OCH, chủ thương hiệu bánh Givral nghi liên quan vụ ngộ độc bánh su kem làm ăn ra sao?

Công ty CP One Capital Hospitality (mã OCH), chủ thương hiệu bánh Givral ghi nhận mùa Trung thu có doanh thu kỷ lục vào năm 2022, nhưng mùa Trung thu 2023 có thể là Trung thu buồn nhất của thương hiệu này, khi bánh su kem Givral dùng trong tiệc Trung thu

Trên website chính thức, Givral giới thiệu là thương hiệu bánh ngọt nổi tiếng tại Sài Gòn với bề dày lịch sử hơn 70 năm (từ năm 1950). Thương hiệu này hiện có hơn 30 cửa hàng ở các vị trí trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, chuyên cung cấp các loại bánh nướng và bánh tươi cao cấp như bánh kem, bánh sinh nhật, bánh cưới…

Pháp nhân đứng sau thương hiệu bánh này là Công ty CP Bánh Givral, thành lập từ tháng 12/2011; trụ sở tại Lô II-1B Lê Trọng Tấn, khu công nghiệp Tân Bình, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

Thời điểm trước năm 2016, Bánh Givral do ông Nguyễn Sĩ Phương làm Chủ tịch HĐQT kiêm đại diện pháp luật, nhưng đến tháng 5/2016 vai trò này được chuyển giao cho ông Hà Trọng Nam. Và từ tháng 8/2019 đến nay, bà Võ Thị Bạch Liên, Tổng Giám đốc công ty kiêm nhiệm luôn là người đại diện pháp luật. Cũng từ trước năm 2016 đến nay vốn điều lệ của công ty vẫn giữ nguyên ở mức 330 tỷ đồng.

Cùng chủ sở hữu với thương hiệu kem Tràng Tiền

Công ty CP Bánh Givral là công ty con của Công ty CP One Capital Hospitality (mã OCH). Theo báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023, tại thời điểm ngày 30/6/2023, One Capital Hospitality đang nắm giữ 99,99% vốn tại Công ty CP Bánh Givral với giá gốc ghi nhận là hơn 337 tỷ đồng.

och-cong-ty-con-9710.png
Nguồn: Báo cáo tài chính bán niên 2023 soát xét của OCH

One Capital Hospitality góp vốn vào Givral vào tháng 12/2011 thông qua hình thức nhận chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông với tổng cổ phần nắm giữ 2,94 triệu cổ phiếu, chiếm 98% vốn điều lệ Givral thời điểm đó. Báo cáo tài chính năm 2011 của One Capital Hospitality ghi nhận đây là khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có giá trị 99 tỷ đồng, tương ứng mỗi cổ phần Givral có giá 33.673 đồng khi về tay One Capital Hospitality.

One Capital Hospitality có tiền thân là Công ty CP Xây dựng – Thương mại Bảo Long, thành lập vào tháng 7/2006, hoạt động chính là kinh doanh thực phẩm; bất động sản nghỉ dưỡng, quản lý khách sạn, đầu tư tài chính cùng các dịch vụ liên quan…

Bên cạnh Givral, One Capital Hospitality đang sở hữu một thương hiệu thực phẩm lâu đời khác là Kem Tràng Tiền (được thành lập năm 1958) chuyên sản xuất các loại bánh và kem.

Trong những năm qua, Givral và Kem Tràng Tiền là hai thương hiệu đóng góp chính vào tổng doanh thu của One Capital Hospitality. Báo cáo thường niên 2022 của One Capital Hospitality cho thấy, ngành sản xuất, kinh doanh thực phẩm đóng góp tới 90,36% vào cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc doanh thu chủ yếu đến từ Givral và Kem Tràng Tiền.

och-co-cau-doanh-thu-7667.png
Nguồn: Báo cáo thường niên 2022 của OCH.

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 của One Capital Hospitality cũng cho thấy, tổng doanh thu hợp nhất năm 2022 của công ty đạt 1.017 tỷ đồng, tăng 128% so với năm 2021; lợi nhuận sau thuế đạt 72 tỷ đồng, vượt gần 126% kế hoạch năm và cải thiện đáng kể so với mức lợi nhuận sau thuế âm hơn 476 tỷ đồng trong năm 2021.

