Những sự kiện quan trọng nào sẽ diễn ra trong tuần đầu tiên của năm 2024?

Thị trường tài chính bước vào năm 2024 sẽ không hề yên tĩnh. Ngay đầu năm mới sẽ có hàng loạt sự kiện được thị trường chờ đợi: dữ liệu kinh tế Mỹ được theo dõi chặt chẽ nhất – việc làm, dữ liệu lạm phát quan trọng của khu vực đồng euro – lạm phát - sẽ đươc công bố khởi đầu năm 2014 bận rộn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Những sự kiện quan trọng nào sẽ diễn ra trong tuần đầu tiên của năm 2024?

Với kỳ vọng các ngân hàng trung ương lớn sẽ sớm bắt đầu cắt giảm lãi suất, thị trường tài chính đang hưng phấn có thể sẽ sớm bị giảm vui vì Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có khả năng đến lúc tăng lãi suất.

Dưới đây là những sự kiện tài chính đáng chú ý sẽ diễn ra trong tuần 1-5/1/2024:

1/ Dữ liệu việc làm quan trọng của Mỹ

“Sức khỏe” của thị trường việc làm Mỹ là điều rất quan trọng để đánh giá liệu kịch bản Goldilocks có tiếp tục diễn ra vào năm 2024 hay không, khiến báo cáo về bảng lương phi nông nghiệp tháng 12 của Mỹ, công bố vào thứ Sáu (5/1/2024) trở thành tâm điểm chú ý nhất của thị trường tài chính lúc này.

Tăng trưởng kinh tế Mỹ đã hạ nhiệt và lạm phát giảm bớt, cho phép Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đưa ra nhiều đợt cắt giảm lãi suất hơn vào năm 2024. Đồng thời, có rất ít dấu hiệu cho thấy nền chính sách thắt chặt tiền tệ kéo dài nhiều tháng đang tạo ra một sự suy thoái trầm trọng cho nền kinh tế này. Những dấu hiệu đi chệch khỏi kịch bản đó - dưới hình thức tăng trưởng việc làm cực kỳ mạnh mẽ hoặc việc làm giảm đột ngột - có thể làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư vào một cuộc hạ cánh nhẹ nhàng của cường quốc số 1 thế giới.

Kết quả khảo sát của Reuters cho thấy nền kinh tế Mỹ ước tính đã tạo thêm 158.000 việc làm trong tháng 12/2023, so với 199.000 việc trong tháng 11.

Số việc làm mới của Mỹ trong tháng 12 ước tính giảm.

2/ Dữ liệu lạm phát của Châu Âu liệu có bất ngờ?

Dữ liệu lạm phát của Khu vực đồng Euro cũng sẽ được công bố vào thứ Sáu (5/1), dự kiến sẽ cho thấy lạm phát của Eurozone tháng 12 tăng lần đầu tiên kể từ tháng 4.

Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy lạm phát của khu vực này tăng lên 3% trong tháng 12, từ mức 2,4% của tháng 11 – tháng đánh dấu mức giảm mạnh hơn kỳ vọng trong ba tháng liên tiếp.

Các nhà kinh tế cho rằng sự gia tăng lạm phát trong tháng 12 phần lớn sẽ là kết quả của các biện pháp hỗ trợ năng lượng từ một năm trước, đặc biệt là ở Đức, nơi chính phủ đã chi trả hóa đơn gas cho các hộ gia đình, nghĩa là giá "cơ sở" để so sánh với giá tháng 12 năm 2023 ở mức rất thấp.

Vì vậy, các nhà đầu tư sẽ phải sàng lọc dữ liệu để đánh giá áp lực giá hiện tại đang gia tăng như thế nào. Mặc dù vậy, nếu lạm phát tháng 12 thực sự tăng sẽ khiến các nhà giao dịch lo lắng bởi họ đang mong đợi ECB sẽ cắt giảm lãi suất 6 lần với 1/4 điểm cơ bản trong năm 2024.

Tin tốt là lạm phát cơ bản, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, sẽ tiếp tục giảm, ước tính giảm xuống 3,4%, mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2022.

Lạm phát của Eurozone.

3/ Những dấu hiệu cảnh báo.

Cái gì đã lên thì rồi cũng sẽ lúc sẽ phải xuống.

