Ấn Độ dự kiến sẽ vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia dẫn đầu về tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu vào năm 2030, theo một báo cáo gần đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Keisuke Sadamori, giám đốc thị trường năng lượng và an ninh tại IEA cho biết: “Nhu cầu dầu của Ấn Độ sẽ tăng nhanh chóng vào năm 2030 bất chấp đà tăng tốc của năng lượng”.
Trong báo cáo về triển vọng thị trường dầu mỏ Ấn Độ đến năm 2023, IEA dự báo nhu cầu dầu mỏ của Ấn Độ sẽ tăng thêm 1,2 triệu thùng/ngày đến năm 2030, chiếm hơn 1/3 mức tăng dự kiến toàn cầu là 3,2 triệu thùng/ngày. Theo đó, nhu cầu dầu của Ấn Độ ước đạt 6,6 triệu thùng/ngày vào năm 2030, tăng từ 5,5 triệu thùng/ngày vào năm 2023.
“Ấn Độ sẽ trở thành nguồn tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu lớn nhất từ nay đến năm 2030 trong khi tăng trưởng nhu cầu ở các nền kinh tế phát triển và Trung Quốc sẽ chậm lại”.
Báo cáo cho biết nhu cầu dầu bổ sung của Ấn Độ sẽ đa dạng hơn ở các loại sản phẩm so với các nền kinh tế lớn khác. Chỉ 18% mức tăng trưởng nhu cầu dầu của Ấn Độ sẽ dành cho ngành hóa dầu trong khi con số này sẽ là hơn 90% trên toàn cầu.
Khi tiêu dùng trong nước thúc đẩy nhu cầu về hàng hóa, lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều năng lượng của Ấn Độ dự kiến sẽ mở rộng, từ đó nâng cao hơn nữa vị thế của đất nước như một trung tâm công nghiệp quan trọng và thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đa dạng hóa chuỗi cung ứng bên ngoài Trung Quốc.
“Ngoài ra, tham vọng của chính phủ nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng yếu kém cũng góp phần vào quá trình công nghiệp hóa và tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ nhanh hơn”, báo cáo nhận định.
Theo Nikkei Asia, LiveMint