Nhận 2 tỷ m3 khí đốt/năm, nợ Nga hơn 700 triệu USD không trả, quốc gia châu Âu chuẩn bị mất điện kéo dài khi Moscow khoá van từ ngày 1/1

Nga yêu cầu quốc gia châu Âu này phải thanh toán tiền khí đốt trước khi nguồn cung được cung cấp trở lại.

Reuters đưa tin, gã khổng lồ ngành năng lượng Nga, Gazprom, mới đây cho biết sẽ ngừng xuất khẩu khí đốt sau Moldova từ 5 giờ sáng ngày 1/1. Nguyên nhân là do Moldova chưa trả nợ cho Gazprom. Trong khi đó, quốc gia châu Âu này đang chuẩn bị cho tình trạng mất điện nghiêm trọng.

Các nguồn tin tiết lộ, Gazprom tuyên bố họ có quyền thực hiện bất kỳ hành động nào, bao gồm cả việc chấm dứt hợp đồng cung cấp với Moldova. Song, phía chính phủ Moldova vẫn chưa đưa ra bình luận về việc này.

Việc ngừng cung cấp khí đốt cho Moldova là bước đầu tiên cho quyết định cắt đứt hoạt động xuất khẩu khí đốt của Nga qua Ukraine sang châu Âu, khi nguồn cung chảy đến Slovakia, Áo, Hungary và Ý, sau khi thoả thuận trung chuyển hết hạn vào ngày 31/12.

Moldova sẽ là quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi quyết định này. Nga cung cấp khoảng 2 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm cho Moldova qua đường ống qua Ukraine. Lượng khí đốt này cũng được đưa đến vùng ly khai Transdniestria, nơi sử dụng khí đốt tại một nhà máy để tạo ra điện, sau đó bán cho phần còn lại của Moldova.

Moscow cho biết Moldova cần phải trả nợ cho lượng khí đốt được cung cấp trước đây. Theo tính toán của Nga, khoản tiền này là 709 triệu USD, trong khi Moldova cho rằng họ chỉ nợ 8,6 triệu USD.

Quảng cáo

Gazprom trước đây đã tuyên bố họ muốn Moldova trả hết nợ trước khi bắt đầu vận chuyển khí đốt đến nước này thông qua các tuyến đường thay thế.

Transdniestria và chính quyền ở Chisinau đã thống nhất vào năm 2022 rằng toàn bộ khí đốt Nga mà Moldova nhận được sẽ được chảy đến khu vực ly khai này - nơi không phải thanh toán khoản tiền mua khí đốt. Nếu không có nguồn cung cấp khí đốt, các nhà máy điện có thể sẽ ngừng hoạt động. Cả Moldova và Transdniestria sẽ phải đối mặt với tình trạng mất điện kéo dài hàng giờ, tương tự như Ukraine trước đây.

Thời gian vừa qua, 2,5 triệu người dân Moldova đã chuẩn bị cho tình trạng mất điện kéo dài, khi chính phủ Ukraine tuyên bố sẽ không gia hạn hợp đồng trung chuyển vời Gazprom.

Thủ tướng Moldova Dorin Recean không đồng tình với tuyên bố mới của Nga. Ông cho biết thêm, quốc gia châu Âu này đã đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt nhằm giảm sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất. Ngoài ra, ông nói rằng Moldova cũng chuẩn bị tinh thần để xử lý mọi tình huống phát sinh sau quyết định của Điện Kremlin.

Moldova và Transdniestria đều đã ban bố tình trạng khẩn cấp do rủi ro nguồn cung khí đốt bị gián đoạn nghiêm trọng. Quốc gia ứng viên EU này cho biết họ sẽ hạn chế xuất khẩu điện và đưa ra các biện pháp nhằm giảm mức tiêu thụ ít nhất 1/3 kể từ ngày 1/1.

Trong khi đó, Tổng thống Moldova Maia Sandu chỉ trích Gazprom đã gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng, ông nói rằng tập đoàn này từ chối cung cấp khí đốt thông qua một tuyến đường thay thế.

Tham khảo Reuters

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Hội đồng Vàng Thế giới: Giá vàng sẽ tăng trưởng 'khiêm tốn hơn nhiều' trong năm 2025

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, sau khi liên tục phá những mức cao kỷ lục trong năm nay và có được mức tăng giá tốt nhất hàng năm trong một thập kỷ qua, giá vàng sẽ tăng trưởng chậm lại vào năm tới.

Vàng miếng SJC tiếp tục neo ở mốc 87,1 triệu đồng mỗi lượng Giá vàng SJC, giá vàng nhẫn đồng loạt giảm mạnh tới 1 triệu đồng/lượng

VN-Index được dự báo hướng đến chinh phục vùng hơn 1.300 điểm

Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp là động lực để thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên, chinh phục những vùng giá cao hơn.

Cổ phiếu OCB bất ngờ tăng trần trong ngày thị trường chứng khoán “rực lửa” Khối ngoại và các công ty chứng khoán đẩy mạnh giao dịch trên thị trường phái sinh

Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Quý 3/2024 với những biến động mạnh mẽ trên các thị trường vừa kết thúc: Đồng yên tăng giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương nhanh chóng chuyển hướng sang nới lỏng tiền tệ, giá dầu lao dốc, giá vàng tỏa sáng và

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu Cuộc đua phi đô la hoá "nóng lên" trên toàn cầu: Nhân dân tệ, bảng Anh, euro - đâu sẽ là nhân tố "truất ngôi vương" của đồng bạc xanh?

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ, mức giảm lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh Ông trùm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chuẩn bị bơm lượng lớn dầu giá rẻ đến Trung Quốc, dầu Nga thêm áp lực