Trong đó, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt gần 996 tỷ đồng, tương đương 102% kế hoạch năm và vượt 149% so với năm 2021.

Theo One Capital Hospitality, doanh thu tăng vượt kế hoạch chủ yếu là do hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Công ty CP Bánh Givral và Công ty CP Kem Tràng Tiền khôi phục và hoạt động ổn định, đặc biệt là cao điểm tiêu thụ kem trong dịp hè.

Dù không nêu chi tiết con số, nhưng One Capital Hospitality cho biết, trong năm 2022 Givral đạt doanh thu vượt 17%, lợi nhuận trước thuế vượt 68% kế hoạch năm; trong khi Kem Tràng Tiền đạt 95% kế hoạch doanh thu, nhưng vượt tới 215% chỉ tiêu lãi trước thuế trong năm 2022.

Quảng cáo

Đáng chú ý, quý III/2022, tranh thủ mùa vụ Tết Trung thu, Givral đã đẩy mạnh sản lượng bánh Trung thu, qua đó đóng góp chính vào kết quả doanh thu hợp nhất cao kỷ lục của One Capital Hospitality trong quý này. Cũng nhờ đó mà One Capital Hospitality lãi lớn gần 127 tỷ đồng trong quý III, bù đắp lại mức lỗ của 3 quý còn lại và giúp cả năm 2022 có lãi.

Ngoài ra, năm 2022, khoản cổ tức từ Givral cũng có đóng góp lớn giúp doanh thu tài chính của One Capital Hospitality đạt gần 252 tỷ đồng, vượt 255% kế hoạch năm.

Sang năm 2023, One Capital Hospitality đặt mục tiêu nâng doanh thu lên 1.196 tỷ đồng, tăng 18% so với thực hiện năm 2022 và lợi nhuận sau thuế hợp nhất mục tiêu tăng gấp đôi, lên hơn 148 tỷ đồng.

och-lnst-8668.png

Tuy nhiên, nửa đầu năm 2023, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn cách khá xa mục tiêu. Theo đó, 6 tháng đầu năm, doanh thu của công ty đạt 276 tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với cùng kỳ song mới đạt được 23% kế hoạch năm. Tương tự, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tuy cải thiện đáng kể so với khoản lỗ hơn 33 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái nhưng mới thực hiện được 21% kế hoạch năm, đạt 34,6 tỷ đồng.

Phải tạm ngưng sản xuất bánh su kem vì vướng lùm xùm ngộ độc thực phẩm

Có thể thấy, Givral đang là thương hiệu “hái ra tiền” của One Capital Hospitality. Tuy nhiên, gần đây thương hiệu này đang vướng lùm xùm liên quan đến các trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại chung cư Palm Heights thuộc phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Cụ thể, vào chiều ngày 29/9, Ban Quản lý chung cư Palm Heights đã tổ chức vui Trung thu cho các cháu là con của cư dân và nhân viên sinh sống tại chung cư. Trong buổi tổ chức, ban quản lý chung cư đã phát bánh su kem hiệu Givral (choux tròn) cho khoảng 200 người (trong đó có khoảng 150 trẻ em). Số bánh còn dư (khoảng 10 bánh) cũng phát cho nhân viên.

Sau khi dùng bánh su kem hiệu Givral được phát như trên, bé gái P.N.Q (6 tuổi) có biểu hiện nôn ói, tiêu chảy và sau đó đã tử vong.

Đến chiều ngày 3/10, đã có khoảng 50 trường hợp (bao gồm cả nhân viên, nhà thầu và người thân của nhân viên) có cùng triệu chứng ngộ độc thực phẩm.

Sau khi nhận được thông tin, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh và các cơ quan chức năng đã tiến hành điều tra nguồn gốc thực phẩm trong vụ việc trên.

Sáng ngày 4/10, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã họp khẩn và đưa ra kết luận món ăn nghi vấn gây ngộ độc nhiều khả năng là bánh su kem đến từ cửa hàng phân phối bánh Givral, do một người dân tài trợ và đặt mua. Các chuyên gia cho rằng bánh đã bị nhiễm khuẩn từ trước, loại trừ khả năng nhiễm khuẩn tại nơi tổ chức tiệc. Hiện chưa rõ tác nhân gây ra nhiễm khuẩn là gì.

