Nhiều doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh lạc quan ngay đầu năm 2024

Chuyên gia VNDIRECT kỳ vọng, chi phí lãi vay giảm trong các quý tới và thúc đẩy lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết trên 3 sàn.

MWG đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2024 tăng 14 lần nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2018-2022 (Ảnh minh hoạ)
MWG đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2024 tăng 14 lần nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2018-2022 (Ảnh minh hoạ)

Thống kê của Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho biết, quý IV/2023, ước tính lợi nhuận ròng toàn thị trường của các doanh nghiệp niêm yết trên HoSE, HNX, UPCOM tăng 30,4% so với cùng kỳ bởi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có khởi sắc trở lại nhờ yếu tố nền thấp so với cùng kỳ năm 2022.

Luỹ kế năm 2023, tổng doanh thu và lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp niêm yết trên ba sàn sụt giảm lần lượt là 1,6% và 5,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Chuyên gia VNDIRECT cho biết, chi phí lãi vay về mức 6,2% trong quý IV/2023, giảm so với quý III/2023 (-0,6 điểm % so với quý trước) và cho thấy việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đã thẩm thấu vào nền kinh tế giúp kéo giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

“Chúng tôi kỳ vọng chi phí lãi vay sẽ tiếp tục giảm do chi phí huy động của các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm khi phần lớn các khoản tiền gửi lãi suất cao đã tái tục vào cuối năm 2023. Tỷ lệ đòn bẩy tăng trở lại đạt mức 63,8% trong quý 4/23, cao hơn 1,7 điểm % so với quý trước do các công ty bắt đầu tăng vay nợ để mở rộng hoạt động trở lại”, báo cáo nêu.

Theo đó, chuyên gia VNDIRECT đưa ra kỳ vọng, chi phí lãi vay sẽ giảm trong các quý tới và thúc đẩy lợi nhuận toàn thị trường.

Ngay đầu năm 2024 một số doanh nghiệp đã công bố thông tin về kế hoạch kinh doanh năm 2024. Một số doanh nghiệp dù có kết quả không quá lạc quan trong năm 2023 vẫn đưa ra mục tiêu nhiều tham vọng.

Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) đạt kế hoạch doanh thu 125.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2.400 tỷ đồng, lần lượt tăng 5% và gấp 14 lần so với thực hiện năm 2023. Trong khi, năm 2023, Thế Giới Di Động từng ghi nhận lãi ròng chỉ 168 tỷ đồng, giảm 68% so với thực hiện năm 2022 và thấp nhất kể từ khi doanh nghiệp này niêm yết. Cùng với đó, MWG mang về hơn 118.000 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 11% so với năm trước.

Đóng góp chính vẫn là doanh thu từ chuỗi Thế giới Di động (TGDĐ, bao gồm Topzone) và Điện máy Xanh, lần lượt hơn 28.000 tỷ đồng và 55.000 tỷ đồng, giảm 18% và 20% so với năm trước. Riêng chuỗi Bách hóa Xanh có doanh thu tăng trưởng 17%, đạt gần 32.000 tỷ đồng.

Quảng cáo
screenshot-2024-02-15-at-120519-1496-858.png

Theo ban lãnh đạo Thế Giới Di Động, năm 2024 nền kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức do những diễn biến vĩ mô khó lường trên phạm vi toàn cầu. Công ty lựa chọn chủ động thích nghi với bối cảnh kinh doanh đã và đang thay đổi, không đặt nhiều kỳ vọng vào việc sức mua hồi phục khả quan ở giai đoạn này.

Nhu cầu mua sắm tiêu dùng nhìn chung đi ngang, thậm chí có thể giảm so với năm 2023 đối với một số mặt hàng không thiết yếu. Tuy nhiên, sau cuộc tái cấu trúc toàn diện bắt đầu từ quý IV/2023, Thế Giới Di Động cho rằng công ty có dư địa để tiếp tục củng cố doanh thu và cải thiện chỉ tiêu lợi nhuận.