Sự phấn khích về việc cắt giảm lãi suất có nghĩa là các thị trường bước vào năm mới ở mức cao - cổ phiếu ở mức cao nhất trong hơn một năm, lợi suất trái phiếu chính phủ ở mức thấp nhất trong nhiều tháng, giữa bối cảnh rủi ro địa chính trị cũng như nguy cơ vỡ nợ của các công ty gia tăng.

Thước đo nỗi sợ hãi của thị trường, chỉ số VIX, đã chạm mức thấp nhất trong ba năm vào tháng 12, và chỉ báo biến động thị trường trái phiếu kho bạc, MOVE, hiện thấp hơn nhiều so với mức đỉnh cao hồi tháng 3.

Những ngày tới sẽ thử thách niềm tin của các nhà đầu tư. Và nếu năm mới là thời điểm để nhìn lại một năm đã qua, đừng quên những biến cố (khủng hoảng ngân hàng, chiến tranh Hamas-Israel, kết quả bầu cử ở Argentina) rất có thể sẽ khiến nhiều người bất ngờ.

Kết quả của các thị trường năm 2023.

4/ Con đường của BOJ vẫn là ẩn số

Việc đặt cược rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sắp sửa chấm dứt chính sách lãi suất âm đã bị cản trở vào tháng 12, khi ngân hàng này kiên quyết giữ quan điểm ôn hòa.

Tuy nhiên, Thống đốc BOJ, Kazuo Ueda, với thiên hướng thích những điều bất ngờ, đã đưa ra một dấu hiệu về sự đổi hướng, nói rằng "nói chung" việc thoát khỏi gói kích thích có thể bao gồm yếu tố bất ngờ.

Vì vậy, mặc dù thông điệp bề ngoài từ BOJ là tiếp tục là sự kiên nhẫn, được xác nhận bởi dữ liệu cho thấy áp lực lạm phát đang suy yếu, nhưng các bình luận từ ngân hàng này trước cuộc họp ngày 23 tháng 1 vẫn được rất thu hút sự chú ý.

Trên thực tế, trong một cuộc phỏng vấn ngày 27 tháng 12, ônh Ueda một lần nữa ám chỉ rằng kết quả của các cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân không phải là yếu tố cần thiết cho một sự thay đổi theo hướng chính sách thắt chặt, và rằng “khá nhiều thông tin” có thể được thu thập từ cuộc họp giám đốc chi nhánh khu vực của BOJ vào giữa tháng 1/2024.

Chính sách tiền tệ của BOJ.

5/ Trung Quốc cùng một mục tiêu nhưng thách thức lớn hơn

Với việc nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà đạt được mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm 2023, các cố vấn chính phủ Trung Quốc cũng xác định mục tiêu tăng trưởng năm 2024 sẽ tương tự mức đó.

Tuy nhiên, một vấn đề lớn là tăng trưởng của năm 2023 so sánh với năm 2022 (khi kinh tế nước này có những đợt suy giảm mạnh do phong tỏa chống dịch Covid-19), nhưng năm 2024 sẽ so sánh với năm 2023 – năm kinh tế bắt đầu hồi phục.

Điều đó có nghĩa là mục tiêu của năm 2024 khó khăn hơn so với năm 2023, nhất là khi cuộc khủng hoảng nhà đất của nước này chưa lắng dịu, và khi Bắc Kinh đang nỗ lực chuyển từ phát triển dựa vào xây dựng sang tăng trưởng dựa vào tiêu dùng.

Các nhà đầu tư, mong đợi nhiều biện pháp kích thích hơn nữa, sẽ theo dõi chặt chẽ các tin tức về Trung Quốc trong vài ngày tới, khi nhu cầu trong nước vẫn yếu và thị trường bất động sản, nơi chứa 70% tài sản của hộ gia đình, vẫn đứng trước nguy cơ sụp đổ.

Các mục tiêu tăng trưởng chính thức sẽ không được công bố cho đến tháng 3, nhưng những biện pháp nào được đưa ra trước đó sẽ nói lên nhiều điều về chiến lược của Trung Quốc.

Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 tương tự năm 2023.

