Nhiều ngân hàng công bố kế hoạch chia cổ tức "khủng" để tăng vốn điều lệ

Sát thềm mùa đại hội cổ đông 2025, nhiều ngân hàng đã công bố kế hoạch chia cổ tức để tăng vốn nhằm củng cố bộ đệm tài chính, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững.

Tài liệu trình ĐHĐCĐ thường niên 2025 của VietinBank cho thấy, ngân hàng dự kiến sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 44,64% để tăng vốn, tương ứng sẽ phát hành gần 2,4 tỷ cổ phiếu. Nguồn chi trả cổ tức là từ lợi nhuận còn lại sau thuế, trích các quỹ và chia cổ tức tiền mặt giai đoạn năm 2009 - 2016. Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ của VietinBank sẽ tăng từ 53.700 tỷ đồng lên 77.671 tỷ đồng.

Trước đó, VietinBank cũng đã đề xuất các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương cho phép ngân hàng được giữ lại toàn bộ lợi nhuận hàng năm của giai đoạn 2024 - 2028 để tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính, mở rộng dư địa tăng trưởng tín dụng. Điều này có nghĩa trong những năm tới các cổ đông của nhà băng này sẽ tiếp tục nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Trước đó, một “ông lớn” khác là Vietcombank đã chốt danh sách cổ đông vào ngày để thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 49,5%. Đây là đợt chia cổ tức bằng cổ phiếu cao kỷ lục của Vietcombank. Đợt phát hành cổ phiếu thưởng cao nhất mà ngân hàng này từng thực hiện là vào năm 2016 với tỷ lệ 35%.

Số cổ phiếu dự kiến phát hành là gần 2,8 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023. Nguồn vốn phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021.

Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá đạt hơn 27.666 tỷ đồng. Sau khi hoàn tất đợt phát hành, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ tăng từ 55.891 tỷ đồng lên khoảng 83.557 tỷ đồng.

Mùa đại hội cổ đông năm nay cũng chứng kiến nhiều phương án chia cổ tức “khủng” từ các ngân hàng. Ngân hàng VIB mới đây công bố kế hoạch trả cổ tức trong năm 2025 và sẽ đệ trình cổ đông thông qua vào cuối tháng 3 này. Theo đó, ngân hàng dự kiến trả cổ tức năm 2024 bằng cả tiền mặt và cổ phiếu. Cụ thể, VIB sẽ sử dụng hơn 2.085 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt, tương đương tỷ lệ 7%. Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ phát hành gần 417,1 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương ứng tỷ lệ 14%.

Quảng cáo

Tương tự, năm nay, ACB tiếp tục trình cổ đông thông qua phương án trả cổ tức 25% bằng cả tiền mặt và cổ phiếu. Cụ thể, ACB dự kiến phát hành gần 670 triệu cổ phiếu để chia cổ tức, tương đương tỷ lệ 15%. Nếu hoàn thành, vốn điều lệ ngân hàng sẽ tăng thêm 6.700 tỷ đồng, từ 44.666 tỷ đồng lên 51.366 tỷ đồng. Thời gian dự kiến thực hiện trong quý III/2025. Với cấu phần tiền mặt, ACB sẽ chi ra khoảng 4.466 tỷ đồng để chi trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 10%.

Nam A Bank công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 28/3. Trong đó, ngân hàng dự thảo phương án tăng vốn điều lệ thêm hơn 4.200 tỷ đồng, nâng mức vốn điều lệ từ hơn 13.700 tỷ đồng lên mức hơn 18.000 tỷ đồng. Việc tăng vốn này được thực hiện thông qua phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Bên cạnh đó, Nam Á dự định phát hành thêm hơn 343,1 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 25% từ nguồn vốn chủ sở hữu. Việc phát hành cổ phiếu ESOP sẽ được thực hiện sau khi ngân hàng đã hoàn thành chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Với HDBank, tại ĐHĐCĐ năm 2024, ngân hàng này đã trình cổ đông kế hoạch chia cổ tức dự kiến thực hiện trong năm 2025 đến 30%, gồm tối đa 15% tiền mặt, tương đương năm 2024.

Có thể thấy, việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp các ngân hàng cải thiện năng lực tài chính, nâng cao bộ đệm an toàn vốn, có thêm nguồn lực để chống chọi với những khó khăn, mở rộng hoạt động kinh doanh đồng thời hỗ trợ nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng.