Sau vụ việc, phía Công ty CP Bánh Givral đã phát đi các thông cáo về trách nhiệm của công ty. Trong thông cáo gần nhất (ngày 8/10), công ty cho biết: “Những ngày qua Công ty CP Bánh Givral đã tiếp nhận thông tin về các trường hợp nghi ngờ ngộ độc sau đêm liên hoan Trung thu tại một chung cư thuộc phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, có liên quan đến một sản phẩm của công ty. Sự việc xảy ra, dù bất cứ nguyên do nào, chúng tôi xin được chân thành chia sẻ và thực hiện trách nhiệm với các nạn nhân trong vụ việc”.

Givral cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, doanh nghiệp đã phối hợp với các cơ quan chức năng để tìm hiểu chính xác nguyên nhân. Trong 6 ngày qua, công ty đã cung cấp theo yêu cầu rất nhiều các tài liệu, bao gồm cả các mẫu lưu bánh su kem (trong và quá hạn sử dụng) và các nguyên liệu đầu vào để phục vụ công tác kiểm tra.

Công ty cũng đã nhanh chóng thực hiện công tác rà soát, kiểm tra hệ thống, đưa ra kế hoạch nâng cấp, cải tiến cần thiết để đảm bảo loại trừ các nguy cơ tương tự có thể xảy ra trong tương lại.

Bà Võ Thị Bạch Liên, Tổng Giám đốc công ty cho biết: “Bên cạnh việc phối hợp và hỗ trợ cơ quan chức năng điều tra để làm rõ nguyên nhân cũng như đưa ra kết luận chính thức về sự việc một cách sớm nhất, Givral luôn đặt sức khỏe và sự an toàn của khách hàng lên trên hết. Chúng tôi cũng đặt tinh thần và triển khai các hành động cần thiết liên quan đến vụ việc ở cấp độ cao nhất với sự tham gia từ ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên công ty”.

Cũng trong ngày 8/10, Givral cho biết đã tạm ngưng sản xuất mặt hàng bánh su kem trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cho đến khi có kết luận chính thức của cơ quan chức năng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Hai “gà đẻ trứng vàng” của Masan

Mảng hàng tiêu dùng (Masan Consumer) và bán lẻ (WinCommerce) hiện là hai lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, chiếm gần 80% doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Masan. Đây cũng là hai động lực tăng trưởng lớn nhất của Masan trong giai đoạn sắp tới.

Đạt doanh thu hơn 78.000 tỷ đồng năm 2023, Masan đặt mục tiêu lãi gấp đôi trong năm 2024 Vét hết 19.000 tỷ ra chia: Masan Consumer muốn trả thêm cổ tức bằng tiền tỷ lệ 168% sau khi đã chia cổ tức tỷ lệ 100%

Viconship trở thành cổ đông lớn của Vinaship, TTC Agris muốn mua 40% vốn Betrimex

Viconship vừa trở thành cổ đông lớn thứ hai của Vinaship sau khi nhận chuyển nhượng hơn 12,76 triệu cổ phiếu VNA, nâng sở hữu lên hơn 13,6 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 40,01% vốn tại Vinaship.

Viconship sắp nâng vốn lên gần 2.900 tỷ đồng, tăng vay nợ để thực hiện M&A Xử phạt 1,2 tỷ đồng với CTCP Đầu tư Mavico - cổ đông của Kosy vì giao dịch cổ phiếu không báo cáo

Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân lên 2.103 đồng/kWh từ ngày 11/10/2024

Từ ngày 11/10/2024, giá bán lẻ điện bình quân là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Điểm danh dự án điện tái tạo Bộ Công an vừa yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ EVN có lãi gộp hơn 8.500 tỷ trong quý 2/2024, lỗ lũy kế đã vượt 52.000 tỷ đồng

Bà Trương Mỹ Lan đòi 2.500 tỷ đồng từ Novaland

Theo bị cáo Trương Mỹ Lan, đối với dự án Tân Thành Long An, bị cáo đề nghị Novaland thanh toán 2.500 tỷ đồng bằng tiền mặt cho bị cáo liên quan đến dự án Tân Thành Long An để khắc phục hậu quả của vụ án.

Cổ phiếu Novaland “thăng hoa”, thanh khoản tăng đột biến Novaland lý giải khoản lỗ hơn 7.300 tỷ đồng sau soát xét bán niên