Tương tự, Công ty CP Tập đoàn Dabaco (mã DBC) cũng đặt kế hoạch tổng doanh thu năm 2024 là 25.380 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 730 tỷ đồng. Kế hoạch này dựa trên tính toán giá thịt lợn ở mức 53.000 - 55.000 đồng/kg. Trong khi, năm 2023, Dabaco ghi nhận doanh thu thuần 11.110 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ; lãi ròng chỉ ở mức 25 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Như So, Chủ tịch Dabaco từng nhận định, 2023 là một năm rất khó khăn với doanh nghiệp, thậm chí là năm khó khăn nhất với cá nhân ông trong gần 28 năm điều hành doanh nghiệp. Sức mua sụt giảm và giá thịt lợn ở mức thấp nên công ty không hoàn thành kế hoạch kinh doanh.

Giá thịt lợn chạm đến vùng đáy 48.800 đồng/kg trong năm 2023 cùng với giá một số nguyên liệu chính nhập khẩu dùng cho thức ăn chăn nuôi luôn biến động, đặc biệt tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc trong nước diễn biến phức tạp cũng là những thách thức mà các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi phải đối mặt.

Chiều ngược lại, một số doanh nghiệp ngành dầu khí như Công ty CP Lọc hoá dầu Bình Sơn (mã BSR), Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam - PTSC (mã PVS) hay ngành phân bón Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, mã DCM) và Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (mã DPM) lại đặt mục tiêu thận trọng.

Cụ thể, BSR đặt mục tiêu sản lượng sản xuất năm 2024 đạt hơn 5,7 triệu tấn, sản lượng tiêu thụ hơn 5,66 triệu tấn, tổng doanh thu hợp nhất 94.974 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.291,3 tỷ đồng. Các chỉ tiêu này được xây dựng theo phương án giá dầu thô đạt 70 USD/thùng. Trong khi năm 2023, doanh thu hợp nhất từng đạt 147.423 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 9.485 tỷ đồng.

Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam - PTSC (mã PVS) đã lên kế hoạch năm 2024 với doanh thu hợp nhất 15.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 660 tỷ đồng. Trong khi, năm 2023, PVS đạt doanh thu hợp nhất 19.349 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 899 tỷ đồng.

Tương tự, Tổng công ty Vận tải Dầu khí (PVTrans, mã PVT) đặt mục tiêu doanh thu 8.800 tỷ đồng, giảm xấp xỉ 8% so với mức thực hiện của năm 2023. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt là 950 tỷ đồng và 760 tỷ đồng, giảm khoảng 40% so với năm trước. Năm 2023, PVTrans ghi nhận doanh thu thuần 9.487 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 5% so với năm trước và là mức cao nhất của công ty kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2005.

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, mã DCM) kết năm 2023 bằng doanh thu 12.600 tỷ đồng, giảm 21%; lãi ròng 1.100 tỷ đồng, thấp hơn 74% so với năm trước…

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Vinhomes tách công ty quy mô 18.500 tỷ đồng chuyên quản lý khu công nghiệp thành 3 công ty con 100 triệu cổ phiếu đầu tiên "về túi" Vinhomes trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp buôn thực phẩm mua 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Chủ tịch Digiworld không còn là cổ đông lớn Viettel Construction

Công ty CP Đầu tư Phát triển Quang Kim báo cáo đã mua vào 17,2 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam vào ngày 11/11, nâng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên 0,577%.

Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023 Viettel Construction báo lãi kỷ lục năm 2023

Nhiều động thái mới tại Tập đoàn FLC

FLC đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát; khởi động lại hàng loạt dự án trọng điểm, tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý và tài chính cho các dự án.

FLC sau 2 năm tái cấu trúc: Đã cắt giảm 60% nhân sự, trả 4.400 tỷ đồng nợ vay Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