Theo tính toán của VIS Rating, quy mô vốn của toàn ngành Ngân hàng vẫn ở mức khiêm tốn do lợi nhuận ổn định và hạn chế trong việc huy động vốn mới. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu hữu hình/tổng tài sản hữu hình (TCE/TA) duy trì ổn định ở mức 8,5% năm 2024. NCB là ngân hàng duy nhất tăng vốn đáng kể trong quý IV/2024 theo kế hoạch tái cấu trúc của ngân hàng này.

“Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLCR) của ngành đã cải thiện đáng kể lên mức 91% trong quý IV/2024, tăng từ 83% trong quý III/2024, nhờ tỷ lệ hình thành nợ xấu giảm (TCB, CTG, MBB) và tăng cường xóa nợ (VCB, BID). Tuy vậy, hầu hết các ngân hàng nhỏ vẫn duy trì LLCR ở mức dưới trung bình ngành bởi lợi nhuận tăng trưởng thấp và tỷ lệ hình thành nợ xấu cao hơn. Chúng tôi kỳ vọng quy mô vốn sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 khi mức cải thiện của lợi nhuận và khả năng tạo vốn nội bộ sẽ đi cùng với tốc độ tăng trưởng tài sản”, chuyên gia của VIS Rating lưu ý.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 11/2024, hệ số an toàn vốn (CAR) của nhóm ngân hàng áp dụng theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN đạt 12,51%, trong đó, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước đạt 10,57%; nhóm ngân hàng thương mại cổ phần đạt 12,21%...

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

MBS ước tính KQKD quý 1/2025 của 56 doanh nghiệp "hot": VHM, KBC, FRT, HAH, DBC dự báo lãi tăng đột biến, nhiều đại gia đầu ngành có thể "đi lùi"

MBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể ghi nhận mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ trong quý đầu năm. Mức tăng này được tính toán trên mức nền đang cao dần hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và sản xuất tiêu dùng tiếp tục phục hồi.

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành bia dần cải thiện Doanh nghiệp nhiệt điện trong hệ sinh thái Geleximco lỗ nặng nhưng báo thành lãi gần 122 tỷ đồng

Quan điểm của PYN Elite Fund sau khi chốt lời FPT, CMG có gây tranh cãi?

Trong thế giới đầu tư, việc chốt lời là một phần không thể thiếu của chiến lược quản lý danh mục. Tuy nhiên, một hiện tượng đáng chú ý đã xuất hiện: một số nhà đầu tư lớn và quỹ đầu tư, sau khi thoái vốn khỏi các cổ phiếu, lại công khai đưa ra những bình

“Cá mập” Pyn Elite Fund gom hàng triệu cổ phiếu DBC và HAX Quỹ ngoại Pyn Elite Fund giảm sở hữu tại Dabaco xuống dưới 6%

HSBC thu xếp khoản vay không ràng buộc khoảng 40 triệu USD cho GELEX Hạ tầng

Đây là lần thứ hai HSBC thu xếp thành công giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho một doanh nghiệp Việt Nam, kể từ sau thương vụ với Nutifood vào năm 2021.

Dragon Capital liên tục bán cổ phiếu GEX, không còn là cổ đông lớn VN-Index ngắt chuỗi giảm điểm, nhà đầu tư “gom” mạnh cổ phiếu SIP, VIX và GEX

Xử phạt 2 cá nhân sử dụng 164 tài khoản để thao túng cổ phiếu bất động sản Phát Đạt (PDR)

Ngày 21/3/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Phương Thảo và ông Phan Thành Tâm về hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

Doanh thu thuần hơn 8 tỷ đồng, Phát Đạt (PDR) báo lãi nhờ bán công ty liên kết Con gái chủ tịch Phát Đạt (PDR) không bán cổ phiếu như đã đăng ký

Vì sao cổ phiếu FPT giảm mạnh, vốn hóa “bốc hơi” 33.000 tỷ đồng?

FPT đang chịu áp lực bán đáng kể và hiện đang ở vùng giá thấp nhất kể từ giữa tháng 11 năm ngoái. Vốn hóa thị trường giảm 33.000 tỷ đồng so với đầu năm 2025.

Nhóm cổ phiếu công nghệ Viettel, FPT bứt phá mạnh trong năm 2024 FPT đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 hơn 3 tỷ USD, lợi nhuận năm thứ 5 liên tiếp tăng trưởng trên 20%