Tham khảo: Reuters

Theo markettimes.vn

Cùng chuyên mục Thế giới

Vượt xa vàng, giá của kim loại quý này đã tăng gần 40% từ đầu năm - đạt mức cao nhất hơn 10 năm

Vượt xa vàng, giá của kim loại quý này đã tăng gần 40% từ đầu năm - đạt mức cao nhất hơn 10 năm

Giá bạc đột ngột gây sự chú ý khi tăng vọt lên trên 30 USD/ounce, đạt mức cao nhất hơn 10 năm.

Kỳ vọng FED hạ lãi suất, dòng tiền chảy mạnh vào nhóm kim loại quý Trung Quốc bất ngờ bùng cơn khát kim loại 'xanh', tăng 8% vượt dự báo nhằm âm thầm phát triển một lĩnh vực mạnh nhất thế giới
Chuyên gia tin giá vàng có thể chạm hoặc vượt ngưỡng chưa từng thấy, nhà đầu tư cá nhân thận trọng hơn

Chuyên gia tin giá vàng có thể chạm hoặc vượt ngưỡng chưa từng thấy, nhà đầu tư cá nhân thận trọng hơn

Phần đông các chuyên gia tin rằng giá vàng sẽ có thể chạm hoặc vượt ngưỡng cao chưa từng thấy, tuy nhiên trên thị trường đầu tư, các nhà đầu tư cá nhân có quan điểm thận trọng hơn.

Giá vàng thế giới vượt đỉnh cũ và có thể sớm chạm ngưỡng 2.500 USD/ounce Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ thanh tra hoạt động kinh doanh vàng
Elon Musk sắp có chuyến thăm đầu tiên tới Đông Nam Á: Quốc gia nào sẽ là điểm dừng chân và mục đích là gì?

Elon Musk sắp có chuyến thăm đầu tiên tới Đông Nam Á: Quốc gia nào sẽ là điểm dừng chân và mục đích là gì?

Tỷ phú Elon Musk được cho là sẽ thăm Indonesia vào Chủ nhật tuần này để ra mắt dịch vụ vệ tinh Starlink.

Xếp cao hơn cả Elon Musk, ông Phạm Nhật Vượng lọt top 50 người có tầm ảnh hưởng đến ngành ô tô toàn cầu năm 2024 Elon Musk vừa đánh rơi danh hiệu người giàu nhất thế giới, bị "cựu thù" soán ngôi
Loạt yếu tố hỗ trợ giá vàng

Loạt yếu tố hỗ trợ giá vàng

Chuyên gia phân tích tại Quỹ Marex, ông Edward Meir, nhận xét: “Đồng USD hạ giá đang hỗ trợ nhất định cho giá vàng. Việc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) không phát tín hiệu về nâng lãi suất có thể coi như một yếu tố tích cực, giá vàng có thể sẽ tăng”.

Trung Quốc sẽ phát hành lô đầu tiên trong 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ trái phiếu để hỗ trợ kinh tế trong tuần này Tín dụng tháng 4 của Trung Quốc bất ngờ giảm
Trung Quốc sẽ phát hành lô đầu tiên trong 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ trái phiếu để hỗ trợ kinh tế trong tuần này

Trung Quốc sẽ phát hành lô đầu tiên trong 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ trái phiếu để hỗ trợ kinh tế trong tuần này

Giới chức Trung Quốc đã thông báo về việc sẽ bán trái phiếu nhằm tăng cường đầu tư trong nhiều lĩnh vực quan trọng, đồng thời củng cố nền móng cho kinh tế tăng trưởng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản chưa chấm dứt.

Tín dụng tháng 4 của Trung Quốc bất ngờ giảm Trung Quốc vẫn 'đau đầu' với bài toán giảm phát
Tín dụng tháng 4 của Trung Quốc bất ngờ giảm

Tín dụng tháng 4 của Trung Quốc bất ngờ giảm

Tín dụng của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 4 do lượng trái phiếu chính phủ phát hành thành công chậm lại trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của các tập đoàn và hộ gia đình Trung Quốc tiếp tục yếu.

Trung Quốc vẫn 'đau đầu' với bài toán giảm phát Trung Quốc - Asean Beauty business Matching mở ra cơ hội hợp tác trong ngành công nghệ làm đẹp với doanh nghiệp Việt Nam