PG Bank hé lộ dàn lãnh đạo mới, đổi trụ sở và tăng mạnh vốn

Tại cuộc họp lần này, ngân hàng sẽ trình cổ đông thông qua nhiều vấn đề quan trọng bao gồm thay tên, đổi trụ sở chính, tăng vốn điều lệ và đặc biệt là bầu các nhân sự chủ chốt.

PG Bank chuẩn bị họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2023.
PG Bank chuẩn bị họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2023.

Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex – PG Bank vừa có công bố tài liệu bổ sung cho cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 23/10 tới.

Theo đó, tại cuộc họp lần này ngân hàng sẽ trình cổ đông thông qua nhiều vấn đề quan trọng bao gồm thay tên, đổi trụ sở chính, tăng vốn điều lệ và đặc biệt là bầu các nhân sự chủ chốt.

PG Bank cho biết, tên thương mại và logo của PG Bank đang sử dụng được gắn với cổ đông lớn trước đây của PG Bank là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).

Tuy nhiên, hiện nay Petrolimex đã thoái vốn tại PG Bank và không còn là cổ đông lớn của ngân hàng. Đồng thời, Petrolimex đã yêu cầu PG Bank chấm dứt sử dụng các nhãn hiệu thuộc sở hữu của Petrolimex trước ngày 31/12/2023.

Do đó, việc thay đổi tên thương mại và bộ nhận diện thương hiệu mới của PG Bank là việc cần thiết để phù hợp với tình hình hiện tại và định hướng tái cấu trúc của ngân hàng.

Bên cạnh đó, PG Bank cũng dự kiến thay đổi vị trí đặt trụ sở chính từ Tòa nhà Mipec, số 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội sang Tòa nhà HEAC số 14-16 Hàm Long, phường Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ngân hàng cho biết trụ sở chính PG Bank hiện nay có diện tích sử dụng khoảng 3.600 m2, được đưa vào sử dụng từ năm 2012 khi tổng nhân sự khoảng 200 người. Đến thời điểm hiện tại, cơ sở vật chất tại đây đã bắt đầu xuống cấp và trong thời gian tới sẽ không đáp ứng được nhu cầu về chỗ ngồi cho CBNV khi PG Bank mở rộng quy mô tăng trưởng kinh doanh.

Vì vậy, việc chuyển địa điểm đặt trụ sở chính của PG Bank là cần thiết nhằm đáp ứng các nhu cầu về không gian làm việc, phù hợp với chiến lược tăng trưởng quy mô và khẳng định vị thế thương hiệu của PG Bank trong thời gian tới.

Quảng cáo

Cũng tại cuộc họp lần này, HĐQT PG Bank sẽ trình các cổ đông việc tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu và chào bán cổ phiếu ra công chúng.

Cụ thể, ngân hàng sẽ phát hành 120 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ phát hành 10:4 từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ tính đến 30/6/2023.

Song song, ngân hàng sẽ chào bán 80 triệu cổ phần cho các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ chào bán 15:4, mức giá sẽ được HĐQT quyết định nhưng không thấp hơn mệnh giá. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2023, 2024.

Bên cạnh đó, một trong những nội dung quan trọng cổ đông ngân hàng sẽ thông qua trong cuộc họp lần này là việc bầu nhân sự thành viên HĐQT và Ban kiểm soát.

Theo đó, đại hội sẽ xem xét việc miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT theo nguyện vọng cá nhân đối với 4 thành viên HĐQT bao gồm Chủ tịch HĐQT Nguyễn Phi Hùng, Phó Chủ tịch HĐQT Nguyễn Tiến Dũng và các Thành viên HĐQT Nguyễn Mạnh Hải, Oliver Schwarzhaupt, Nilesh Banglorewala.

Trưởng Ban kiểm soát và Thành viên Ban kiểm soát là bà Dương Ánh Tuyết và ông Nguyễn Tuấn Vinh cũng nộp đơn xin từ nhiệm.

Để kiện toàn lại bộ máy lãnh đạo, PG Bank sẽ xem xét bầu bổ sung 5 thành viên HĐQT bao gồm ông Đào Phong Trúc Đại, ông Phạm Mạnh Thắng, bà Đinh Thị Huyền Thanh, ông Vương Phúc Chính và ông Nguyễn Thành Lâm; và hai thành viên Ban kiểm soát chuyên trách, bao gồm ông Trần Ngọc Dũng và ông Trịnh Mạnh Hoán.

