ngốc nếu ném que diêm

Rủi ro khủng hoảng tăng cao khi diễn biến toàn cầu có quá nhiều bất lợi "Chưa tạo được mặt bằng giá nhà ở thì chưa giải quyết được khủng hoảng trên thị trường bất động sản"