Phân bón Cà Mau: Hành trình tạo dựng một thương hiệu lớn

Ngày 09/03/2024, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) tổ chức kỷ niệm 13 năm thành lập, đánh dấu hành trình 13 năm nỗ lực và phát triển.

Phân bón Cà Mau kỷ niệm 13 năm hình thành và phát triển
Phân bón Cà Mau kỷ niệm 13 năm hình thành và phát triển

Cuối năm 2023, nhà máy Đạm Cà Mau (DCM) chính thức cán mốc 10 triệu tấn sản lượng Urea, đánh dấu mốc son tự hào trong công tác sáng tạo, đổi mới nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ. Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động khó lường, năm qua công ty đã tiêu thụ 1,267 triệu tấn phân bón các loại, đạt mức cao nhất từ trước tới nay.

Sức bật của một thương hiệu lớn

Tính từ thành lập đến nay, công ty đạt tổng doanh thu trên 96.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt trên 13.800 tỷ đồng và nộp ngân sách nhà nước gần 1.900 tỷ đồng.

Không chỉ nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanh hiệu quả, Phân bón Cà Mau còn sở hữu quy mô nhà máy, phân xưởng hiện đại, vận hành công nghệ tiên tiến bậc nhất châu Âu; nguồn lực lao động tăng trưởng nhanh mạnh về lượng và chất với hơn 1.100 cán bộ, công nhân viên. Trong đó, hơn 400 kỹ sư tay nghề cao, phát kiến sáng tạo, làm chủ hệ thống, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, an toàn liên tục, nhà máy vận hành ổn định từ 110 - 115% công suất.

Hành trình 13 năm hình thành và phát triển, Phân bón Cà Mau đã và đang chứng minh sứ mệnh lớn lao của doanh nghiệp là “Người nuôi dưỡng” với nông nghiệp Việt Nam, vững mạnh vươn ra thế giới. Từ nền tảng sản phẩm cốt lõi là Ure, đến bộ “Hạt ngọc mùa vàng” hàng chục dòng sản phẩm phân bón chất lượng cao, công nghệ tân tiến và tiếp đó là các sản phẩm hữu cơ, vi sinh hợp thời. Nhà máy NPK Cà Mau công suất 300.000 tấn/năm ra đời đúng thời điểm, tiếp tục đáp ứng tốt nhu cầu phân bón cao cấp, xâm nhập và phát triển thành công thị trường chiến lược này.

san-pham-cua-phan-bon-ca-mau-hien-dang-co-mat-tren-20-quoc-gia-6733-4715.jpg
Sản phẩm của Phân bón Cà Mau hiện đang có mặt trên 18 quốc gia và vùng lãnh thổ

Sự tin tưởng, hợp tác chặt chẽ của khách hàng, người tiêu dùng đã và đang mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh đáng khích lệ cho công ty. Ngoài kết quả giữ vững 60% thị phần khu vực Tây Nam Bộ, Phân bón Cà Mau lập kỷ lục mới khi chiếm giữ đến 60% thị phần phân bón cả nước và lần lượt mở rộng tiềm năng trên 18 quốc gia, lãnh thổ, góp phần gia tăng vị thế nông nghiệp Việt trên thị trường thế giới.

Quảng cáo

Đầu năm 2024, sản phẩm phân bón của công ty chính thức xâm nhập 2 thị trường phân bón cao cấp là Úc và New Zealand.

Kiến tạo giá trị bền vững hơn, thịnh vượng hơn

Với định hướng đóng góp phát triển nền nông nghiệp xanh bền vững, PVCFC xác lập 3 mũi chiến lược chính cần tập trung trong năm 2024 là: Đầu tư, phát triển bền vững và chuyển đổi số.

PVCFC xác định, đa dạng sản phẩm – nguyên nhiên liệu, kết nối đầu tư và mở rộng thị trường là con đường phát triển bền chắc trong tình hình kinh doanh mới. Những nỗ lực của công ty được thể hiện qua việc tăng số lượng các quốc gia khó tính chấp nhận sản phẩm Phân bón Cà Mau; thương hiệu được bà con, khách hàng yêu thích; đạt các giải thưởng/chứng nhận quan trọng như: “Top 10 nhà máy có mức tiêu hao năng lượng thấp nhất” và 2 lần “Vận hành liên tục hơn 350 ngày” từ Haldor Topsoe; “Kỷ lục cụm tạo hạt vận hành ổn định và liên tục 45” ngày của TOYO… được ghi nhận và vinh danh.

phan-bon-ca-mau-ky-ket-chuyen-nhuong-phan-von-tu-cong-ty-tnhh-phan-bon-han-viet-kvf-1406-7364.png
Phân bón Cà Mau ký kết chuyển nhường phần vốn từ Công ty TNHH Phân bón Hàn Việt (KVF)

Thương vụ mua lại (M&A) nhà máy Phân bón Hàn Việt (KVF) và hợp tác phân phối sản phẩm với nhiều đối tác lớn như Tập đoàn Vân Thiên Hóa, … đang mở ra cơ hội mới, nâng sức cạnh tranh của Phân bón Cà Mau trên thị trường nội địa lẫn quốc tế.

Phát triển bền vững cùng cộng đồng

Trong suốt 13 năm qua, Phân bón Cà Mau đã và đang thực hiện các công trình dành cho giáo dục, y tế và hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn với con số tài trợ ước tính đến nay đã hơn 500 tỷ đồng, hoàn thành gần 2.000 căn nhà Đại đoàn kết, 65 công trình trường học, 15 trạm y tế, hàng trăm nhịp cầu và công trình giao thông lớn nhỏ thuộc vùng sâu vùng xa và hàng chục nghìn suất học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó.

Mỗi công trình hoàn thành đều trở thành động lực cho tập thể người lao động Phân bón Cà Mau nỗ lực hơn trong việc thực hiện sứ mệnh “Người nuôi dưỡng” với ngành nông nghiệp Việt và sự nghiệp ‘trồng người’.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

BacABank (BAB) báo lãi 650,6 tỷ đồng 9 tháng đầu năm, nợ xấu tăng hơn 50%

BacABank (BAB) báo lãi 650,6 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Đáng chú ý, nợ xấu nội bảng của nhà băng này tăng 50% so với đầu năm lên hơn 1.375 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm hơn 58,6%, …

BAC A BANK giành giải "Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2023" Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) khai trương Chi nhánh Cà Mau

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Vinhomes tách công ty quy mô 18.500 tỷ đồng chuyên quản lý khu công nghiệp thành 3 công ty con 100 triệu cổ phiếu đầu tiên "về túi" Vinhomes trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp buôn thực phẩm mua 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Chủ tịch Digiworld không còn là cổ đông lớn Viettel Construction

Công ty CP Đầu tư Phát triển Quang Kim báo cáo đã mua vào 17,2 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam vào ngày 11/11, nâng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên 0,577%.

Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023 Viettel Construction báo lãi kỷ lục năm 2023

Nhiều động thái mới tại Tập đoàn FLC

FLC đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát; khởi động lại hàng loạt dự án trọng điểm, tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý và tài chính cho các dự án.

FLC sau 2 năm tái cấu trúc: Đã cắt giảm 60% nhân sự, trả 4.400 tỷ đồng nợ vay Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