Hiện tại ngân hàng chưa công bố hồ sơ chi tiết về các ứng viên được bầu thay thế. Tuy nhiên, trong danh sách ứng viên, ông Đào Phong Trúc Đại là một cái tên đã khá quen thuộc, được biết đến với vai trò Thành viên HĐQT độc lập của Eximbank, là đại diện của nhóm Thành Công tại ngân hàng này.

Ông Đào Phong Trúc Đại sinh năm 1975 từng là Giám đốc Tài chính CTCP kỹ thuật dịch vụ Thành Công, Tổng giám đốc CTCP Khu công nghiệp tổ hợp công nghệ Thành Công Việt Hưng, Tổng giám đốc CTCP Phát triển KCN Việt Hưng, Tổng giám đốc Công ty TNHH phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư PV-Inconess.

Trong khi đó, ông Phạm Mạnh Thắng, nguyên là Phó Tổng giám đốc của Vietcombank, chính thức giữ vị trí Tổng Giám đốc kể từ ngày 15/9 thay cho ông Nguyễn Phi Hùng.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên sở hữu khối tài sản lên đến 9 tỷ USD

Cổ phiếu VIC tăng hơn 30% kể từ sau ĐHĐCĐ thường niên, đẩy giá trị tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh. Cập nhật từ Forbes, ông Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử sở hữu khối tài sản lên đến 9 tỷ USD.

Xếp cao hơn cả Elon Musk, ông Phạm Nhật Vượng lọt top 50 người có tầm ảnh hưởng đến ngành ô tô toàn cầu năm 2024 Ngôi vương đổi chủ trong Top20 lợi nhuận 2024, mình tỷ phú Phạm Nhật Vượng 'địch lại' nhóm ngân hàng

LPBank chuẩn bị chi gần 7.500 tỷ đồng chi cổ tức ngay trong tháng 5

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam - LPBank (mã LPB) vừa có Nghị quyết về việc triển khai kế hoạch chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền theo phương án đã được Đại hội đồng thường niên năm 2025 thông qua.

LPBank bất ngờ muốn chi gần 10.000 tỷ đồng để trở thành cổ đông của FPT LPBank bất ngờ muốn chuyển Trụ sở chính, sẽ mua 5% vốn cổ phần FPT

Chủ tịch HĐQT FPT Retail: “Trung tâm tiêm chủng Long Châu không cạnh tranh bằng cách giành khách công ty khác”

Tỷ lệ bao phủ vaccine tại Việt Nam khoảng 4% dân số, trong khi một số quốc gia láng giềng thậm chí lên đến 30-40%. Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT FRT cho biết, FRT không cạnh tranh bằng cách giành khách từ công ty khác mà tăng nhận thức của người dân,

Cổ phiếu FPT Retail (FRT) lập đỉnh giá mới “Đem tiền” đầu tư lượng lớn cổ phiếu MWG, HPG, FRT, một doanh nghiệp tạm lãi gần 200 tỷ đồng

Cổ phiếu tăng gần 20% từ đáy, Hòa Phát công bố lượng tiêu thụ thép quý 1 tăng 29% lên 2,38 triệu

Trong đó, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 993.000 tấn, tăng 23% so với quý đầu 2024. Riêng sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng trong quý 1 tại thị trường nội địa đạt 874.000 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Không phải Hòa Phát, Nam Kim, CTCK dự báo lợi nhuận một công ty thép có thể tăng trưởng đột biến trong năm 2024 Hòa Phát lãi sau thuế quý 4 giảm nhẹ xuống 2.800 tỷ, cả năm 2024 tăng trưởng 77%

Eximbank đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 gần 5.200 tỷ đồng, tăng trên 23%

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, với nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó, nhắm đích lợi nhuận 5.188 tỷ đồng, tăng 23,8% so với 2024.

Trước ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội vào ngày 28/11, Eximbank hoàn tất tăng vốn lên gần 18.700 tỷ đồng Eximbank tiếp tục họp cổ đông bất thường, muốn sửa đổi Điều lệ ngân hàng